Ngoại giao Vatican: Đức Phanxicô đang đóng vai trò nào?

Thứ tư - 11/12/2019 02:39
Phỏng vấn sử gia Jean-Baptiste Noé, tiến sĩ sử học, chủ biên báo Conflits (Xung đột). Ông vừa xuất bản quyển sách Phanxicô, nhà ngoại giao (François le diplomate, nxb. Salvator, 2019).
Ngoại giao Vatican: Đức Phanxicô đang đóng vai trò nào?
Đức Phanxicô gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 25 tháng 11 – 2019.
Ảnh BEHROUZ MEHRI/AFP

Trong một tiểu luận lôi cuốn, nhà sử học Pháp Jean-Baptiste Noé trình bày các đường nét ngoại giao lớn của Vatican, một vài thách thức mà Giáo hội phải đối diện: quan điểm về toàn cầu hóa như thế nào? Và làm thế nào bảo vệ tầm nhìn kitô trong các thể chế quốc tế không còn là kitô giáo nữa?

Phỏng vấn sử gia Jean-Baptiste Noé, tiến sĩ sử học, chủ biên báo Conflits (Xung đột). Ông vừa xuất bản quyển sách Phanxicô, nhà ngoại giao (François le diplomate, nxb. Salvator, 2019).

Báo FigarovoxĐức Phanxicô vừa đưa ra các đề nghị gây tranh cãi về việc chống vũ khí hạt nhân. Nếu đọc quyển sách của ông, độc giả khá ngạc nhiên khám phá ảnh hưởng của Vatican và tầm quan trọng của ngành ngoại giao. Có phải ngành ngoại giao không được mọi người biết rõ không?

Jean-Baptiste Noé – Thật sự chính người công giáo không biết rõ mấy về vai trò ngoại giao của Tòa Thánh. Nhưng nền ngoại giao của Giáo hội đã có từ thời cổ đại, khi các giáo hoàng gởi các sứ thần đi các nước. Năm 1701, Đức Clément XI thành lập trường để đào tạo các nhà ngoại giao tương lai, bây giờ trường này vẫn còn và trường được dùng làm khuôn mẫu cho các Quốc gia Âu châu. Tại Hội nghị Vienna (1814), các sứ thần được nhận danh hiệu danh dự niên trưởng ngoại giao đoàn, một danh hiệu được xác nhận năm 1961. Ngày nay Tòa Thánh là một trong các Quốc gia có nhiều quan hệ ngoại giao nhất, không kể đến các đại diện của Liên Hiệp Quốc và các quỹ đạo liên hệ của Liên Hiệp Quốc.

Tòa Thánh đã đóng một vai trò thiết yếu trong thế kỷ qua. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Đức Piô XII là trụ cột trong việc chống lại Hitler và giúp các tù nhân đào thoát; tổ chức nhiều cuộc tấn công giết nhà độc tài, chuyện chưa từng có lịch sử; vụ nổi tiếng nhất là chiến dịch Walkyrie. Đức Gioan XXIII can thiệp với Tổng thống Kennedy và Chủ tịch Đảng cộng sản liên-xô Khrouchtchev để tránh thảm kịch cháy hạt nhân trong vụ khủng hoảng Cuba. Còn về Đức Gioan-Phaolô II, hành động của ngài tiêu diệt chủ nghĩa toàn trị là có tính cách quyết định, chính Gorbatchev xác nhận điều này.

Hành động ngoại giao của Đức Phanxicô, ngược với mọi mong chờ cho rằng ngài muốn cắt đứt, nhưng trái lại, đường lối ngoại giao của ngài liên tục với các giáo hoàng tiền nhiệm của ngài?

Đúng vậy, có một sự liên tục đáng kể giữa Đức Phanxicô và Đức Bênêđictô XVI. Trong các vấn đề của thế giới, Đức Phanxicô dùng lại và hoàn tất các hồ sơ còn để mở của Đức Bênêđictô XVI: xích gần lại với nước Nga, quan hệ với thế giới hồi giáo, giải quyết các hồ sơ Trung quốc..v.v.

Bergoglio trở thành giáo hoàng mà chưa có một kinh nghiệm ngoại giao nào

Đức Bergoglio trở thành giáo hoàng mà chưa có một kinh nghiệm ngoại giao nào, ngược với các tiền nhiệm của ngài là các nhà ngoại giao như Đức Phaolô-VI và Đức Piô XII chẳng hạn, hoặc có một kinh nghiệm rõ ràng với thế giới như Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI. Đức Phanxicô dựa vào tình trạng vững chắc sâu sắc của Vatican và một ban quản trị đã nhuần nhuyễn. Các vị trong Phủ Quốc Vụ Khanh (lo các vấn đề ngoại giao) là những người xuất chúng về lãnh vực này: họ không nhiều nhưng họ làm được công việc rất căng thẳng này.

Đức Phanxicô dựa trên các vị xuất chúng như các hồng y Tauran, Parolin và Mamberti, đức tính chính của các vị là im lặng và kín đáo. Tất cả những điều này mang lại cho bộ máy ngoại giao hoạt động tốt với phương tiện rất hạn hẹp.

Ông nói đến “địa chính trị của khối đa diện”, điều này muốn nói lên gì?

Từ ngữ này là của Đức Phanxicô, có nghĩa là toàn cầu hóa. Ngài giải thích toàn cầu hóa không phải là cái vòng, nơi mọi thứ sẽ kết hợp nhau, mọi thứ sẽ tương đương nhau, nhưng toàn cầu hóa là khối đa diện, thế giới với nhiều mặt, nhiều văn hóa, nhiều lợi ích, nơi mọi người nhìn quan hệ quốc tế với mô hình của mình.

“Khối đa diện của toàn cầu hóa” buộc phải quan tâm đến nét đa dạng của các nền văn hóa, các đặc thù của con người. Không có một trung tâm có thể quyết định tất cả, nhưng một tập hợp các vùng ngoại vi, mà các trung tâm có quy mô riêng và sống xa các trung tâm khác. Đức Phanxicô có một cách nghĩ đặc biệt về không gian, về các thành phố, về các quy mô đan xen. Lập luận của ngài mang tính địa lý, làm cho các nhà địa chính trị thích thú khi họ nghiên cứu.

Đức Phanxicô được đánh động bởi chủ nghĩa Peron, một phong trào chính trị riêng của nước Argentina. Ngài có phải là một giáo hoàng theo dân túy không?

“Chủ nghĩa dân túy” là chữ ‘tạp nham’ của những năm 2010, vì dùng quá nhiều nên rốt cuộc nó chẳng còn một ý nghĩa gì. Đức Phanxicô được kết nối với trào lưu thiêng liêng của thần học quần chúng được phát triển trong những năm 1960 ở Châu Mỹ La Tinh. Trào lưu này cảm hứng từ thần học giải phóng, nhưng không bao giờ bị rơi vào chủ nghĩa duy vật. Quần chúng không bị xem như một thể loại xã hội, như đối với người theo chủ nghĩa mát-xít của thần học giải phóng, nhưng như một thể loại của thần nghiệm.

Theo quan điểm của họ, dân tộc luôn được trình bày một cách toàn tiến, một chỉnh thể. Có nhiều đức hạnh và khôn ngoan, được ghi vào trong các phần lãnh thổ và các nơi để bảo vệ. Không gian thường bao gồm dân tộc dù có gây thiệt hại cho tính đặc thù của các phần tử. Đó là sự thu hút Đức Phanxicô đem về cho các cộng đoàn bản địa và các phong trào bình dân. Chính cái khôn ngoan của dân tộc thần nghiệm này mà ngài thích gặp và thích mình là, như chúng ta đã thấy trong lần họp Thượng hội đồng Amazon vừa qua. Chính họ là những người ngài hiểu và chính họ là những người ngài thấy thoải mái khi ở gần.

Còn thành kiến mà ông tháo gỡ trong quyển sách: ngược với các nhà quan sát khác, Âu châu không phải là sự lãng quên lớn của giáo hoàng, trái lại ngài đặt các quan hệ với nước Nga để mang đến cho châu lục cổ một đà thiêng liêng mới?

Với Âu châu, Đức Phanxicô có các mối tương quan phức tạp. Các châu lục trong trái tim ngài là Châu Mỹ La Tinh và Á châu, nhưng ngài cũng gần gũi với nước Nga và các vùng khác của Âu châu mà chúng ta không bao giờ đề cập đến: Bosnia, Albania, các nước vùng vịnh Baltic, các hòn đảo bị bỏ quên như Lesbos, Lampedusa. Cuộc gặp của ngài với Thượng phụ Kirill ngày 12 tháng 2 năm 2016 ở Cuba vẫn là một trong các điểm mốc quan trọng trong hành động ngoại giao của ngài. Maxcơva đã cắt đứt với Rôma từ hơn năm thế kỷ và bây giờ vẫn từ chối bất cứ cuộc họp nào. Cuộc gặp gỡ này xảy ra ở Cuba, hòn đảo cộng sản nơi kitô giáo bị cấm từ lâu là bằng chứng cho thấy hồi kết không bao giờ được viết trước, và lịch sử có thể dành các đảo ngược bất ngờ.

Trong bài phát biểu tại Strasbourg trong chuyến thăm Nghị viện Âu châu tháng 11 năm 2014, ngài đã trình bày các trục để hồi sinh cho Âu châu và kêu gọi Âu châu nên trẻ lại và đừng là “bà già” nữa. Ngài có một đòi hỏi lớn cho Âu châu, mà ngài không chắc các nghị viên vỗ tay mà đã hiểu tất cả ý nghĩa của nó.

Truyền bá kitô giáo là nhất thiết truyền bá văn hóa la mã phương Tây

Làm thế nào Vatican giải quyết nghịch lý mà ông đề cập đến: dấn thân cho hòa bình dựa trên triết lý chính trị mang đậm nét phương Tây, trong khi Giáo hội bảo vệ một tầm nhìn phổ quát trên các quan hệ quốc tế?

Quan niệm của chúng ta về quan hệ quốc tế và trật tự của thế giới dựa trên quan niệm triết học thấm nhuần chủ nghĩa Hy lạp và La mã của chúng ta. Giáo hội, với tư cách là người thừa kế và người tiếp tục của Rôma, là kho lưu trữ và truyền bá của La mã. Khi Rôma gặp các nền văn hóa khác, điều gì có thể xảy ra? Hoặc một sự pha loãng trong văn hóa được gặp, hoặc một sự hủy diệt của nền văn hóa này được kitô giáo bao trọn. Đây là phương trình khó khăn của hội nhập văn hóa.  Đó là toàn bộ căng thẳng của việc truyền giáo và mâu thuẫn đau lòng mà các nhà truyền giáo phải chịu. Trong các vấn đề văn hóa, việc đa thê, đa phu là không thể, ngoại trừ trở thành tâm thần phân liệt: người ta không thể đồng thời là chồng của hai nền văn hóa.

Do đó, truyền bá kitô giáo nhất thiết phải phổ biến văn hóa La mã phương Tây vốn là nền tảng trí tuệ của kitô giáo. Các nhà truyền giáo từ chối việc này thường rơi vào sự thờ phượng ngẫu tượng và cuối cùng là sự từ chối kitô giáo. Điều này đã được một số nhà truyền giáo gợi lên một cách bi thảm trong Thượng hội đồng Amazon. Qua việc từ chối trở lại của các dân tộc bản địa về với đức tin kitô giáo, một số người bị giới hạn chỉ trong việc hỗ trợ kỹ thuật và vật chất thuần túy. Rồi đến các nhà truyền giáo phái phúc âm đã nói về Chúa Kitô và đặt việc cứu rỗi chính trị sang một bên. Họ đã thu hút một số lượng lớn quần chúng và ngày nay, Giáo hội công giáo đang gặp khó khăn lớn trong vùng Amazon, bị kẹt giữa sự kìm hãm của sự phục hưng bản địa và cây búa của sự năng động truyền giáo.

Thế giới của chúng ta đang trở nên ngoại đạo thêm một lần nữa

Bi kịch này cũng xảy ra ở Phi châu, nơi có sự đương đầu của ba tôn giáo, hồi giáo, kitô giáo và đạo thần linh. Trong ba tôn giáo này, trong vài chục năm sắp tới, có khả năng thuyết vật linh sẽ nuốt hồi giáo và kitô giáo như tờ giấy thấm, làm khô đi sự hiện diện kitô giáo ở châu Phi. Vì sợ trở thành La mã, Giáo hội có nguy cơ không tồn tại.

Một khó khăn khác, Vatican nằm trong các tổ chức quốc tế có triết lý về nhân quyền, mà gần như đã xa rời khái niệm kitô giáo lúc đầu

Đó là một thử thách lớn đặt ra cho Giáo hội: thử thách kitô giáo hóa các thể chế quốc tế đã rời xa triết lý chính trị kitô giáo đã sinh ra họ.

Bằng những sợ hãi phi lý, bằng sự loại bỏ con người, bằng sự thờ phượng thiên nhiên bất cân xứng, thế giới chúng ta lại trở nên ngoại đạo: nhường chỗ cho các vị thần mới mà phụng vụ mượn con đường bắt chước từ những vị thần cổ xưa. Các nhà văn Philippe Nemo và Rémi Brague, trong hai tác phẩm khác nhau, Cái chết của chủ nghĩa vô thần hiện đại (La belle mort de l’athéisme moderne, Philippe Nemo, 2013), Một số sự thật trở thành điên (Des vérités devenues folles, Rémi Brague, 2019) đã chứng tỏ sự bế tắc của chủ nghĩa vô thần và sự biến mất của nó. Cái chết của chủ nghĩa vô thần đang nổi lên, và chúng ta thấy hiện nay ở Âu châu, trên một hình thức mới của ngoại đạo cổ xưa, nơi con người  bị ghét đến nỗi nó được yêu cầu làm cho biến mất. Đây là con đường được các nhà sinh thái học cực đoan bảo vệ, mà lòng căm thù con người sẽ dẫn đến những thảm họa tương tự như chủ nghĩa cộng sản.

Trong tất cả các tôn giáo, kitô giáo là tôn giáo duy nhất có một triết lý mang tính cá nhân.

Với Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato si’, Đức Phanxicô đã cố gắng đặt tư tưởng sinh thái theo quan điểm kitô giáo, có nghĩa là dựa trên tính nguyên thủy của con người. Trong tất cả các tôn giáo, kitô giáo là tôn giáo duy nhất có một triết lý mang tính cá nhân. Và vì vậy, trong các thể chế quốc tế phủ nhận phẩm giá của con người, từ khi thụ thai đến khi chết, vai trò của các nhà ngoại giao của Tòa Thánh là nhắc lại và bảo vệ nó.

Trong thái độ của ngài đối với hồi giáo, người ta có thể trách Giáo hội ngây ngô. Ngược lại, ông ủng hộ “học thuyết Tauran”, là học thuyết có phần lật đổ hơn là vẻ bên ngoài của nó?

Đức Hồng y người Pháp, Jean-Louis Tauran, qua đời năm 2018 là một trong các nhà ngoại giao lỗi lạc trong các thập niên vừa qua. Ngài là cánh tay mặt của ba giáo hoàng, Đức Gioan-Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô, ngài lo việc đối thoại với hồi giáo.

Xin đọc: Đức Hồng y Tauran, nhà ngoại giao của các đối thoại không thể được

“Học thuyết Tauran” là thành ngữ của Đức Gioan-Phaolô II, gồm cả việc buộc các chức sắc hồi giáo phải đi ra khỏi sự mơ hồ, buộc họ phải đối diện với trách nhiệm của mình. Nếu hồi giáo không phải tác giả các cuộc tấn công, các vụ tàn sát kitô hữu Đông phương, các vụ áp bức phụ nữ, thì họ phải lên tiếng mạnh mẽ và rõ ràng, họ phải thực hiện các biện pháp thích ứng để ngăn chặn việc này.

Đức Hồng Y Tauran rất sáng suốt về sự nguy hiểm của hồi giáo. Đây là lý do tại sao ngài luôn tìm cách thảo luận với các nhà chức trách hồi giáo thức thời ở Morocco, Iran, Ai Cập và đưa họ lên hàng đầu để ngăn chặn các phong trào cực đoan dấy lên. Ngài cũng phát triển khái niệm có đi có lại, cụ thể là cho phép các kitô hữu tự do giữ đạo ở các quốc gia hồi giáo. Dù các lo âu vẫn còn, các tiến bộ rõ ràng đã được thực hiện, và vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Paul Sugy (lefigaro.fr) -Marta An Nguyễn dịch

Tác giả: Marta An Nguyễn dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập592
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm590
  • Hôm nay75,129
  • Tháng hiện tại895,788
  • Tổng lượt truy cập56,997,425
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây