Tập Tục Cưới Hỏi Người Việt và Giải Nobel Kinh Tế năm 2012

Thứ sáu - 21/12/2012 19:15

-

-
Giải Nobel Kinh Tế năm nay được trao cho Alvin E. Roth và Lloyd S. Shapley về lý thuyết của sự phân bố bền vững và sự ứng dụng trong thị trường. Điểm chính của sự nghiên cứu là chuyện mai mối vợ chồng trong phương thức "Hôn Nhân vững bền" được trình bày bởi Gale và Shapley vào năm 1962.
Tập Tục Cưới Hỏi Người Việt và Giải Nobel Kinh Tế năm 2012
 
Giải Nobel Kinh Tế năm nay được trao cho Alvin E. Roth và Lloyd S. Shapley về lý thuyết của sự phân bố bền vững và sự ứng dụng trong thị trường. Điểm chính của sự nghiên cứu là chuyện mai mối vợ chồng trong phương thức "Hôn Nhân vững bền" được trình bày bởi Gale và Shapley vào năm 1962.  Roth đã ứng dụng thành công lý thuyết trong nhiều lãnh vực khác như tuyển chọn bác sĩ thực tập cho bệnh viện, học sinh cho các trường trung học tại New York và Boston, người cống hiến thận và người xin ráp thận, ...  Tuy vậy, phương thức "Hôn Nhân vững bền" khá đơn giản; và khi đem so sánh phương thức với chuyện Cưới Hỏi của người Việt, thì mới biết rằng cha ông chúng ta đã nghĩ đến và áp dụng phương thức của Gale-Shapley từ nhiều thế hệ trước đây.
 
 
Tiến trình cưới hỏi vợ chồng người Việt bắt đầu bằng chuyện mai mối hoặc là "liệu bài mối manh" nếu đã lỡ yêu như trong truyện Kiều. Tiếp đến là Lễ Vấn Danh, còn gọi là Chạm Ngõ. Lễ Hỏi tổ chức khi nhà gái chính thức nhận lời cầu hôn. Sau cùng là lễ cưới. Từ câu mai mối đến ngày vu quy, thời gian kéo dài trung bình từ sáu tháng đến hai năm. Tập tục của nguời Việt là chàng trai đi hỏi cưới vợ nhưng nhà gái cũng có một thời gian rất dài để xem xét chàng trai trước khi chập nhận hoặc từ chối lời cầu hôn. Theo phương thực "Hôn Nhân vững bền" của Gale-Shapley, thời gian từ lễ Vấn Danh đến lễ Hỏi là sự áp dụng nguyên tắc "chọn lựa trì hoãn" (deferred acceptance). Chọn chàng trai nhưng chưa chấp nhận lời cầu hôn.

 
 
"Môn Đăng Hộ Đối" thường được dùng khi xem xét cô dâu và chú rể tương lai. Có hai lối giải thích về ý nghĩa của câu "Môn Đăng Hộ Đối". Một nhóm cho rằng chữ Đăng là chữ Đương đọc trại ra. "Môn Đăng Hộ Đối" là "Môn Đương Hộ Đối"; nghĩa là gia thế nhà trai và nhà gái phải tương xứng nhau.
 
Một số đông hơn cho rằng chữ Đăng là đèn và chữ Đối là tấm liễn câu đối. Đèn để ám chỉ sự giàu có, tượng trưng cho Phú. Vì dân Việt ta vốn coi trọng việc học nên chữ Đối tượng trưng cho Qúy. Trong nghĩa rộng này, thì ngoài gia thế ra, tài năng, phẩm hạnh, dung mạo, tương lai, và nhiều yếu tố khác của chàng trai cũng được xem xét, không những bởi cha mẹ mà còn thân thuộc của cô gái. Nếu mà một chàng trai khác tương hợp hơn cũng đem lời cầu hôn thì nhà gái có thể khước từ chàng trai ít tương hợp cho dù là người này ngỏ lời cầu hôn trước. Chuyện khước từ đôi lúc còn xảy ra sau lễ Hỏi. Vì tiến trình cưới hỏi của cha ông rất tinh tế và thực nghiệm nên ngày cưới không những là ngày Vu Quy, ngày Tân Hôn mà còn là ngày Đại Đăng Khoa.

 
 
Để tìm hiểu, chúng ta thử áp dụng nguyên tắc "Hôn Nhân vững bền" của Gale-Shapley hoặc dùng tiến trình cưới hỏi vào câu chuyện bốn đôi trai gái trên ngôi đảo thần tiên. Vân, Loan, Mỹ, và Hoa là bốn cô gái; mỗi cô mỗi vẻ mười phân vẹn mười. Bốn chàng trai đa tài là Trung, Dũng, Nghĩa, và Tín. Mỗi cô có mẫu người trai lý tưởng riêng; trong khi Nghĩa được cả Vân và Loan ưa thích thì Tín được Mỹ và Hoa mến mộ. Riêng Loan là người mơ ước cả bốn chàng trai. Trung thích nhất là Loan, rồi đến Vân, đến Mỹ, sau hết là Hoa. Tương tự, Vân thích nhất Nghĩa, rồi đến Dũng, đến Trung, sau hết là Tín.
 
Mức độ ưa thích của các chàng trai với các cô:
 
Trung thích nhất là Loan => nhì là Vân  => ba là Mỹ   => sau hết là Hoa.
Dũng thích nhất là Loan  => nhì là Mỹ   => ba là Hoa  => sau hết là Vân.
Nghĩa thích nhất là Loan => nhì là Hoa  => ba là Vân  => sau hết là Mỹ.
Tín thích nhất là Loan     => nhì là Vân  => ba là Hoa  => sau hết là Mỹ.
 
Mức đô ưa thích của các cô với các chàng trai:
 
Vân thích nhất là Nghĩa   => nhì là Dũng  => ba là Trung  => sau hết là Tín.
Loan thích nhất là Nghĩa => nhì là Tín     =>  ba là Dũng   => sau hết là Trung.
Mỹ thích nhất là Tín        => nhì là Nghĩa =>  ba là Trung  => sau hết là Dũng.
Hoa thích nhất là Tín      =>  nhì là Trung =>  ba là Dũng   => sau hết là Nghĩa.
 
Chúng ta thử tác hợp làm sao bốn đôi trai gái này để họ sống bên nhau đến đầu bạc răng long trên hòn đảo thần tiên. Gale-Shapley đề nghị một phương thức đơn giản để giải quyết bài tính hôn nhân này. Trước hết các chàng trai sẽ cầu hôn với cô gái mà mình ưa nhất, cô gái sẽ giữ lại chàng trai mà mình thích nhất nhưng vẫn chưa quyết định đính hôn (deferred acceptance). Các chàng trai bị từ chối trong vòng đầu sẽ tiếp tục cầu hôn trong vòng kế tiếp cùng các cô mình thích nhất mà mình chưa bị từ chối, cho đến khi không còn cô gái hoặc chàng trai nào lẻ loi. Ví dụ, vòng đầu Nghĩa sẽ chọn Loan, ở vòng hai Dũng chọn Mỹ và Trung chọn Vân, ở vòng cuối Tín chọn Hoa. Theo Gale-Shapley sự phân bố hôn nhân trở thành ổn định nếu Nghĩa cưới Hạnh, Dũng cưới Mỹ, Trung cưới Vân, và Tín cưới Hoa.
 
Gale-Shapley cũng dùng toán học chứng minh rằng người cầu hôn có lợi thế hơn người được cầu hôn. Trong tập tục cưới hỏi của người Việt, người cầu hôn là chú rể tương lai, và người được cầu hôn là cô dâu tương lai. Như vậy, các cô gái Việt ở thế bất lợi trong tiến trình cưới hỏi. Riêng Tại Mỹ có nhiều chủng tộc mà người cầu hôn là cô gái; và họ rất năng động trong việc tìm kiếm hôn nhân. Có thể đây là một trong những yếu tố giúp giải thích một số lớn các cậu trai Việt nổi bật thường cưới vợ ngoài chủng tộc; vì nổi bật có thể họ được cầu hôn và được cưới trước khi có dịp đi cầu hôn. Ở điểm này thì tiến trình cưới hỏi của người Việt đã vượt trội hơn nguyên tắc "Hôn Nhân vững bền" của Gale-Shapley.

 
 
Cũng nhắc lại trong tiến trình cưới hỏi, cô gái Việt chỉ có thể nhận hay khước từ lời cầu hôn, nhưng không đi cầu hôn. Vì thế với các cô Việt, cơ hội gá nghĩa trăm năm với người mình mong muốn thì ít hơn là các chàng trai Việt. Có thể đây sẽ là vấn đề dân quyền trong nguyên tắc bình đẳng nam nữ cho thế hệ mai sau. Ngoài ra, khi xét về cơ hội hôn nhân, cô gái Việt tại Mỹ không những ở thế bất lợi hơn các chàng trai Việt, mà cũng ở thế bất lợi hơn với các cô bạn thuộc chủng tộc khác. Một giải pháp ngắn hạn là cha mẹ cô gái Việt nên năng động hơn trong việc hôn nhân của con gái. Vì sự liên hệ của bố vợ và chàng rể thường có ảnh hưởng tốt đẹp cho sự đầm ấm của gia đình con gái, bố vợ có thể dọ tìm, mở lời cầu hôn gián tiếp, bán chính thức cho con gái mình. Cho dù bị khước từ, người bố vợ hụt đôi lúc còn được kính trọng hơn như một người cha tận tụy.
 
Hẵn nhiên, Gale-Shapley nghiên cứu về sự ổn định hôn nhân chứ không phải sự hạnh phúc hôn nhân. Nhưng với tỷ lệ ly dị gần 50%, hôn nhân ở Mỹ không những không hạnh phúc mà cũng không ổn định. Giải Nobel năm nay đã biến hôn nhân vốn là vấn đề xã hội, trở thành vấn đề kinh tế, và toán học. Khi liên quan đến kinh tế và toán học thì công việc đo lường và đánh gíá được dễ dàng hơn.
 
Tóm lại, tiến trình cưới-hỏi của cha ông chúng ta có thể dùng để minh chứng phương thức "Hôn Nhân Vững Bền" của Gale-Shapley và ngược lại phương thức "Hôn Nhân vững bền" của Gale-Shapley xác nhận giá trị tiến trình cưới hỏi của cha ông chúng ta. Đừng quên rằng cha ông chúng ta đã nghĩ đến và áp dụng phương thức của Gale-Shapley từ nhiều thế hệ trước đây.
 
Lê Như Tuấn, HT65
Christmas 2012. Santa Clara, CA.


(Nguồn hình ảnh: phunu.info.vn)

Tác giả: Lê Như Tuấn, HT65

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

Chú ý: Được đăng lại bài viết, nhưng vui lòng ghi rõ nguồn "Gia đình Cựu Chủng sinh Huế" và link đến bài viết trên trang này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập724
  • Hôm nay158,495
  • Tháng hiện tại1,070,759
  • Tổng lượt truy cập57,172,396
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây