Làm thế nào để học bất cứ điều gì trong 20 giờ?

Thứ hai - 04/06/2018 10:41

-

-
Các nghiên cứu cho thấy khoảng thời gian học hành có hiệu quả nhất là trong 20 giờ đầu tiên khi chúng ta mới tiếp xúc với một chủ đề hay kỹ năng mới. Đó là khi tốc độ tiếp thu kiến thức của bộ não ở mức nhanh nhất, do mức độ hứng thú cao và khả năng phản ứng với các kích thích mới của bộ não.
Làm thế nào để học bất cứ điều gì trong 20 giờ?
 

Chúng ta học nhanh nhất khi chúng ta mới bắt đầu học một chủ đề mới. GETTY IMAGES
 
Bạn muốn học tiếng Nga, tiếng Ả rập hay Quan thoại? Học đàn cello hay kèn Pha-gốt? Hay là học vật lý hạt nhân? Bộ não của chúng ta có thể học bất kỳ điều gì, cho dù có khó đến đâu, và có thể học rất nhanh nữa. Ít nhất là lúc đầu.
 
Các nghiên cứu cho thấy khoảng thời gian học hành có hiệu quả nhất là trong 20 giờ đầu tiên khi chúng ta mới tiếp xúc với một chủ đề hay kỹ năng mới.
 
Đó là khi tốc độ tiếp thu kiến thức của bộ não ở mức nhanh nhất, do mức độ hứng thú cao và khả năng phản ứng với các kích thích mới của bộ não.
 

Não bộ của chúng ta dễ tiếp nhận thông tin khi có điều mới mẻ. GETTY IMAGES
 
Hermann Ebbinghaus, nhà triết học và tâm lý học Đức thế kỷ 19, là một trong những người đầu tiên nghiên cứu khả năng tiếp nhận thông tin mới của bộ não.
 
Ông là người phát minh ra ý tưởng đường cong học tập: quan hệ giữa một kỹ năng mới và khoản thời gian cần để học nó.
 
Để minh họa bằng một biểu đồ, ta có thể đặt "kiến thức" theo trục tung (trục y) và "thời gian" theo trục hoành (trục x).
 

Trong đường cong học tập của Hermann Ebbinghaus, nếu 'y' là 'kiến thức' và 'x' là 'thời gian,
ta có thể thấy ta học được nhiều trong vài giờ đầu khi học một chủ đề mới rồi chững lại.
GETTY IMAGES
 
Ông Ebbinghaus thấy rằng trong vài giờ đầu tiên, chúng ta càng dành nhiều thời gian để học một môn mới, chúng ta càng hấp thụ được nhiều kiến thức - đường cong trong biểu đồ đi lên nhanh.
 
Nhưng sau một thời gian, khả năng học của não bộ chững lại: thời gian bạn dành cho học tập có thể đưa bạn tới sự hoàn thiện, nhưng bạn không tiếp thu kiến thức mới ở tốc độ nhanh nữa.
 
Ngày nay, biểu đồ của Ebbinghaus trở thành một cách ước tính thời gian cần thiết để học một kỹ năng mới, và được sử dụng phổ biến trong giới kinh doanh để đánh giá hiệu suất làm việc.
 
Khi chúng ta bắt đầu học một điều mới, thời gian 20 giờ đầu là căng nhất - và hiệu quả nhất - vì khi được tiếp xúc với các kích thích mới, bộ não của chúng ta được tạo ra để phản ứng với chúng và hấp thụ lượng thông tin tối đa.
 

Khi bắt đầu học một điều gì mới, chúng ta học có hiệu quả nhất. GETTY IMAGES
 
Theo thời gian, khi các kích thích được lặp lại, phản ứng của não bộ trở nên yếu hơn, và quá trình học nhanh dần chững lại - giai đoạn này được gọi là thích nghi, khoảng thời gian chúng ta trau dồi kỹ năng với tốc độ chậm hơn.
 
Đó là lý do vì sao khi chúng ta học một điều mới, cho dù phức tạp đến đâu, phần lớn việc học xảy ra rất sớm và rất nhanh, rồi chậm dần.
 
Tìm phương pháp học cho riêng bạn
 
Josh Kaufman, tác giả Mỹ, người dạy về cách để tăng hiệu suất, tin vào sức mạnh của giai đoạn học ban đầu.
 
Đó cũng là cơ sở cho cuốn sách bán chạy nhất của ông mang tên '20 Giờ Đầu Tiên: Nắm vững Cái khó Nhất để Học Bất cứ điều gì'.
 
Đề xuất của ông là chia môn học ra thành từng phần có thể dễ tiếp thu, loại bỏ sự phân tán và tập trung học khoảng 45 phút một ngày, đều đặn hàng ngày.
 

Dành thời gian để học: học ít một nhưng thường xuyên có thể giúp bạn đạt một trình độ mới.
GETTY IMAGES
 
Bạn sẽ không trở thành chuyên gia - nhưng sau khi bạn đã học xong 20 giờ đồng hồ theo phương pháp này (phải mất một tháng), bạn sẽ đủ giỏi để vượt qua rào cản chán nản.
 
Và một khi bạn đã trở nên khá thạo kỹ năng mới, bạn có khả năng tiếp tục học để hoàn thiện nó.
 
Một cách khác để học kiến thức mới là theo "Luật Năm Tiếng": dành một tiếng mỗi ngày để học kỹ năng mới, năm ngày một tuần.
 
Benjamin Franklin, người sáng lập ra nước Mỹ, là một trong những người ủng hộ nổi tiếng nhất hình thức học từng bước (deliberate learning), việc dành ra một khoảng thời gian hàng ngày để suy nghĩ và học kiến thức mới.
 

Benjamin Franklin chỉ học ở trường có ba năm, nhưng ông là người rất ham đọc sách
và ham học hỏi suốt cuộc đời. GETTY IMAGES
 
Franklin chủ ý bỏ ra ít nhất một giờ mối ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu, để học một điều mới.
 
Một khi ông cảm thấy ông đã biết đủ về chủ đề nào đó, ông sẽ chuyển sang một chủ đề mới. Và cứ tiếp tục như vậy, suốt cả cuộc đời.
 
Theo các chuyên gia, nếu chúng ta theo đúng Luật Năm Tiếng, cứ bốn tuần chúng ta có thể học được một kỹ năng mới. Điều quan trọng là học liên tục và có động lực.
 

Nếu bạn không tin, hãy thử xem. Bạn có thể học được gì trong bốn tuần?
 
Phương pháp học từng bước được hàng ngàn người theo trên thế giới, và có nhiều biến thể khác nhau.
 
Khi được hỏi về bí quyết thành công, các doanh nhân như Oprah Winfrey, Bill Gates, Elon Musk, Warren Buffett hay Mark Zuckerberg đều nói họ yêu thích cách học theo từng bước.
 
Nếu bạn muốn theo con đường học hỏi không ngừng, dường như có hai yếu tố chủ chốt: mong muốn học hỏi kỷ luật để thực hiện mong muốn đó.

Nguồn tin: BBCVietnamese

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập102
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm98
  • Hôm nay38,782
  • Tháng hiện tại553,936
  • Tổng lượt truy cập56,655,573
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây