Video: Giáo Hội Năm Châu 16 – 22/12/2014

Chủ nhật - 21/12/2014 19:28

-

-
Tòa thánh quyết định cải tổ Radio Vatican Web site một cách toàn diện tăng cường thêm việc truy cập đến các videos phóng sự trực tiếp gọi là Live video streaming và những bình luận về các sự kiện liên quan đến Đức Giáo Hoàng, và dành toàn bộ một phần cho Đức Thánh Cha Phanxicô...
Video: Giáo Hội Năm Châu 16 – 22/12/2014

 
 
1. Giáo Hội Công Giáo Ukraine Hy Lạp lo ngại bị cấm hoạt động tại miền Đông Ukraine

Hai mươi lăm năm sau khi được hợp pháp hóa tại nhiều phần đất thuộc Liên Xô cũ, các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Ukraine Hy Lạp nói Giáo Hội này đang phải đối diện một lần nữa với việc có thể bị cấm tại nhiều miền của Ukraine.

Giáo Hội Công Giáo Ukraine Hy Lạp đã đánh dấu kỷ niệm 25 năm được hợp pháp hoá trong tuần vừa qua. Đặc sứ của Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna đã tham dự thánh lễ tạ ơn ở Kiev hôm thứ Tư.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Công Giáo Áo Kathpress, Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk đã đưa ra những nhận xét bi quan về những diễn biến gần đây ở Crimea liên quan đến Giáo Hội của ngài sau khi Putin đơn phương sát nhập Crimea vào Nga hồi tháng ba năm nay sau một cuộc trưng cầu dân ý không được luật pháp quốc tế công nhận.

Đức Tổng Giám Mục nói: "Các địa phương do Nga và phiến quân thân Nga kiểm soát còn ban hành một đạo luật đặc biệt, trong đó mỗi cộng đồng tôn giáo có nghĩa vụ phải đăng ký lại và có lẽ đối với Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine thật là rất khó khăn để có được một giấy phép mới," 

Ngài nói. "Điều đó có nghĩa là bắt đầu vào tháng Giêng năm 2015, chúng tôi chỉ đơn giản là một tổ chức bị đặt ngoài lề pháp luật."

"Đó thực là điều mỉa mai vì chúng tôi đang cử hành 25 năm được hợp pháp hoá tại Liên Xô cũ, nhưng ngay bây giờ ở một số miền của Ukraine, chúng tôi lại mất danh nghĩa pháp lý để tồn tại,".

2. Nga lên án viện trợ quân sự Mỹ dành cho Ukraine

Radio Vatican cho biết Nga đã lên án một dự luật vừa được thông qua bởi Quốc hội Hoa Kỳ theo đó Mỹ sẽ tài trợ $ 350 triệu viện trợ quân sự cho chính phủ Ukraine để chiến đấu với các nhóm ly khai thân Nga ở phía đông nước này. Luật này cũng đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với các công ty của Nga do nhà nước kiểm soát. Căng thẳng giữa Mạc Tư Khoa và Washington đã xảy ra khi một đoàn xe khổng lồ gồm 130 xe vận tải của Nga được đưa đến phía đông Ukraine. Điện Kremlin mô tả đoàn xe này là một nỗ lực viện trợ nhân đạo nhưng phiá Ukraine nói rằng đoàn xe ấy tiếp tế vũ khí đạn dược cho phiến quân ly khai và vi phạm chủ quyền nước này.

Hôm thứ Bảy 13 tháng 12, phó Bộ trưởng Ngoại giao Nga là ông Sergei Ryabkov đã cáo buộc về một điều mà ông gọi là một "não trạng chống Nga đang thịnh hành tại Washington" khi quốc hội Mỹ thông qua luật mới cho phép viện trợ quân sự cho Kiev và tăng cường các biện pháp trừng phạt chống Nga. 

Dự luật, đã được đồng thanh thông qua tại lưỡng viện Quốc hội, cũng đưa ra những trừng phạt mới đối với việc xuất khẩu vũ khí của công ty Rosobornexport và việc sản xuất khí đốt tự nhiên của công ty Gazprom. Cả hai đều là những công ty quốc doanh của Nga.

3. Ba nước Baltic và Ba Lan quan tâm đến những "hoạt động quân sự chưa từng có của Nga " trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia là ông Sven Mikser hôm 14 tháng 12 cho biết nước ông đã phải chứng kiến "một chiến dịch xâm phạm vùng trời với quy mô lớn " bởi cả máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Nga, mà ông gọi là "những người khách không bình thường" trong khu vực.

Ông gọi các động thái này là "những khiêu khích không cần thiết ". Trong số các biến cố mới nhất, một máy bay Nga bị cáo buộc đã vi phạm không phận của Estonia cuối tuần qua.

Ông Mikser đã tuyên bố như trên sau hai ngày hội đàm tại Latvia giữa các nước vùng Baltic với Ba Lan.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan là ông Tomasz Siemoniak nói hôm thứ Năm 11 tháng 12 rằng "trong một vài ngày qua" đã có "những hoạt động chưa từng có của Nga từ các hạm đội nơi xuất phát các chuyến bay trên khu vực biển Baltic".

4. Hội nghị về khí hậu ở Lima hoàn toàn bế tắc

Các nhà hoạch định chính sách và các quan chức chính quyền của gần như mọi quốc gia trên thế giới đã họp tại Lima trong hai tuần qua để xây dựng một kế hoạch chống lại việc trái đất đang nóng dần lên. 

Cuộc họp đã thất bại hôm thứ Bẩy 13/12 mặc dù đã họp thêm nhiều buổi ngoài dự trù ban đầu. Theo Radio Vatican lý do chính dẫn đến thất bại là vì các nước phát triển muốn áp đặt việc cắt giảm carbon trên các quốc gia đang phát triển; trong khi đó các quốc gia đang phát triển lại nói rằng họ phải nhận được sự hỗ trợ tài chính cho những nỗ lực cắt giảm khí thải. 195 quốc gia đã tham dự hội nghị ở Lima, Peru. 

Ban đầu hội nghị được dự trù kéo dài từ 1 đến 12 tháng Mười Hai. Cuối cùng các tham dự viên đã họp thêm một ngày nữa là ngày thứ Bẩy 13 tháng 12. Tuy nhiên, họ không đạt được thỏa thuận nào. Các cuộc đàm phán nhằm đạt được tiến bộ về một dự thảo thỏa thuận về biến đổi khí hậu, sẽ được tái tục ở Paris vào cuối năm tới.

5. Các cơ quan của Liên Hợp Quốc về nhân quyền đã bày tỏ lo ngại về một làn sóng bắt giữ và truy tố ở Sudan trong những tháng gần đây.

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền cho biết chính quyền Sudan đã tung ra hàng loạt 'những động tác nhằm bịt miệng các nhà đối lập chính trị và những ai dám chỉ trích các chính sách của đảng cầm quyền.

Tổng Giám Đốc Cao ủy cho biết "Sáu tháng qua đã thấy cho thấy đông đảo các nhà hoạt động chính trị và giới trẻ, cũng như những người bảo vệ nhân quyền nổi tiếng bị bắt giam,".

Tiến sĩ Amin Makki Medani, 76 tuổi, một nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng và là cựu đại diện Văn phòng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc trong khu vực Ả Rập, và Tiến sĩ Farouk Abu Issa, 78, là nhà lãnh đạo phe đối lập đã bị bắt tại tư gia hôm 06 Tháng 12 bởi cục tình báo quốc gia Sudan.

Hai vị nay vừa trở về từ Addis Ababa, Ethiopia, sau khi đã ký một văn kiện chính trị được gọi là "Sudan Call".

Tài liệu này kêu gọi dân chúng "lật đổ chế độ nhà nước độc đảng và thay thế nó bằng một nhà nước đa đảng dựa trên quyền công lý, bình đẳng và tự do".

6. Toà Thánh cải tổ Web site của Radio Vatican

Tòa thánh quyết định cải tổ Radio Vatican Web site một cách toàn diện tăng cường thêm việc truy cập đến các videos phóng sự trực tiếp gọi là Live video streaming và những bình luận về các sự kiện liên quan đến Đức Giáo Hoàng, và dành toàn bộ một phần cho Đức Thánh Cha Phanxicô với các chức năng mới như podcasts, tweet trực tiếp, và các liên kết đến nhiều tài khoản thuộc các mạng xã hội.

Cha Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh cho biết:

"Radio Vatican tiếp tục tham gia trong môi trường truyền thông kỹ thuật số để phục vụ Tin Mừng và Giáo Hội. Những thay đổi trong các trang web không chỉ giới hạn trong các yếu tố đồ họa nhưng trọng tâm là việc tổ chức lại các nội dung, thể hiện một cách tiếp cận xã hội ngày càng hiện đại để rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô."

Trang web này cũng trình bày tin tức từ Vatican và từ Giáo Hội trên toàn thế giới với 37 ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt.

Cha Lombardi cũng trình bày những ứng dụng của Radio Vatican dành cho Android, iPhone và Windows và cho biết các tính năng video trực tiếp có được là nhờ một nỗ lực hợp tác với Centro Televisivo Vaticano tức là đài truyền hình trung ương Vatican.

7. Tình trạng khai thác thiên nhiên bừa bãi tại Peru

Hủy diệt thiên nhiên, loại trừ người dân bản địa khỏi đời sống xã hội, buôn bán người là những thực tại đáng lo ngại đang diễn ra tại Peru. 

Việc khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Peru đã được đưa ra ánh sáng trong các nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi Trung tâm Văn hóa Jose Pio Aza của các nhà truyền giáo dòng Đa Minh ở Peru, với sự hỗ trợ của Selvas Amazonicas Missions.

Các kết quả của nghiên cứu, được đúc kết trong e-book có nhan đề "Khai thác gỗ, vàng và khí đốt ở Amazon miền Nam Peru: Tác động và tranh cãi", đã mô tả và phân tích các tác động lên môi trường kinh tế-xã hội, và văn hóa của xã hội Peru mà các phương pháp được sử dụng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang gây ra.

Các cha dòng Đa Minh tố cáo "Người ta đang hủy diệt thiên nhiên, chà đạp quyền lợi và nhân phẩm của những người bản điạ trầm trọng đến mức không chỉ xua đuổi họ mà còn bắt cóc và buôn bán người dân bản địa như những người nô lệ. Và tất cả các điều đó đang diễn ra ở thế kỷ 21 này".

8. Các nữ tu ở Kolkata giải thoát những thiếu nữ bị bắt làm nghề mãi dâm

Cải trang cùng với cảnh sát trong những bộ thường phục, một nhóm nhỏ từ ba đến bốn nữ tu đã đột kích vào các nhà chứa tại thành phố Kolkata phiá đông Ấn Độ để giành giật lại những phụ nữ trẻ và những bé gái có em chỉ mới 12 tuổi khỏi nanh vuốt của những kẻ bắt cóc họ. Trong bốn năm, "chúng tôi đã đưa 30 kẻ bắt cóc vào tù," Chị Sharmi D'Souza, một thành viên của dòng các nữ tu của Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo diễn ra ở Vatican hôm thứ Tư 11 tháng Hai. 

Chị và một số nữ tu khác đã tham dự buổi trình bày sứ điệp ngày Hòa Bình Thế Giới của Đức Thánh Cha Phanxicô trong đó ngài kêu gọi tất cả mọi người chống lại các hình thức nô lệ thời hiện đại. 

"Có một đêm, chúng tôi đã cứu được 37 cô gái," trong đó có 10 trẻ vị thành niên. Các nữ tu cũng đưa những phụ nữ được giải cứu đến những nơi an toàn và cung cấp cho họ những hỗ trợ cần thiết để về với gia đình hay làm lại cuộc sống mới.

Các nữ tu cũng cung cấp những thông tin quan trọng cho cảnh sát, chẳng hạn như tên của những kẻ buôn bán người và vị trí của nhà chứa khác. Nếu cảnh sát từ chối đi với các nữ tu đột kích vào một nhà chứa vì họ đã bị mua chuộc bởi những kẻ buôn người, các nữ tu cho biết các chị sẽ báo cáo lên những người có thẩm quyền cao hơn, "và buộc họ có hành động cụ thể,"

Chị Sharmi D'Souza cho biết một kinh nghiệm như sau: "Chúng tôi không bao giờ đi một mình. Chúng tôi đi cùng với các tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi rất cần các vị mục tử đi cùng với chúng tôi, các giám mục của chúng tôi, các linh mục của chúng tôi để hỗ trợ cho chúng tôi, bởi vì nếu các ngài phối hợp với chúng tôi, chúng tôi có thể làm nhiều hơn".

9. Tình trạng sốt xuất huyết tại Cacuta

Trước số lượng ngày càng tăng các bệnh nhân sốt xuất huyết, Đức Cha Julio Cesar Vidal Ortiz là Giám mục giáo phận Cucuta của Colombia đã bày tỏ quan ngại sâu xa của ngài về tình hình trong khu vực này và yêu cầu các nhân viên y tế của thành phố và khu vực hãy tăng tốc các chiến dịch thông tin trong cộng đồng.

Trong một thông cáo báo chí gửi đến thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc, Đức Cha nói rằng nếu các biện pháp thích hợp không được thực hiện "tình trạng này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng xã hội, với những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người dân". Ngài cũng kêu gọi tình liên đới trách nhiệm của toàn giáo phận trước tình trạng khẩn cấp này: như báo động cho chính quyền về sự hiện diện của virus và làm theo lời khuyên của các bác sĩ liên quan đến việc phòng chống bệnh.

Colombia là một trong những nước châu Mỹ Latinh nơi căn bệnh này đã lan rộng rất nhanh trong vài tháng qua. Theo các báo cáo chính thức, đã có khoảng 4500 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết.

10. Đức Cha Anthony Fisher lên tiếng về vụ tấn công khủng bố tại Martin Place, Sydney

Lúc 10h sáng thứ Hai 15/12, một người tự xưng là giáo sĩ Hồi Giáo Iran, tên là Man Haron Monis, trước đây vốn là một người tị nạn, đã bắt giữ 17 người làm con tin trong tiệm cà phê Lindt, ở khu Martin Place là khu trung tâm của Sydney.

Cảnh sát đã phong tỏa khu vực hơn 16 giờ trước khi lực lượng cảnh sát đặc biệt tấn công vào tiệm cà phê vì nghe có tiếng súng phát ra từ bên trong.

Người quản lý tiệm cà phê, tên là Tori Johnson, 34 tuổi, và nữ luật sư Karina Dawson, 38 tuổi bị tên khủng bố giết chết. Bốn người bị thương trong biến cố này, nhưng vết thương không đe dọa mạng sống. Trước đó, một số con tin bị buộc phải trương một lá cờ đen lên cửa sổ tiệm càphê.

Đức Cha Anthony Fisher, Tổng Giám Mục Sydney đã kêu gọi người Úc cầu nguyện để đất nước họ vẫn còn là một nơi an tòan và hoà hợp về xã hội. Ngài nói rằng: “Hai phẩm tính vĩ đại nhất của quốc gia ta là bầu khí dễ chịu, an toàn và lịch sử hòa hợp giữa nhân dân thuộc đủ mọi thống thuộc sắc tộc, tôn giáo và chính trị.

“Biến cố ngày hôm nay sẽ chứng thực cho quyết tâm của chúng ta nhất định còn là một xã hội như trên. Ta không được để cho biến cố này khiến ta chống lại nhau hay xâm hại tới cảm thức an ninh của ta.

Tác giả: VietCatholic Network

Nguồn tin: vietcatholic.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập585
  • Hôm nay56,883
  • Tháng hiện tại877,542
  • Tổng lượt truy cập56,979,179
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây