Đức Phanxicô nói về hiện tượng di dân và tị nạn

Thứ ba - 11/04/2017 05:21

-

-
Trong bài phỏng vấn với nhật báo Libertàcivili của Ý hôm 28-3, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã tập trung vào cảnh ngộ của người di dân và tị nạn.
Đức Phanxicô nói về hiện tượng di dân và tị nạn
 
Trong bài phỏng vấn với nhật báo Libertàcivili của Ý hôm 28-3, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã tập trung vào cảnh ngộ của người di dân và tị nạn.
 
 
Thưa Đức Thánh Cha, ngày 08-7-2013, khi viếng thăm Lampedusa, cha đã nói, “Tôi phải đến đây để cầu nguyện, để gần gũi, nhưng cũng là để thức tỉnh lương tâm.” Ngày 16-4-2016, cha đã lặp lại tuyên bố này ở Lesbos, cùng cầu nguyện với Tổng Giám mục Ieronymos của Athens và Thượng phụ Bartholomeo của Constantinople. Đối thoại đại kết và liên tôn, không chỉ trong ba tôn giáo của con cái Abraham nhưng là với tất cả mọi tôn giáo, có thể đóng góp thế nào để chấn chỉnh nhậ thức về vấn đề nhập cư, về nỗi đau khổ nhân sinh của nó, khi chúng ta đang tìm những giải pháp khả thi để chào đón những người tìm đến tị nạn ở châu Âu?
 
Chuyến viếng thăm Lesbos và cầu nguyện với Tổng Giám mục Ieronymos và Thượng phụ Bartholomeo là việc chia sẻ tình huynh đệ, gần gũi với những tiếng kêu của nhiều người vô tội chỉ đang xin một cơ hội cứu lấy mạng sống mình. Chia sẻ tình huynh đệ với các tôn giáo khác không chỉ kêu gọi lương tâm chúng ta đừng quay lưng lại với hy vọng và lời kêu cứu của những anh chị em đang lâm khốn cảnh.
 
Nếu được giải quyết một cách nhân văn, thì chuyện nhập cư sẽ là một cơ hội để tất cả mọi người gặp gỡ và lớn lên. Chúng ta không thể đánh mất ý thức trách nhiệm tương thân tương ái của mình được. Việc bảo vệ sinh mạng con người là chuyện không có giới hạn. Chúng ta đều hiệp nhất trong mong muốn bảo đảm một cuộc sống có phẩm giá cho tất cả mọi con người, nam nữ trẻ em đang bị ép buộc phải từ bỏ quê hương xứ sở mình. Không một khác biệt tuyên tín nào có thể lớn hơn mong ước này.
 
Chính trong những bối cảnh này mà chúng ta có thể thực sự là anh em cùng làm việc hướng đến sự thiện mỗi ngày. Nếu những người đang đều hành đất nước cũng có cùng sự hiệp nhất như thế, thì có lẽ chúng ta sẽ có được những bước tiến toàn cầu cụ thể hơn trong việc giúp đỡ người di dân và tị nạn.
 
Đảo Lesbos, cũng như Lampedusa, cho thế giới thấy khuôn mặt của những người vô tội chạy trốn chiến tranh, bạo lực và bách hại. Nhiều đàn ông, phụ nữ, trẻ em một mình đến đây, họ mệt mỏi, kiệt sức, hy vọng cứu lấy mạng sống mình bằng những chuyến đi khủng khiếp trên đất liền, và cả trên biển.
 
Ở châu Âu và khắp thế giới, chúng ta đang sống trong một thời khắc quan trọng phải giải quyết chính sách nhập cư. Những người cầm quyền phải nhìn xa trông rộng đồng thời và thực tế cụ thể trong việc tôn trọng những quyền căn bản của con người, cũng như phải cố gắn chấm dứt những nguyên nhân khiến người ta buộc phải chạy trốn, phải di cư.

 
 
Các chỉ thị trong Tự sắc (17-8-21016) của cha về việc lập một Thánh bộ Thăng tiến Phát triển Con người trong Giáo hội Công giáo đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01-01 năm nay. Với huấn giáo xã hội của Giáo hội, thánh bộ này là một mục tiêu tổ chức mới trong đường trường lịch sử. Cha giao phó nhiệm vụ gì cho thánh bộ mới này, cụ thể là trong vấn đề nhập cư và tị nạn?
 
Phải, cha đã lập Phân bộ Nhập cư và Tị nạn trong Thánh bộ mới, bắt đầu làm việc từ ngày 01-1- 2017.
 
Vô số người di dân và tị nạn, người mất nhà cửa, và nạn nhân buôn người cần được chăm sóc đặc biệt. Vì thế mà cha quyết định đích thân chăm sóc cho họ, ít nhất là trong một thời gian, và vì thế mà phân bộ này báo cáo trực tiếp với cha.
 
Nhiệm vụ chính của phân bộ này là hỗ trợ giáo hội, ở địa phương và quốc tế, đồng hành với người dân qua từng bước của tiến trình di dân, đặc biệt chú tâm đến những người bị buộc phải bỏ xứ mà đi, phải chạy trốn, hay những người chịu đau khổ ở quê nhà.
 
Cha nghĩ đến những người chạy trốn xung đột, bách hại hay những khốn cảnh nhân đạo, dù là do tự nhiên hay do con người gây ra. Cha nghĩ đến những nạn nhân của nạn buôn người, đến những người di dân không có giấy tờ, đến những người lao động di dân bị bóc lột, đến những phụ nữ trẻ em dễ bị tổn thương.
 
Tự bản chất, di dân là một hiện tượng băng qua đường biên giới của các quốc gia và thậm chí là các châu lục. Từ đây, xem xét các dự án nhân khẩu trong các thập kỷ tới, người ta đang bàn về sự chuyển tiếp của lục địa Âu Phi, vốn cần xác định đặc tính văn hóa, các giá trị và lịch sử. Chính sách của các quốc gia khác nhau phải gắn kết với sự hợp tác quốc tế. Đây là chuyện cần thiết mà cha thường nhắc đến. Đã nhận nhiều, châu Âu phải học cách cho đi. Làm sao để chúng ta đưa chuyện này từ nhận thức đến hành động?
 
Chắc chắn sự cộng tác trên tầm quốc tế là điều cần phải có để giải quyết chính sách di dân, phải tôn trọng cả những người chào đón lẫn người được chào đón.
 
Như nhiều quốc gia đã từng chứng kiến sự nhập cư và di cư, cha nghĩ các nước châu Âu phải học lấy từ quá khứ của mình. Trong thời hậu chiến, hàng triệu người Âu châu đã lên đường, thường là đem theo cả gia đình, băng qua đại dương đến Nam Mỹ và Hoa Kỳ.
 
Đây cũng không phải một chuyện dễ dàng gì với họ. Họ đã phải chịu cảnh bị xem là người nước ngoài, đến một nơi xa xôi mà chẳng biết gì về ngôn ngữ địa phương. Thật không dễ để họ hòa nhập vào xã hội, nhưng cuối cùng đã thành công cả!
 
Do dó, điều quan trọng là phải nhận thức được những đóng góp của người di dân cho đất nước họ đặt chân đến. Người dân châu Âu đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của các xã hội bên kia bờ Đại Tây Dương. Và giờ cũng như thế. Bất kỳ sự trao đổi văn hóa và kiến thức nào đều là nguồn thịnh vượng và phải được trân trọng như thế. Như cha đã nói vào ngày 01-11, trên đường về từ Thụy Điển, chúng ta không được sợ hãi, bởi châu Âu được hình thành từ sự hợp nhất liên tục các nền văn hóa, rất nhiều nền văn hóa.
 
Nếu chúng ta có thể xem di dân là những giá trị cộng thêm cho xã hội mình, thì chúng ta có thể thực sự chào đón và cho họ những gì chúng ta đã nhận trong quá khứ. Chúng ta có rất nhiều điều để học từ quá khứ. Điều quan trọng là phải hành động với nhận thức, chứ đừng để bị cuốn theo nỗi sợ người nước ngoài.
 
Ngày 21-02 cha đã giải thích với những người tham dự Diễn đàn Di dân và Hòa bình rằng chúng ta phải thăng tiến sự chào đón và tình hiếu khách với những người tị nạn và người buộc phải di dân, hỗ trợ cho họ hòa nhập và xã hội. Chúng ta phải nhận thức những quyền lợi và trách nhiệm qua lại giữa người chào đón và người được chào đón. Hòa nhập không phải là đồng hóa hoặc sát nhập, mà là một tiến trình hai chiều, về căn bản là dựa trên sự thừa nhận giá trị văn hóa của nhau. Đây không phải là sự tranh chấp giữa các nền văn hóa, và cũng không phải là sự tách ly, một chuyện rất nguy hiểm, thậm chí là chết người.
 
Với những người di dân, họ có trách nhiệm không khép kín với nền văn hóa và truyền thống của đất nước đón nhận họ, và trước hết là phải tôn trọng luật pháp nơi đó, nhưng chúng ta tuyệt đối không được lãng quên khía cạnh gia đình trong sự hòa nhập. Vì thế cha thấy cần phải lặp lại nhu cầu cần có các chính sách ưu tiên cho việc tái hợp gia đình.
 
Cũng phải hỗ trợ những người bản xứ. Họ cần được tạo nhận thức và được hỗ trợ để có cái nhìn tích cực về tiến trình hòa nhập, một chuyện không phải lúc nào cũng đơn giản và ngay lập tức, nhưng luôn là việc quan thiết cho tương lai. Vì thế chúng ta cũng cần những chương trình đặc biệt để giúp mọi người gặp gỡ với những người mới đến.
 
Về phía cộng đồng Kitô giáo, sự hòa nhập tốt đẹp của những người đến từ các nền văn hóa khác nhau, có thể nói là một phản ánh của tính Công giáo, một sự hiệp nhất không loại trừ tính đa dạng sắc tộc và tôn giáo, một đặc tính của Giáo hội mở ra và ôm lấy tất cả mọi người.
 
 
 
Ngày 22-9-2016, trong buổi tiếp kiến với một phái đoàn nhà báo Ý, cha đã kêu gọi cần có một nền văn hóa gặp gỡ đích thực. Cha bảo là không có khó khăn nào mà những người thiện chí không thể vượt qua. Ăm 1991, giám đốc Caritas, đức ông Luigi di Liegro, đã mở ra ban thốn kê nhập cư thường niên, bởi cha Luigi nói rằng thông tin thực về những lý do di cư là điều duy nhất có thể đánh tan mọi định kiến. Vì sự thật, làm sao chúng ta giữ cuộc thảo luận này sống động trong truyền thông hiện đại?
 
Truyền thông đại chúng phải thấy mình có trách nhiệm giải thích những khía cạnh khác nhau của sự di cư, tạo nhận thức cho quan niệm công chúng về các vấn đề gây ra hiện tượng này. Vi phạm quyền con người, xung đột trật tự xã hội, thiếu các nhu yếu phẩm, thiên tai và nhân tai. Tất cả những điều này phải được giải thích rõ ràng để mọi người nhận thức thực sự về hiện tượng di dân, và từ đó có một cách tiếp cận đúng đắn.
 
Thường thì truyền thông đại chúng dùng những khuôn mẫu tiêu cực khi nói về di dân và tị nạn. Cứ nghĩ về những cái tên không công tâm mà người ta dùng khi nói về di dân và người tị nạn. Biết bao nhiêu lần chúng ta nghe người ta nói “người bất hợp pháp” để ám chỉ người di dân? Thế này là không công bằng. Đây là thông tin dựa trên một tiền đề sai lầm, đẩy dư luận phát triển một phán xét tiêu cực.
 
Không cần phải nói, truyền thông hậu hiện đại có khuynh hướng duy cảm. Một bản tin dữ có tác động hơn một bản tin vui, và thế là nói về một vài vụ án có liên quan đến di dân thì tạo lợi nhuận hơn là nói về câu chuyện của những di dân đã góp phần cho xã hội.
 
Nếu đưa tin đúng đắn hơn, chúng ta có thể phá vỡ những rào cản của sợ hãi và lãnh đạm. Còn ngược lại, là chúng ta gây sợ hãi vì những điều mình không biết. Nhưng nếu chúng ta nói về chuyện di dân, đưa nó đến với từng nhà qua các hình ảnh và câu chuyện thật, trình bày một cách nhân văn và tích cực, thì mọi người sẽ không còn suy nghĩ rập khuôn và sẽ chân thành gặp gỡ nhau. Và khi chúng ta vượt qua nỗi sợ, thì những cánh cửa mở ra, và sự chào đón cứ thế bộc phát.
 
Như cha đã nói các nguyên thủ và chính phủ ở châu Âu cần phải biết đối thoại, làm nền tảng cho gặp gỡ ở mọi cấp độ, từ đối thoại giữa các nước thành viên, giữa các thể chế và công dân, đối thoại với nhiều người di dân cập bến đất nước mình. Chúng ta không thể đơn giản xem cuộc khủng hoảng di dân của thời đại như là một vấn đề kinh tế và an ninh được. Vấn đề di dân đặt ra một câu hỏi sâu sắc hơn, trước hết và trên hết chính là về văn hóa.

Tác giả: J.B. Thái Hòa chuyển dịch từ America Mag

Nguồn tin: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập483
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm482
  • Hôm nay71,846
  • Tháng hiện tại849,716
  • Tổng lượt truy cập58,135,585
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây