Trạng thái của người trung niên cha mẹ già cũng đã trải qua, do đó, cha mẹ sẽ không vì con cái không quan tâm mà than phiền.
Thứ họ cất giữ không hẳn là cô đơn, mà là:
1. Sợ con cái gặp chuyện chẳng lành, nhưng bản thân không giúp gì được, họ chỉ có thể dặn dò, lo lắng, hỏi thăm tình hình của con.
Khi con cái có cuộc sống không tốt, trải qua những khó khăn, vất vả, người lo lắng nhất, không ai khác vẫn là cha mẹ.
2. Sợ làm phiền con cái, khi bản thân có bệпh cũng không dám nói.
Nếu có một ngày, bạn nhận được tin nhắn cha mẹ của bạn ngã bệпh, vậy thì chắc hẳn là đã nghiêm trọng rồi. Nếu bệпh nhẹ, họ nhất định sẽ không làm phiền đến bạn, và cũng sẽ không nói cho bạn biết.
Khi cha mẹ già yếu, mỗi khi thống khổ bệпh tật dày vò tìm đến, họ sẽ tự động viên con cháu: “qua đêm là khỏi”, “chịu đựng một chút là sẽ tốt hơn thôi”, họ luôn có niềm tin mình sẽ khỏe lại nhanh chóng. Kỳ thực, họ không muốn đem lại phiền phức cho con cái, đây là “căn bệnh” của đa số các bậc làm cha, làm mẹ.
3- Sợ con không vừa lòng, nên khi nói chuyện luôn cẩn thận. Khi bạn phát hiện ra, mỗi khi cha mẹ nói chuyện với bạn một cách "không cẩn thận”, vậy là họ đã già, đã lẫn rồi đấy.
Con người thường luôn mang “bộ mặt tốt đẹp” khi ở ngoài xã hội, nhưng thường mang bộ mặt xấu xí về nhà, bởi vì đứng trước mặt bố mẹ, bạn mới được là chính bạn.
Cảm ngộ:
Mỗi người rồi sẽ già đi, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cha mẹ già đi, cũng chính là hình dáng của bạn trong tương lai. Bạn là con cái của cha mẹ và cũng là cha mẹ của con cái bạn.
Cha mẹ còn ở cạnh bên, là hạnh phúc nhất của cuộc đời, cha mẹ mất đi, thì không còn bao giờ gặp được nữa.
Một ngày nào đó, bạn sẽ không thể nghe thấy tiếng cha mẹ, cũng không nhận được cuộc điện thoại nào của cha mẹ nữa.
Một ngày nào đó, có thể bạn cũng sẽ như ba mẹ bây giờ - bơ vơ, đơn độc, bất an.
Đọc đến đây, hy vọng bạn sẽ, dù có bận đến mấy, hãy cho cha mẹ biết bạn vẫn bình an.
(Sưu tầm)