Những nghịch lý trong gia đình hiện đại

Thứ tư - 05/07/2017 19:45

-

-
Trong những gia đình sống ở thành phố và vùng đô thị hóa, mối quan hệ giữa các thành viên đang trở nên lỏng lẻo. Tác động rõ ràng nhất là sự thiếu thốn và nguội lạnh của những bữa cơm gia đình. Giây phút bên nhau bị xén bớt, ít ỏi đến lạ lùng, không còn tiếng cười rộn rã ...
Những nghịch lý trong gia đình hiện đại
 
“Vợ chồng chúng đi làm mãi đến tối mới về, còn 2 đứa cháu chạy đua học hành, đi chơi với bạn bè. Bữa cơm gia đình là mơ ước tưởng chừng vô vọng", bà Hoàng Anh (62 tuổi) ngao ngán.
 
Bà Hoàng Anh tâm sự thêm: "Cái nhà gì mà vắng hoe, buồn bã lắm! Riết ngôi nhà cứ như khách sạn cho mọi người về tạm trú. Ở chung một mái nhà nhưng chẳng hiểu nhau là bao”. Đây cũng là nỗi niềm chung của nhiều gia đình giữa nhịp sống hiện đại vội vã, tất bật.
 
Các thành viên "chung mà không đụng"
 
Trong những gia đình sống ở thành phố và vùng đô thị hóa, mối quan hệ giữa các thành viên đang trở nên lỏng lẻo. Tác động rõ ràng nhất là sự thiếu thốn và nguội lạnh của những bữa cơm gia đình. Giây phút bên nhau bị xén bớt, ít ỏi đến lạ lùng, không còn tiếng cười rộn rã bên mâm cơm chiều, những hoạt động chung trong gia đình như cùng nhau xem TV, trò chuyện cũng thưa dần.
 

Những bữa cơm gia đình vắng bóng người, “nguội” yêu thương.
 
Sau bữa cơm, phần con trẻ thì lao nhanh vào phòng với đủ trò tiêu khiển của mình: nghe nhạc, chơi game, chat với bạn bè… Phần cha mẹ thì khoác vội chiếc áo để tiếp tục hành trình mưu sinh: họp hành, giao tiếp với đối tác... Ngôi nhà dường như đơn thuần là nơi tạm trú của một nhóm người có chung máu mủ ruột rà. Sự gắn kết chỉ dừng ở mức dùng chung một đường truyền Internet, một chiếc TV, một chiếc tủ lạnh... Mối quan hệ thương yêu, gần gũi giữa từng thành viên không được củng cố, gây ra nhiều hệ lụy.
 

Trẻ nhỏ “kết bạn” với thiết bị điện tử là hệ lụy tiêu cực trong nhịp sống hiện đại.
 
“Sống nhanh” khiến các thành viên có xu hướng cá nhân hóa, gia tăng khoảng cách thế hệ. Sự quan tâm, chia sẻ - giá trị căn bản nhất của gia đình Việt Nam - bị bào mòn dần. Yêu thương chỉ được vun đắp khi có sự tương tác, huống hồ tình cảm thân thuộc nếu mất đi sự gắn kết cả nhà thì liệu hạnh phúc có quá mong manh?
 
Vật chất đủ đầy có trọn vẹn yêu thương?
 
Tuy nhịp sống hiện đại ảnh hưởng nhiều đến giá trị cốt lõi của gia đình, không thể phủ nhận những giá trị mới mà nó mang lại, nhất là về tài chính. Mỗi người có đủ điều kiện vun vén cuộc sống tốt hơn, không gặp khó khăn để đưa người thân đi du lịch hay chăm sóc sức khỏe cho nhau... Dù vậy, mỗi cá nhân phải làm chủ bản thân để cân bằng cuộc sống: vừa làm tốt công việc vừa vun đắp hạnh phúc gia đình.
 

Cân bằng công việc và gia đình là bí quyết vui sống.
 
Sẽ như thế nào khi cha mẹ già trong gia đình bị đau ốm nặng mà con cái vẫn đang biền biệt vì bản hợp đồng dang dở? Sẽ như thế nào khi người vợ cô đơn trên bàn sinh, còn người chồng bận rộn với chồng hồ sơ tín dụng béo bở của khách hàng? Sẽ như thế nào khi con trẻ rơi vào tình trạng báo động vì học lực sa sút, mà cha mẹ vẫn mải mê với kế hoạch chạy đua làm giàu? Giải pháp nào thật sự giúp vun đắp tương lai và hạnh phúc cho gia đình?
 
Trong mối quan hệ vợ chồng, phái đẹp hãy học tròn 2 chữ “cảm thông”. Hãy là cô vợ độc nhất vô nhị dành riêng cho chồng, biết san sẻ gánh nặng, lo toan trong cuộc sống với bạn đời. Cánh mày râu cũng đừng quên tranh thủ về nhà dùng bữa cơm tối - nơi có bố mẹ, vợ con đang chờ; cuối tuần thì tranh thủ đưa cả nhà đi chơi, dạo phố thay vì cắm mặt vào công việc. “Lạt mềm buộc chặt” - chỉ cần dành cho nhau tin yêu, hạnh phúc sẽ đong đầy.
 

Lời nói quan tâm của vợ có thể giúp chồng nhẹ gánh âu lo.
 
Trong mối quan hệ bố mẹ - con cái, nên nhớ không phải chu cấp đầy đủ vật chất thì người lớn sẽ vui lòng. Cha mẹ nuôi con từ tình thương mà ra, cái ăn cái mặc cũng chỉ là tấm áo khoác bên ngoài.
 
Tình cảm gia đình, con cháu quây quần, nhớ về nguồn cội mới là giá trị cần giữ gìn. Hãy phụng dưỡng, báo hiếu đấng sinh thành bằng trái tim, bằng những bữa cơm gia đình, bằng những chuyến đi cả nhà cùng nhau tạo nên kỷ niệm.
 

Điều bố mẹ cần chỉ đơn giản là thời gian của con cái.
 
Bậc làm bố mẹ chẳng bao giờ trách “sao con không về”, thay vào đó là những lời thăm hỏi đầy yêu thương: “Con có khoẻ không, bố mẹ không sao, có rảnh thì về thăm bố mẹ con nhé!”. Bạn có thể còn nhiều thời gian, nhưng họ thì chẳng còn bao nhiêu. Tranh thủ làm những điều cần làm khi còn có thể, đừng để đến khi muốn cũng không làm được, để rồi ân hận và dày vò suốt đời.
 
Sống trong xã hội phát triển không ngừng, con cái lớn lên rồi sẽ bị cuốn vào vòng xoay cuộc sống, vô tình quên đi giá trị thật sự và duy nhất mà đấng sinh thành mong đợi: gia đình sum vầy. Nhịp sống bận rộn và hối hả đang cuốn đi hàng ngày, đừng để đánh rơi bất kỳ nhịp yêu thương nào. Dù thế nào đi nữa, gia đình vẫn là chốn yêu thương, là nơi quay về.

Tác giả: Giang Thư Quân

Nguồn tin: news.zing.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập130
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm122
  • Hôm nay38,782
  • Tháng hiện tại553,992
  • Tổng lượt truy cập56,655,629
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây