Mê đắm tranh vẽ bằng hạt gạo.

Thứ bảy - 04/02/2012 10:34

-

-
Đã có nhiều chất liệu được dùng để thực hiện các tác phẩm mỹ thuật, nhưng dùng gạo để "vẽ" tranh là một lựa chọn táo bạo và độc đáo về mặt kỹ thuật và tính thẩm mỹ. Tranh vẽ bằng những hạt gạo nguyên bản không nhuộm màu là cả một sự kỳ công thấm đẫm đời sống văn hóa Việt.
Mê đắm tranh vẽ bằng hạt gạo
 
Tranh vẽ bằng những hạt gạo nguyên bản không nhuộm màu là cả một sự kỳ công thấm đẫm đời sống văn hóa Việt.
 
Đã có nhiều chất liệu được dùng để thực hiện các tác phẩm mỹ thuật, nhưng dùng gạo để "vẽ" tranh là một lựa chọn táo bạo và độc đáo về mặt kỹ thuật và tính thẩm mỹ.
 

Câu chuyện khởi đầu khi cô gái trẻ Nguyễn Thúy Vy thấy người anh họa sĩ dùng gạo
làm một trong những chất liệu để vẽ tranh. Cô đã tìm thấy ở đó câu
chuyện và mục đích để sử dụng chính hạt ngọc của quê hương.
 

Tuy nhiên, để từ hạt gạo nấu thành cơm ăn hàng ngày, trở thành chất liệu
đi vào tác phẩm mỹ thuật, là cả một quá trình phức tạp, gian nan.
Bởi hạt gạo mong manh, dễ vỡ, dễ bị mối mọt, màu sắc không phong phú.
 

Phương cách xử lý rồi cũng được tìm ra, không chỉ tạo độ bền cho hạt gạo, mà còn
làm cho nguyên vật liệu này trở nên đa dạng sắc màu, ngoài những màu nguyên thủy.
Nếu được bảo quản trong điều kiện thời tiết tốt, tranh gạo có thể giữ được đến hơn 5 năm.
 

Trong khi đó, ngoài những màu tự nhiên của gạo như gạo trắng, gạo huyết rồng, nếp than...,
nhiều màu khác như ngà, vàng, cánh gián, nâu nhạt - đậm, đen...
đã được tạo ra chỉ bằng cách xử lý dân gian là rang, hoàn toàn không dùng màu nhuộm.
 

Tranh gạo được "vẽ" bằng các công đoạn: đổ một lớp keo nền, sau đó gắp gạo đính lên
theo phác thảo cũng như màu sắc đã phối trước, và phủ tiếp một lớp keo khác lên trên cùng
để cố định các chi tiết. Hóa chất chỉ được sử dụng để bức tranh không bị mối mọt.
 

Cũng như mọi dòng tranh khác, tranh gạo cũng có đủ các đề tài để khai thác như tranh phong cảnh,
tĩnh vật, chân dung, tôn giáo, thư pháp... Đặc biệt, nhiều bức tranh chân dung đạt được thần thái nhân vật tốt,
điều mà tưởng chừng hạt gạo do chỉ có một hình dáng duy nhất nên khó thể hiện được.
 

Sự hợp tác của hai chị em ruột Ngọc Quỳnh - Thúy Vy đã làm nên sản phẩm tranh gạo độc đáo,
không như tranh cát hiện nay đã có khá nhiều người đeo đuổi cạnh tranh. Tranh gạo không chỉ
được tìm mua như một món quà độc mà còn đã bước vào nhiều sự kiện văn hóa, từ thiện lớn.
 

Bởi tranh gạo không chỉ cho thấy đây là một bằng chứng về sự khéo léo, kiên trì, tính thẩm mỹ,
sáng tạo của những người làm ra chúng nói riêng và phẩm chất người Việt nói chung,
mà còn thể hiện những nguồn nguyên vật liệu vô tận của nước Việt để làm nên nhiều tác phẩm đẹp, giá trị.
 

Tranh gạo hơn nhiều dòng tranh mới xuất hiện khác ở chỗ nó chứa đựng hồn vía,
hương sắc quê nhà. Hạt lúa, hạt gạo không chỉ gắn liền với công việc đồng áng
của nhà nông Việt từ ngàn năm qua, mà còn thấm đẫm đời sống văn hóa,
tinh thần và sự phát triển của đất nước.
 

Ngoài những tác phẩm bám sát các sự kiện thời sự, các đề tài hấp dẫn từ thực tế cuộc sống sôi động,
trong những ngày Tết này, hai chị em Quỳnh - Vy gửi đến bạn đọc VietNamNet những tác phẩm
mới lạ đậm không khí xuân như bộ sưu tập tranh rồng, bộ tranh lịch chào năm mới...
 

Tác giả: Long Hà

Nguồn tin: wwwz.vietnamnet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập678
  • Hôm nay36,624
  • Tháng hiện tại857,283
  • Tổng lượt truy cập56,958,920
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây