Mê Kông đang hấp hối và sẽ chết vào năm 2030?

Thứ hai - 09/05/2016 03:52

-

-
Đây là thông tin được nhiều nhà khoa học nhìn nhận tại Hội thảo “Sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông” do Trường ĐH Cần Thơ phối hợp với Quỹ Hoà Bình và Phát triển TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu xã hội và Giáo dục Trí Việt tổ chức vào ngày 22-4.
Mê Kông đang hấp hối và sẽ chết vào năm 2030?
 
Hệ sinh thái, phù sa, lượng thuỷ sản, rừng ngập mặn sẽ suy giảm và hàng triệu người dân ở ĐBSCL sống dọc theo sông Mê Kông sẽ bị tổn thương nghiêm trọng bởi hàng loạt “hàng rào” thuỷ điện ở thượng nguồn. Minh chứng rõ ràng nhất chính là tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL gay gắt nhất trong lịch sử 100 năm qua.
 
Đây là thông tin được nhiều nhà khoa học nhìn nhận tại Hội thảo “Sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông” do Trường ĐH Cần Thơ phối hợp với Quỹ Hoà Bình và Phát triển TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu xã hội và Giáo dục Trí Việt tổ chức vào ngày 22-4.
 
Tác động nặng nề
 
Sông Mê Kông có tiềm năng thuỷ điện khá lớn, vào khoảng 54.000 MW. Trong đó, Trung Quốc có khoảng 23.000 MW và hạ lưu vực (Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam) có khoảng 31.000 MW. Từ năm 1993 đến nay, Trung Quốc xây dựng 6 công trình thuỷ điện ngăn dòng chính sông Mê Kông.
 
Dự kiến đến năm 2020, trên sông Lan Thương (Mê Kông) sẽ có thêm 2 nhà máy và vào năm 2030 sẽ có thêm 7 nhà máy thuỷ điện được đưa vào vận hành với tổng công suất 23.000 MW, tổng dung tích chứa lên đến 53 tỉ m3 nước.
 

Sơ đồ các đập thủy điện hiện nay trên sông Mê Kông.
 
Tại các nước hạ lưu vực, năm 2007, Lào, Campuchia, Thái Lan đồng loạt khởi công nghiên cứu nhiều công trình thuỷ điện trên dòng chính sông Mê Kông. Từ tháng 3 đến tháng 10-2007, Lào đã ký biên bản ghi nhớ với các nước để nghiên cứu chuẩn bị xây dựng 10 thuỷ điện trên dòng chính, tổng công suất lắp đặt máy 12.920 MW-21.300 MW, dung tích chứa không điều tiết khoảng 8 tỉ m3 nước.
 
Nếu tất cả các đập trên dòng chính sông Mê Kông được xây dựng, 55% chiều dài của dòng sông này sẽ biến thành 1 loạt hồ, chuyển môi trường sông sang môi trường hồ, dẫn đến tổn thất nhiều loài cá sông, 58.000 ha sinh cảnh đồng bằng sẽ bị mất và thay đổi chế độ lũ. Báo cáo Đánh giá Môi trường chiến lược (SEA) do Trung tâm Quốc tế quản lý môi trường (ICEM) chỉ ra rằng, nếu 12 đập trên dòng chính được xây dựng thì đến năm 2030, 340.000 tấn cá tự nhiên/năm sẽ bị tổn thất (tương đương 476 triệu USD).
 

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chịu đợt hặn mặn lớn nhất trong lịch sử.
 
Bên cạnh đó, sẽ có 54% đất trồng trọt ven sông, gần 8.000 ha lúa bị mất (tương đương 28,1 triệu USD). TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (BĐKH) đánh giá: “Các quốc gia hạ lưu sông Mê Kông tiêu thụ nhiều cá nhất thế giới. Khi hàng loạt đập được hình thành trên thượng nguồn sẽ giữ lại 735.000 tấn/năm.
 
Đến năm 2030, tổng tổn thất trực tiếp về cá khoảng 880.000 tấn cá/năm, bằng sản lượng cá 15 quốc gia Tây Phi cộng lại”. Thuỷ sản biển phụ thuộc vào khoảng 100 triệu tấn phù sa mang theo 16.000 tấn dinh dưỡng trong vùng nước nông ven thềm lục địa ĐBSCL, nếu thiếu phù sa, trong tương lai vùng biển này có thể thành “biển sa mạc”…
 

Lực lượng chức năng giúp người dân trục vớt tài sản do sạt lở.
 
Cần tiếng nói chung
 
Trung Quốc không tham gia vào Ủy hội sông Mê Kông, tất cả các hoạt động khai thác tài nguyên nước ở phần lãnh thổ Trung Quốc đều thực hiện đơn phương, không có bất cứ hợp tác với quốc gia nào ở hạ lưu.
 
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước kiến nghị: “Đã đến lúc 6 nước trong lưu vực phải xây dựng 1 cơ chế sử dụng nguồn nước, trong đó quyền và lợi ích quốc gia phải đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cả lưu vực, với tinh thần hợp tác để cùng phát triển. Hội nghị cấp cao hợp tác nguồn nước sông Mê Kông - Lan Thương lần thứ nhất tại Trung Quốc vào ngày 23-3 vừa qua chính là bước đi đầu tiên”.
 
Trong bối cảnh mới, phải rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch phát triển ngành, địa phương ở ĐBSCL theo hướng tiết kiệm nước ngọt, chung sống với hạn và mặn, khai thác nước mặn như là một tài nguyên như nhiều nước đã thành công.
 
Trong báo cáo SEA ước tính nếu tất cả 11 con đập trên dòng chính được xây dựng, có thể đáp ứng tổng cộng không quá từ 6-8% nhu cầu điện của toàn bộ vùng lưu vực sông Mê Kông vào năm 2020 theo quy hoạch.
 

Hàng ngàn loài cá sẽ biến mất sau khi dòng Mê Kông biến thành chuỗi các hồ.
 
“Việt Nam và Thái Lan có thể tiết kiệm được nguồn điện năng ngần đấy bằng những chương trình nâng cao hiệu quả của năng lượng. Thay thế việc xây dựng đập thuỷ điện bằng phương thức có phối hợp và cân bằng giữa phát triển năng lượng khác (phong điện, nhiệt điện…) với bảo vệ môi trường, an ninh lương thực và sinh kế có thể mang lại sự khác biệt đáng kể”, ông Brian Eyler, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á  thuộc Trung tâm Stimson (Hoa Kỳ) nhìn nhận.
 
PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH (Trường ĐH Cần Thơ) đề xuất rằng, để giải quyết các thách thức hiện tại và tương lai cho ĐBSCL đòi hỏi sự kết hợp giữa các cơ quan chính phủ, các nhà khoa học, cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng địa phương. Xây dựng các biện pháp thích hợp nhằm đối phó với các biến đổi về thời tiết và lồng ghép BĐKH với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có một ý nghĩa quan trọng, giúp ĐBSCL thích nghi dễ dàng hơn.
 
WB giúp các nước quản lý nguồn nước
 
Ông Iain Menzies, đại diện Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định: “Các quốc gia ven sông Mê Kông cần quản lý nguồn nước xuyên biên giới và tài nguyên liên quan theo tinh thần hợp tác và công bằng. WB đã cho các nước trong Ủy hội sông Mê Kông vay vốn ưu đãi thực hiện chương trình “quản lý tài nguyên nước tổng hợp”.
 
Theo đó sẽ cho Lào vay 18 triệu USD, Việt Nam 25 triệu USD và Campuchia 15 triệu USD để các quốc gia quản lý nguồn nước có hiệu quả cũng như tham gia quản lý lưu vực sông Mê Kông”.
 

Tác giả: Văn Vĩnh - Như Anh

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập550
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm539
  • Hôm nay129,785
  • Tháng hiện tại961,783
  • Tổng lượt truy cập58,247,652
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây