Giải Nobel Hòa bình 2011 dành cho 3 người phụ nữ.

Thứ bảy - 08/10/2011 07:29

-

-
Ba gương mặt phụ nữ đấu tranh vì nữ quyền và vì mục tiêu kết thúc tình trạng bạo lực ở Liberia và Yemen, bao gồm Tổng thống Liberia Ellen Johnson-Sirleaf, đã giành giải Nobel Hòa bình năm 2011.
Giải Nobel Hòa bình 2011 dành cho 3 người phụ nữ.
 
Ba gương mặt phụ nữ đấu tranh vì nữ quyền và vì mục tiêu kết thúc tình trạng bạo lực ở Liberia và Yemen, bao gồm Tổng thống Liberia Ellen Johnson-Sirleaf, đã giành giải Nobel Hòa bình năm 2011.
 

Từ trái sang phải: Tawakkul Karman, Ellen Johnson SirleafLeymah Gbowee - Ảnh: AFP
 
Một phụ nữ Liberia khác là Leymah Gbowee, người vận động phụ nữ chống lại cuộc nội chiến tại quê hương, và Tawakkul Karman, một nhà hoạt động tại Yemen, sẽ chia đều giải thưởng 1,5 triệu USD cùng với bà Johnson-Sirleaf, theo thông báo của Ủy ban Nobel Na Uy vào chiều nay, 7.10.

Việc trao giải được xem là một tín hiệu ủng hộ mạnh mẽ với phong trào nữ quyền, đặc biệt với thế giới đang phát triển.
 
Ba phụ nữ nói trên được vinh danh nhờ “cuộc đấu tranh bất bạo động vì sự an toàn của phụ nữ và các quyền của phụ nữ được tham gia đầy đủ vào công tác xây dựng hòa bình”, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy Thorbjoern Jagland nói trong thông báo.
 

Phụ nữ Liberia tham gia một cuộc biểu tình vì nữ quyền - Ảnh: AFP
 
Bà Johnson-Sirleaf, 72 tuổi, đã tạo nên lịch sử khi trở thành nữ tổng thống được bầu đầu tiên của châu Phi vào năm 2005. Bà cầm quyền tại một đất nước tổn thương bởi 14 năm nội chiến khốc liệt vốn làm thiệt mạng 250.000 người và để lại một nền kinh tế bị tàn phá, không có điện, không có nước máy hoặc cơ sở hạ tầng.
 
Ủy ban Nobel nói rằng “Từ khi nhậm chức vào năm 2006, bà đã đóng góp bảo vệ hòa bình ở Liberia, thúc đẩy phát triển xã hội và kinh tế, và cũng cố vị thế của phụ nữ.

Quá trình vươn lên đến quyền lực của bà Johnson-Sirleaf sẽ khó có thể xảy ra nếu không có những nỗ lực của Gbowee, một nhà hoạt động vốn lãnh đạo phụ nữ Liberia thách thức các chỉ huy quân sự đáng sợ. Gbowee khiến nam giới phải hướng đến hòa bình bằng cách truyền cảm hứng cho một nhóm lớn phụ nữ, gồm cả Thiên chúa giáo và Hồi giáo, phát động một cuộc tẩy chay tình dục trong suốt một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất châu Phi".
 
“Gbowee đã huy động và tổ chức phụ nữ ở mọi tôn giáo và sắc tộc để chấm dứt cuộc chiến kéo dài ở Liberia và bảo đảm phụ nữ được tham gia bầu cử”, thông báo ca ngợi người phụ nữ 39 tuổi được mệnh danh là “Chiến binh Hòa bình”.
 
Về nhà hoạt động người Yemen Tawakkul Karman, thông báo khẳng định trong những tình huống gay go nhất, cả trước và trong suốt Mùa xuân Ả Rập, bà đã “đóng vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh vì nữ quyền, vì dân chủ và hòa bình ở Yemen”.
 
Phát biểu với kênh truyền hình al-Jazeera, nữ nhà báo 32 tuổi tuyên bố dâng tặng giải thưởng cho các nhà hoạt động tại Yemen. Bà Karman cũng là phụ nữ Ả Rập đầu tiên giành giải Nobel Hòa bình.
 
“Ủy ban Nobel Na Uy hy vọng giải thưởng dành cho Ellen Johnson-Sirleaf, Leymah Gbowee và Tawakkul sẽ giúp chấm dứt việc đàn áp phụ nữ vốn vẫn còn diễn ra tại nhiều quốc gia, và giúp nhận ra tiềm năng to lớn cho dân chủ và hòa bình mà phụ nữ có thể đại diện”, thông báo nói trong phần kết thúc.

Giải Nobel Hòa bình đã được trao tặng 92 lần kể từ năm 1901. Nhân vật trẻ tuổi nhất từng nhận giải là Mairead Corrigan, ngưởi ở vào tuổi 32 khi nhận giải vào năm 1976. Người già nhất là Joseph Rotblat, ông được trao giải vào năm 1995 khi ở đã bước sang tuổi 87.
 
Trong tuần này, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố các giải Nobel Y học, Vật lý, Hóa học và Văn chương. Danh tính chủ nhân của giải Nobel Kinh tế 2011 sẽ được tiết lộ vào ngày 10.10.
 
Những gương mặt nhận giải Nobel Hòa bình trong 15 năm qua
 
2011: Ellen Johnson Sirleaf và Leymah Gbowee (Liberia), Tawakkul Karman (Yemen)
2010: Lưu Hiểu Ba (Trung Quốc)
2009: Barack Obama (Mỹ)
2008: Martti Ahtisaari (Phần Lan)
2007: Al Gore (Mỹ) và Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc
2006: Muhammad Yunus (Bangladesh) và Ngân hàng Grameen
2005: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và Mohamed ElBaradei (Ai Cập)
2004: Wangari Maathai (Kenya)
2003: Shirin Ebadi (Iran)
2002: Jimmy Carter (Mỹ)
2001: Kofi Annan (Ghana) và Liên Hiệp Quốc
2000: Kim Dae Jung (Hàn Quốc)
1999: Medecins Sans Frontieres (Bác sĩ không biên giới)
1998: John Hume và David Trimble (Bắc Ireland)
1997: Jody Williams (Mỹ) và Tổ chức Quốc tế Vận động cấm sử dụng mìn
 
 
Những phụ nữ từng được giao giải Nobel Hòa bình
 
2011: Ellen Johnson Sirleaf và Leymah Gbowee (Liberia), Tawakkul Karman (Yemen)
2004: Wangari Maathai (Kenya)
2003: Shirin Ebadi (Iran)
1997: Jody Williams (Mỹ)
1992: Rigoberta Menchu (Guatemala)
1991: Aung San Suu Kyi (Myanmar)
1982: Alva Myrdal (Thụy Điển)
1979: Mẹ Teresa (Ấn Độ)
1976: Mairead Corrigan và Betty Williams (Anh)
1946: Emily Greene Balch (Mỹ)
1931: Jane Addams (Mỹ)
1905: Bertha von Suttner (Áo)
 
 

Tác giả: Sơn Duân

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập442
  • Hôm nay277,603
  • Tháng hiện tại2,371,301
  • Tổng lượt truy cập59,657,170
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây