Về việc ăn uống trong những ngày tết

Thứ hai - 01/02/2021 08:42
Theo bác sĩ Diệp, các món ăn truyền thống trong ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, nem, thịt đông… đều là những thực phẩm rất giàu năng lượng.
Về việc ăn uống trong những ngày tết
Không nên tích trữ quá nhiều đồ ăn

BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam cho biết, thói quen của người Việt, cứ Tết đến là mua nhiều đồ ăn để “ăn Tết”. Điều này chỉ đúng với trước kia, khi cuộc sống người dân còn khó khăn, vì vậy, chỉ có Tết mọi người mới có dịp ăn uống thoải mái một chút.

Nhưng ngày nay, việc ăn uống đã không còn kham khổ như trước, ngày nào cũng rất nhiều đồ ăn thức uống. Do đó, nếu trong ngày Tết, việc ăn uống quá mức đi kèm với việc tích trữ thực phẩm không đảm bảo được sự tươi ngon của thực phẩm rất dễ dẫn đến việc bị ngộ độc thực phẩm.
 
-
Việc trữ quá nhiều đồ ăn trong ngày Tết sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát
triển nếu không được bảo quản đúng cách.

Hiện nay, ngày mùng Một, mùng Hai Tết, chợ đã mở bày bán đủ thứ; đến mùng 3, mùng 4 Tết là các siêu thị cũng mở cửa. Vì vậy, bác sĩ Diệp khuyên, mọi người hãy hạn chế tích trữ đồ ăn, dù chúng ta có để đồ trong tủ lạnh cũng chỉ là hạn chế đồ bị hỏng, không thể giữ được độ tươi ngon như thực phẩm mới được.

Theo bác sĩ Diệp, những ngày Tết, các chị em nội trợ nên tùy theo hoàn cảnh gia đình và số người trong gia đình mà dự trữ thực phẩm cho phù hợp. Việc dự trữ thực phẩm chỉ nên áp dụng với những gia đình ở vùng sâu vùng xa, các gia đình bận chăm sóc người già yếu, con nhỏ không thể có thời gian đi mua được.

Tuy nhiên, trước khi đi mua thực phẩm về dự trữ chúng ta nên tìm hiểu xem một người được ăn bao nhiêu thịt, bao nhiêu cá, bao nhiêu rau, bao nhiêu tinh bột… trong một ngay. Sau đó, nhớ lại khả năng ăn uống của từng thành viên trong gia đình để mua thực phẩm cho phù hợp, thay vì mua theo thói quen, mua quá nhiều.

“Gia đình nhiều người thì trữ nhiều, gia đình ít người thì ít. Tốt nhất, chúng ta chỉ nên dự trữ đủ ăn trong vòng 3-4 ngày là được, đừng nên mua quá nhiều. Thực phẩm để lâu trong tủ lạnh sẽ mất dần giá trị dinh dưỡng, không còn độ tươi ngon như ban đầu, có khi lại gây ngộ độc thực phẩm”, bác sĩ Diệp nói.

Bác sĩ Diệp cho rằng, với những gia đình ở gần chợ, siêu thị, khu mua sắm thì không nên dự trữ thực phẩm. Bởi, hiện nay mồng Một, mồng Hai tết, chợ đã mở bán, đến mồng Ba, mồng Bốn Tết các siêu thị cũng đã mở cửa. "Hãy chỉ mua đủ ăn để còn có dịp thưởng thức những đồ ăn tươi ngon trong những ngày Tết", bác sĩ Diệp nói.

Đừng biến tủ lạnh thành nơi chứa vi khuẩn

Theo bác sĩ Diệp, việc mua đồ ăn quá nhiều nhưng để đồ ăn chín và sống lẫn lộn, không được đậy nắp kín sẽ vô tình làm tủ lạnh trở thành ổ chứa vi khuẩn. Lúc đó, thức ăn trong tủ lạnh lại là thực phẩm độc hại. Thời gian qua, đã có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết cũng vì lý do này.

Vì vậy, bác sĩ Diệp lưu ý, khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh nên để đồ ăn chín ở một ngăn, đồ ăn sống ở một ngăn riêng. Tốt nhất nên để trong hộp có nắp đậy hoặc có màng bọc thực phẩm và để theo từng ngăn khác nhau. Trứng để ở một ngăn, rau ở một ngăn, trái cây một ngăn, thịt cá một ngăn…
 
-
BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp. Ảnh: NVCC.

Với những thực phẩm chưa ăn ngay thì nên sơ chế cho sạch sẽ rồi hãy bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh. Sau khi rã đông thì nên ăn hết, không nên tiếp tục bỏ vào tủ lạnh lại. Tốt nhất hãy chia nhỏ thực phẩm thành từng bữa, cho vào túi sạch sẽ và lấy dần ra để nấu.

Một lưu ý cho người dân là nên mua đồ ăn ở những cửa hàng thực phẩm có chất lượng đảm bảo, an toàn, không mua những thực phẩm kém an toàn...

Ngoài ra, trong ngày Tết nên tránh tư tưởng nấu mâm cao, cỗ đầy. Tránh tình trạng nấu đi nấu lại, lưu từ ngày này sang ngày khác.

Một góc bánh chưng cung cấp năng lượng bằng một bát cơm đầy

Theo bác sĩ Diệp, các món ăn truyền thống trong ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, nem, thịt đông… đều là những thực phẩm rất giàu năng lượng. Nếu ‘ăn mọi lúc, mọi nơi’ có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì, nguy cơ dẫn đến một loạt các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

"Mỗi ngày, cơ thể chỉ có thể tiếp nhận 2.300 calo, calo thừa hay thiếu đều dẫn tới hại cho sức khỏe của cơ thể. Chính vì thế, chúng ta không nên ăn quá nhiều thịt, nhất là thịt mỡ trong ngày Tết", bác sĩ Diệp nói.

Khi gói bánh chưng, bánh tét, thịt làm nhân bánh cũng cần được chọn lựa kỹ càng, nhằm giảm lượng thịt mỡ xuống mức tối đa.

Các loại bánh chưng, bánh tét rất giàu năng lượng (trên 200calo/100gr), và gần như cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cho cơ thể (một góc bánh chưng có thể cung cấp năng lượng bằng một bát cơm đầy vì có đầy đủ gạo nếp, thịt, đậu xanh). Thông thường mọi người hay ăn bánh chưng cùng thịt kho tàu, thịt đông, giò, chả có lượng đạm rất nhiều dẫn đến mất cân đối về giá trị dinh dưỡng.

Vì vậy, đối với những người thích ăn món này, nhưng không muốn tăng cân, thì có thể ăn vào buổi sáng, hay buổi trưa với dưa hành, sau đó tráng miệng với dưa hấu là đủ.

Nếu muốn ăn thêm thì tránh việc chọn lựa ăn chung với các loại thực phẩm giàu năng lượng như giò xào, măng hầm chân giò….

Theo bác sĩ Diệp, bánh chưng là nguyên nhân dẫn đến tăng cân không phanh sau Tết. "Người ăn kiêng, trẻ con béo phì, người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn đường huyết, mỡ máu cao không nên và cần hạn chế ăn bánh chưng.

Ngoài ra, những người bị đau dạ dày cũng không nên ăn bánh chưng. Bác sĩ Diệp giải thích, bánh chưng thường chứa gạo nếp và đậu xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu... Khi ăn quá nhiều đồ nếp sẽ khiến dạ dày luôn bị ức ách khó chịu và dễ bị ợ chua.

Các bà nội trợ đi chợ ngày Tết nên lưu ý mua nhiều rau xanh, quả chín, tránh tình trạng ăn quá nhiều thịt, tinh bột. Khi mời khách đến nhà chơi ngày Tết, thay vì mời bánh ngọt, kẹo ngọt, chúng ta hãy thay thế bằng hoa quả tươi. Cần tiết chế việc ăn uống, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch sẽ, đảm bảo chất lượng để có thể tránh được những bệnh tiêu hóa thường xảy ra trong dịp Tết.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta nên thay đổi quan niệm về việc ăn uống trong ngày Tết. Nên ăn uống vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Tốt nhất nên ăn tăng cường rau xanh, ăn ít thịt để tránh táo bón, tránh tình trạng nấu nướng quá nhiều để đến khi bày ra lại cố ăn cho hết, vì sợ phí... Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp chúng ta khỏe mạnh vào dịp Tết”, bác sĩ Diệp nói.
Theo Tú Anh
Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/mot-goc-banh-chung-cung-cap-nang-luong-bang-mot-bat-com-day-708519.html

Tác giả: Tú Anh

Nguồn tin: vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay29,494
  • Tháng hiện tại589,823
  • Tổng lượt truy cập67,614,670
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây