Gia đình có bền vững thì xã hội mới vững mạnh

Thứ ba - 23/08/2016 19:53

-

-
“Gia đình Bền đỗ, Quốc gia Hưng thịnh: Các gia đình khỏe mạnh có tác động đến sự giàu có của quốc gia không?” là một dự án nghiên cứu chung giữa Viện Nghiên Cứu Gia Đình và Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ.
Gia đình có bền vững thì xã hội mới vững mạnh

 
Nhiều nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của hôn nhân
 
Đời sống gia đình khỏe mạnh giữ một vai trò sinh tử trong việc thiết lập một xã hội thịnh vượng. Một nghiên cứu mới đây cung cấp các chi tiết phong phú liên quan đến sự tác động kinh tế của các gia đình.
 
“Gia đình Bền đỗ, Quốc gia Hưng thịnh: Các gia đình khỏe mạnh có tác động đến sự giàu có của quốc gia không?” là một dự án nghiên cứu chung giữa Viện Nghiên Cứu Gia Đình và Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ.
 
Các tác giả là W. Bradford Wilcox, Joseph Price, and Robert I. Lerman, đã lập luận rằng những gì tác động đến cơ cấu hôn nhân và gia đình đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và biến động kinh tế, nghèo đói ở trẻ em và thu nhập gia đình.
 
Họ khẳng định: “Sự hiểu biết của người nam và người nữ về quyền lợi kinh tế của họ, cũng như mối quan hệ của họ với công việc và thị trường, phụ thuộc rất lớn vào tình trạng hôn nhân và làm cha mẹ của họ.”
 
Thêm vào đó, họ chỉ ra rằng gia đình thường cổ vũ tất cả các kiểu mẫu nhân đức, chẳng hạn như đạo lý nghề nghiệp (work ethic), là nhân đức sẽ góp phần vào sự thành công về mặt kinh tế. Những trẻ em sinh trưởng trong các hộ gia đình có cả cha lẫn mẹ không chỉ có thể tránh được những rắc rối kỷ luật và học hành tốt hơn ở trường mà còn tìm được những cơ hội việc làm tốt hơn.
 
Đối với trẻ em thuộc thành phần thu nhập thấp được nuôi dưỡng ở những vùng miền mà gia đình có tỷ lệ cả cha lẫn mẹ cao thì tình hình kinh tế đều khá hơn. Các kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng những đổ vỡ trong hôn nhân đều kéo theo sự gia tăng tỷ lệ nghèo đói ở trẻ em.
 
Những người trẻ được hưởng lợi cách đặc biệt từ hôn nhân vì nó giúp họ có cuộc sống ổn định và tránh được những hành vi nguy hiểm hay chống lại xã hội.
 
Nghiên cứu này đi vào một số chi tiết về sự khác biệt giữa các tiểu bang ở Mỹ liên quan đến thành phần gia đình và trình độ kinh tế. Một trong những nghiên kết luận mà nghiên cứu này chỉ ra đó là mối quan hệ rõ ràng giữa các gia đình bền đỗ và bình quân thu nhập gia đình, mức thu nhập cao đều liên quan đến sự bền đỗ cao của hôn nhân.
 
Các chính sách của chính phủ
 
Ngoài những lợi tức kinh tế của các gia đình, nghiên cứu này chỉ ra các chính sách của chính phủ thường cản trở đời sống gia đình. Hệ thống an sinh đối xử thiếu công bằng với những đôi bạn có thu nhập thấp mong muốn kết hôn bởi vì một người mẹ đơn thân hay đang sống thử đều nhận được những khoản tiền cao hơn nếu bà ta không kết hôn.
 
Triển vọng việc làm dành cho những người lao động nghèo thì giới hạn và các tác giả của nghiên cứu này đã kêu gọi chính phủ tăng cường đào tạo nghề và tạo ra các cơ hội cho những người học việc.
 
Họ còn khuyến nghị rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn cản ly hôn, cụ thể là khoảng một phần ba số cặp vợ chồng dự định ly hôn đều bày tỏ mong muốn hòa giải. Trong một số trường hợp, thời gian chờ giải quyết ly hôn cần được kéo dài thêm và tìm kiếm nhiều cách khác để nâng đỡ các cặp vợ chồng đang cố gắng gắn bó với nhau.
 
Kinh nghiệm của Anh Quốc
 
Những nghiên cứu khác gần đây đều khẳng định mối liên hệ giữa hôn nhân và sự thịnh vượng kinh tế. Một nghiên cứu được công bố hồi tháng tám bởi Quỹ Hôn Nhân của Vương Quốc Anh cho thấy những bà mẹ kết hôn có mức thu nhập cao hơn đáng kể so với những bà mẹ đơn thân.
 
Nhìn chung các phụ nữ có mức thu nhập cao và có bằng đại học thường là những phụ nữ kết hôn.
 
Một ví dụ về sự tương quan giữa thu nhập thấp và cha mẹ đơn thân là có tới 60% cha mẹ đơn thân nhận trợ cấp nhà ở so với chỉ 10% các bậc cha mẹ kết hôn.
 
Ngoài ra những đôi bạn sống thử đều bất ổn hơn nhiều so với những đôi bạn kết hôn. Các đôi bạn sống thử chỉ chiếm 19% số người làm cha mẹ nhưng có một nửa trong tổng số gia đình này đều tan vỡ, theo Quỹ Hôn Nhân này.
 
Ông Paul Coleridge, chủ tịch quỹ cho biết: “Dù phải trải qua những tác động tâm lý trước sự chia ly của cha mẹ hoặc mất liên lạc với một trong hai người, thì trẻ em sống trong các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đều có khuynh hướng thất bại thảm hại dựa trên hầu hết các chỉ số xã hội tiêu cực.”
 
Nghiên cứu kết luận: “Bức thông điệp gửi cho các nhà làm chính sách – và xã hội nói chung – đó là những nỗ lực để giảm thiểu sự bất bình đẳng và nghèo đói chắc chắn sẽ thiếu sót trừ phi và cho cho đến khi nào họ khuyến khích tỷ lệ kết hôn tăng lên của những người nằm trong các nhóm kinh tế-xã hội thấp.”
 
Tuy nhiên, dẫu có bằng chứng rõ ràng về điều này và vô số các công trình nghiên cứu khác thì các chính phủ vẫn thường xuyên làm ngược lại, bằng cách đối xử thiếu công bằng với các gia đình thông qua hệ thống thu thuế. Đây là điều mà Viện Iona của Ái Nhĩ Lan nhấn mạnh trong một nghiên cứu vừa được công bố.
 
“Thuế và Gia đình: Phục hồi sự Cân bằng và Công bằng,” đã khám phá ra rằng “Một gia đình chỉ có một người kiếm tiền và ba đứa con nếu kiếm được hơn một phẩy năm lần lương trung bình của công nhân (khoảng 65.000 euro một năm) thì vẫn còn thua mức 8.000 euro theo hệ thống thuế hiện nay mà họ kiếm được vào năm 1974.
 
Trong khi đó các khoản tiền phúc lợi chi cho trẻ em bù vào sự mất mát cho gia đình có ba đứa con vẫn chưa tới 3.000 euro.
 
Tóm lại, nghiên cứu cho biết một phần tư trong số một triệu gia đình đơn thân đều bị đối xử thiếu công bằng vì chỉ có một mình vợ hoặc chồng làm việc cho gia đình.
 
Hệ thống thu thuế được thiết lập dựa trên ý tưởng là cả hai vợ chồng đều muốn đi làm, và gửi con cho các cơ sở giữ trẻ. Trong một cuộc khảo sát, tuy nhiên, Viện Iona đã khám phá ra rằng chỉ 17% gia đình thích nhờ người khác chăm sóc con họ vào ban ngày.
 
Nghiên cứu kết luận: “Tình trạng này nên được trợ giúp để các gia đình tự bảo vệ mình.” Một kết luận có giá trị toàn thế giới, chứ không chỉ dành riêng cho Ái Nhĩ Lan.
 
Thiên Phúc dịch từ bản tiếng Anh tại: https://zenit.org/articles/analysis-strong-families-strong-society/
 

Nguồn tin: ghxhcg.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập567
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại918,711
  • Tổng lượt truy cập57,020,348
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây