Điều bất bình thường và không thể nói khác

Thứ sáu - 20/07/2012 20:44

-

-
Brunei chỉ với hơn 400 ngàn dân có 01 bằng sáng chế. Việt Nam, gần 90 triệu dân với đội ngũ giáo sư hơn 9.000 người không có bằng sáng chế nảo. Đó là điều bất bình thường và không thể nói khác, là món nợ và nỗi hổ thẹn của trí thức Việt Nam.
Điều bất bình thường và không thể nói khác
 
Brunei chỉ với hơn 400 ngàn dân có 01 bằng sáng chế. Việt Nam, gần 90 triệu dân với đội ngũ giáo sư hơn 9.000 người không có bằng sáng chế nảo. Đó là điều bất bình thường và không thể nói khác, là món nợ và nỗi hổ thẹn của trí thức Việt Nam.
 

(Minh họa: Ngọc Diệp)
 
Sáu học sinh đoạt huy chương tại Olympic Toán học và bốn em đoạt huy chương tại cuộc thi Olympic Sinh học trong dịp vừa qua là thành tích rất đáng tự hào về trí tuệ, bản lĩnh của học sinh Việt Nam, về khả năng vươn lên vượt qua những khó khăn, thử thách.
 
Tại buổi lễ đón các em, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa xúc động nói: "Các em đã thay mặt tuổi trẻ Việt Nam đua tài với bạn bè năm châu và mang vinh quang về cho Tổ quốc. Chiến thắng này sẽ làm bàn đạp để các em lập thân, lập nghiệp, trở thành nhân tài phục vụ cho đất nước".
 
Riêng trong lĩnh vực Olympic Toán học, đây là lần thứ 36 Việt Nam tham dự và tất cả các lần đều có huy chương. Ngay cả đối với các thành viên tham dự Olympic Toán học, số em không đoạt giải rất ít, có thể đếm trên đầu ngón tay. Hiện, Việt Nam nằm trong TOP 10 cường quốc Olympic Toán học.
 
Vì vậy, không chỉ bà Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo mà tất cả chúng ta đều có chung một mong muốn các em trở thành nhà khoa học, những nhân tài phục vụ đất nước.
 
Thế nhưng con đường từ giải thưởng cuộc thi Olympic đến một nhà khoa học còn rất dài và phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Nếu cuộc sống của mỗi con người cũng giống như cuộc sống của một cái cây thì muốn trở thành đại thụ, ít nhất phải có ba yếu tố. Đó là hạt giống tốt, điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu…) tốt và người chăm sóc tốt.
 
Qua các cuộc thi Olympic có thể thể hiện một điều, ở một góc nhìn nào đó, các em là các hạt giống tốt, những nhà khoa học tương lai. Thế nhưng có một thực tế cho thấy suốt hơn ba mươi năm qua, số thí sinh đoạt giải Olympia thì nhiều nhưng để trở thành một nhà khoa học thực sự, có thành tựu thì quá ít.
 
Xin ví dụ từ bằng sáng chế, một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước. Trong một bài báo mới đây, TS Lê Văn Út và TS Thái Lâm Toàn cho biết từ năm 2006 đến 2010, chúng ta chỉ có vẻn vẹn 05 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ. Năm 2011, không có một sáng chế nào. Trong khi đó, Nhật có 46.139 bằng, Hàn Quốc 12.262 bằng. Gần gũi chúng ta là các nước trong khu vực như Singapore cũng có 647, Malayxia 161, Thái Lan 53… Một nước nhỏ như Brunei chỉ với hơn 400 ngàn dân cũng có 01 bằng sáng chế. Còn Việt Nam, gần 90 triệu dân với đội ngũ giáo sư lên đến hơn 9.000 người mà không có bằng sáng chế nảo. Đó là điều bất bình thường và không thể nói khác, là một món nợ và nỗi xấu hổ của trí thức Việt Nam.
 
Trở lại với ba yếu tố nói ở trên, có thể khẳng định chúng ta có hạt giống tốt. Người Việt Nam ta không phải là kém cỏi hơn các dân tộc khác. Vậy thì vì sao thành tựu khoa học kỹ thuật của chúng ta lại kém cỏi như vậy? Đây là câu hỏi không khó trả lời, phải không các bạn?


Bằng cấp và chất xám
 
Việt Nam có đội ngũ trên 9.000 giáo sư và phó giáo sư, hàng trăm ngàn tiến sĩ và thạc sĩ nhưng không có bằng sáng chế đăng ký tại Mỹ trong năm 2011.
 
Các năm trước, trung bình chỉ đăng ký 1 bằng sáng chế một năm. Điều này cho thấy, lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật của Việt Nam tụt hậu đến thảm hại. Chưa nói đâu xa, một số nước trong khu vực có số lượng giáo sư, tiến sĩ ít hơn Việt Nam, nhưng họ có rất nhiều bằng sáng chế quốc tế hằng năm. 
 
Ra ngõ gặp giáo sư, tiến sĩ, nhưng đất nước phát triển chưa nhanh, trong đó có nguyên nhân của sự hạn chế về khoa học kỹ thuật. Tích góp được ít tiền cũng chỉ để đi mua công nghệ của thiên hạ. Vậy thì giáo sư, tiến sĩ nhiều cũng chẳng có ý nghĩa gì ngoài hư danh. Chưa nói đến sáng chế, ngay trong quản trị và thực hành kỹ thuật, có rất nhiều lĩnh vực công nghệ, phải thuê kỹ sư của nước ngoài đảm nhận, trả lương cao gấp hàng chục lần so với chuyên gia trong nước.
 
Tiền mất đến xót lòng, nhưng đành phải chịu vì bằng cấp của mình nhiều và cao hơn họ, nhưng hàm lượng chất xám của các tấm bằng đó quá thấp. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, không có chỗ cho cơ cấu, dối trá và hư danh, vì vậy những loại học hàm, học vị trang trí cũng chỉ để sử dụng đúng mục đích của nó mà thôi.
 
Hãy thực tâm mà nói, trong đội ngũ giáo sư, tiến sĩ hùng hậu của Việt Nam không có nhiều người làm khoa học. Một số lượng lớn trong họ là quan chức, bằng cấp là để thăng tiến chức vụ, không phục vụ cho hoạt động khoa học. Cho nên, mục đích của việc học không vì học thuật, mà đó chẳng qua là thủ thuật cá nhân. Đáng tiếc là số cá nhân đó không nhỏ.
 
Phân tích như vậy không phải để bi quan hay mặc cảm về tài năng khoa học của con người Việt Nam, mà để tìm ra biện pháp trị liệu thói hư danh, đề cao giá trị thực. Chúng ta cũng có những nhà khoa học không thua kém các nước, tuy chưa nhiều nhưng cũng có thể làm ra những sản phẩm ứng dụng và có những sáng chế đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, để phát huy được nguồn lực đó, không đơn giản chỉ là nỗ lực cá nhân mà còn có tác động tích cực từ các chính sách phù hợp. Chính sách đó phải được tạo ra từ bộ óc của những nhà lãnh đạo khoa học có thực chất và tâm huyết.
 
Cùng với chính sách phù hợp, cái lớn hơn và cũng khó hơn, đó là xây dựng một xã hội tôn trọng và đề cao giá trị thật, người làm ra các công trình khoa học được hưởng các quyền lợi tương xứng và tài sản trí tuệ đó phải được bảo vệ. Bằng thật để làm khoa học thật nhưng thu nhập thấp hơn quá xa so với bằng rởm mà làm quan chức thì khoa học tụt lùi là điều dễ hiểu.  
 
Theo Lê Thanh Phong
Báo Lao Động

Tác giả: Bùi Hoàng Tám

Nguồn tin: Báo Dân Trí.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập390
  • Hôm nay152,350
  • Tháng hiện tại1,863,767
  • Tổng lượt truy cập59,149,636
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây