Gương nghị lực: Người phụ nữ chiến thắng HIV

Thứ bảy - 06/08/2011 06:44

-

-
Từ một công nhân chưa tốt nghiệp trung học cơ sở không may bị nhiễm HIV bằng nghị lực, nhiệt huyết và trái tim nhân hậu, chị Nguyễn Thị Nguyệt trở thành thủ lĩnh của nhóm tự lực Nắng Mai với gần 200 con người nhiễm HIV.
Gương nghị lực: Người phụ nữ chiến thắng HIV
 
Từ một công nhân chưa tốt nghiệp trung học cơ sở không may bị nhiễm HIV bằng nghị lực, nhiệt huyết và trái tim nhân hậu, chị Nguyễn Thị Nguyệt trở thành thủ lĩnh của nhóm tự lực Nắng Mai với gần 200 con người nhiễm HIV.
 
Tai ương bất ngờ
 
Cách đây 15 năm Nguyệt rời Đồng Nai vào TPHCM xin làm công nhân may tại Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương). Tuy đồng lương công nhân rất khiêm tốn nhưng bản tính chăm chỉ lại cần kiệm cô gái trẻ chẳng những có đồng ra đồng vô mà còn gửi được tiền về phụ giúp ba mẹ. Năm 2001, cô kết hôn với một người đàn ông hiền lành và chăm chỉ. 2 năm sau con gái đầu lòng chào đời, 2 năm sau nữa gia đình vui mừng đón cậu con trai thứ hai.
 
 
Chị Nguyệt đang hướng dẫn những người bị HIV
 
"Với những người ở quê ra lại ít học như vợ chồng mình vậy là hạnh phúc lắm rồi. 2 vợ chồng tuy chỉ là công nhân nhưng có công việc ổn định, con cái khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Vậy là đủ, chẳng mong gì hơn", Nguyệt nói.
 
Khi con trai được 9 tháng, thấy sức khỏe không tốt chị đi thực hiện kế hoạch hóa gia đình. "Cầm phiếu xét nghiệm HIV dương tính, tôi chết lặng. Tôi còn chưa từng nhìn thấy ma túy, chồng lại là người đầu tiên của tôi. Sao tôi có thể nhiễm HIV được?". Bàng hoàng, chị cầu trời cho bác sĩ, máy móc ở bệnh viện "nhầm".
 
Động viên chồng cùng đi xét nghiệm ở Viện Pasteur, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, kết quả không thay đổi. Đến lúc này chồng chị mới thú nhận: Đã từng có vài lần đi "tăng 3" sau khi đã nhậu sương sương. Đau khổ, lo lắng, tuyệt vọng, hoảng loạn làm chị sụp đổ. "Đêm đêm nhìn 2 con ngủ là nước mắt tôi lại chảy dài, tự hỏi các con tôi làm gì nên tội mà đứa mới lớn 2 tuổi, đứa nhỏ chưa đầy năm sắp phải thành trẻ mồ côi".
 
Trong một tháng chị sút đến 3 kg, vốn đã gầy ốm nay càng hốc hác tiều tụy. Khi chị chới với như người chết sắp chết đuối giữa biển khơi thì ông trời thương tình quăng cho chị cái phao để chị có niềm tin và nghị lực sống tiếp "hai bé khi xét nghiệm đều âm tính với HIV". Tình yêu làm nên sức mạnh của người mẹ. Chị kiên quyết "phải sống vì các con".
 
Lúc này từ Đồng Nai, khi hay tin dữ mẹ chị đã bỏ tất cả công việc nhà tới Bình Dương để chăm sóc, đồng thời động viên chị. Sau đó một thời gian em gái chị cũng lên thay mẹ giúp đỡ chị chăm sóc các cháu. Nhận được sự cảm thông (mà không phải người mang H nào cũng may mắn có được) cùng sự hậu thuẫn rất lớn từ gia đình chị dần dần lấy lại được thăng bằng.
 
Sau những tháng ngày chán nản, tuyệt vọng chị Nguyệt quyết định tập sống chung với bệnh. Đến lúc này chị mới nhận ra kiến thức về căn bệnh này của mình rất mù mờ. Chị quyết định nghỉ việc, bỏ thời gian tìm hiểu về căn bệnh này. Đến với nhóm Tình Bạn dành cho người có HIV tại TPHCM, chị mới biết nhiễm HIV không có nghĩa là hết, nếu sống tích cực, điều trị đúng có thể sống lâu và y học tiến bộ có thể có thuốc chữa. Hi vọng đã làm chị hồi sinh.
 
Vượt lên số phận
 
Chị chia sẻ: "Khi có kiến thức, tôi mới thấy còn có rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh như tôi. Họ rất cần được chia sẻ, tư vấn, hướng dẫn. Tôi quyết định tập hợp những người có H lại thành lập nhóm". Tháng 6/2006, nhóm Nắng Mai lúc đầu chỉ có 3 bạn sinh hoạt ở nhà thờ Khiết Tâm (Q. Thủ Đức). Sau 5 năm nhóm Năng Mai nỗ lực hoạt động nay đã được nhân rộng và phát triển trở thành mạng lưới tự lực Nắng Mai gồm 80 người lớn và hơn 100 trẻ em bị nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai.
 
Được các tổ chức, đơn vị y tế trang bị kiến thức, được đào tạo chị trở thành một giáo dục viên đồng đẳng, nhân viên tư vấn tuân thủ điều trị, nữ tình nguyện tư vấn tâm lý cho những người không may nhiễm HIV ở trung tâm phòng chống HIV của thành phố. Làm việc trong môi trường đặc thù, hàng ngày tiếp xúc với nhiều đối tượng, chị nhận thấy cái đáng sợ nhất đối với người chẳng may bị nhiễm HIV thật ra không phải là đau đớn bệnh tật, ám ảnh về cái chết mà là sự kỳ thị ruồng bỏ của người đời, thậm chí của gia đình của người thân. Đó mới chính là bản án khốc liệt nhất họ phải đối mặt.
 
Chị kể: Có bạn tội lắm, mới 23 tuổi, trước đây là gái "đứng đường" sau này không may bị nhiễm HIV. Gia đình ruồng bỏ không nhận, nằm trong bệnh viện mà không có 2 triệu đồng trả viện phí. Đến bước đường cùng bạn ấy nhảy lầu tự tử nhưng may không chết. Nhóm mình biết tin góp nhau lại mỗi người năm chục, một trăm ngàn đồng trả tiền viện phí cho bạn ấy. Lúc đến viện, bạn ấy ôm mình khóc nức nở "khi nào em chết nhớ báo cho ba mẹ em hay".
 
Người lớn đã vậy, những em bé chẳng may bị mắc HIV từ cha mẹ hay những em bé may mắn không bị mắc H nhưng là con của những người mắc H rất đáng thương. Hầu hết việc học hành của các cháu rất khó khăn. Khi biết con em mình học cùng lớp, cùng trường với trẻ mang H thường các bậc phụ huynh phản ứng rất dữ dội gây áp lực đến nhà trường để cho các em phải nghỉ học, chuyển trường. Có trường thì làm công tác "tư tưởng" cho bố mẹ các cháu nhiễm HIV để tự xin nghỉ, cũng có trường thì cho quyết liệt... đuổi học.
 
Một chị ở Đồng Nai kể may mắn con không nhiễm HIV, tuy nhiên nhiều trường vẫn không nhận. Nhìn cảnh hàng ngày con lủi thủi đứng ở đường nhìn các bạn đi học, thương đến cháy lòng. Vất vả mãi xin cuối cùng chị cũng xin được một trường nơi ở rất xa trung tâm, xa gia đình. Nhưng rồi trường mới cũng phát hiện ra, con chị vừa nói vừa khóc: "Thôi, con học ở nhà cũng được".
 
"Có một bé đi học mẫu giáo, mẹ bé nói với cô giáo con mình nhiễm HIV để biết cách phòng ngừa với bạn bè. Nhưng cháu phải ngồi ở cuối lớp, lúc nào cũng phải mang găng tay, vớ chân, giờ ra chơi không được chơi cùng các bạn, ăn không được ăn chung... Tội nghiệp, cháu mới 3 - 4 tuổi đầu nào đã biết gì đâu" - Chị Nguyệt chua xót.
 
Khi được hỏi về những mong ước lớn nhất hiện giờ của chị, thật ngạc nhiên, chị không mong ước gì cho gia đình mình mà lại dành "điều ước" lớn nhất cho những em nhỏ bất hạnh: "Hiện giờ có rất nhiều cháu không còn cha mẹ, bị suy dinh dưỡng, đang hàng ngày phải chống chọi với bệnh tật. Các cháu gặp rất nhiều khó khăn, mình mong các tổ chức đoàn thể hỗ trợ để các cháu có thể tiếp tục sống và đến trường".
 
Khi tôi hỏi mong ước của chị đối với gia đình, chị trầm ngâm: "Mình mong 2 vợ chồng mình sống được 15, 20 năm nữa để con cái được sống trong tình cảm của bố mẹ, được học hành đầy đủ đến khi trưởng thành".
 

Tác giả: Giang Hà

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập699
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm697
  • Hôm nay229,325
  • Tháng hiện tại1,752,775
  • Tổng lượt truy cập59,038,644
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây