Cha mẹ là giải pháp chứ không phải là vấn đề

Thứ tư - 27/02/2013 18:32

-

-
Trong gần năm thập niên, các chính quyền,các trường học, các cơ quan tổ chức y tế đã cố đi theo cùng một đường lối này là cứ ngày càng lấn chiếm vai trò của các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục và hình thành đạo đức cho trẻ. Kết quả là cực kỳ xấu.
Cha mẹ là giải pháp chứ không phải là vấn đề
Cha mẹ thực sự biết hay nhất
 
Washington , DC, Feb 13, 2013 ( Zenit.org )
 
Trước đây, chính sách của chính phủ và các tổ chức nhà nước đã chiều theo ý các bậc phụ huynh vốn được coi như là thẩm quyền tối hậu về những gì là tốt đẹp nhất cho con cái họ.Tuy nhiên, những năm gần đây, sự quan tâm của phụ huynh ngày càng bị xem nhẹ trong khi vai trò các quan chức chính phủ, các giáo viên và các người đảm trách y tế lại ngày càng được lớn mạnh hơn. Những người mà “sự thành thạo chuyên môn” của họ xem ra được vận dụng ngày càng nhiều, lại thường xâm phạm vào những lãnh vực theo truyền thống là mối quan tâm của cha mẹ, từ những tổ chức có tính toàn cầu như Liên Hiệp Quốc đến người y sỹ địa phương, từ văn phòng ra đến đường phố.
 
LHQ đã đề nghị hai công ước: Công ước về Quyền của Trẻ em và Công ước về Quyền của Người Khuyết tật, mà cả hai đều đặt quyền nhà nước trên quyền của cha mẹ trong việc xác định đâu là những lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Sự quan tâm đến những vi phạm quyền của cha mẹ đã cản trở việc phê chuẩn các công ước này ở Hoa Kỳ, dù những công ước này xem ra có được sự ủng hộ của một số chính khách Hoa Kỳ.
 
Trong lĩnh vực giáo dục, Đức, Thụy Điển cùng nhiều quốc gia Đông Âu và Nam Mỹ hoàn toàn không chấp nhận việc giáo dục tại nhà. Nhiều quốc gia như Áo và Iceland đã hạn chế khắt khe việc thực hiện này. Những quốc gia này không từ bỏ việc kiểm soát nội dung giáo dục và không chịu tin tưởng việc phụ huynh giáo dục con em mình. Phần lớn sự e dè này phát xuất từ bản chất tôn giáo của nhiều chương trình giáo dục tại gia và sự từ chối của các bậc phụ huynh dạy trẻ tại gia không muốn tham gia vào việc tuyên truyền của xã hội đang được xúc tiến cả ở trường công lẫn nhiều trường tư. Sự tuyên truyền này thường bao gồm cả việc bình thường hóa tình trạng đồng tính luyến ái, giáo dục giới tính rõ ràng, ủng hộ việc tránh, ngừa và phá thai.
 
Tòa án nhân quyền châu Âu xác nhận lệnh cấm giáo dục tại gia của Đức, nói rằng Đức có lợi ích quốc gia rõ ràng trong việc ngăn ngừa những bất đồng từ những người “có xác tín triết học khác biệt”. Tại Mỹ, Erwin Chemerinsky, Khoa trưởng Khoa Luật thuộc Đai học Irvine California mới đây đã đề nghị trong một diễn văn tại cuộc họp hàng năm của Hiệp hội các Trường Luật Hoa Kỳ rằng không chỉ giáo dục tại gia mà tất cả giáo dục tư thục cũng nên bị coi là bất hợp pháp. Ông tuyên bố quyền kiểm soát của cha mẹ đối với việc nuôi dạy con cái không phải là tuyệt đối và có thể phải nhường bước cho lợi ích của quốc gia.
 
Trong lĩnh vực y khoa, những người phục vụ y tế cũng thường cho rằng cha mẹ không còn cần thiết khi con cái đến tuổi vị thành niên. Hầu hết các thiếu nữ có thể tiếp cận các biện pháp ngừa tránh thai và điều trị các bịnh lây lan qua đường tình dục mà không cần có ý kiến hoặc sự đồng ý của cha mẹ. Gần một nửa số tiểu bang ở Hoa kỳ đòi sự đồng ý của cha mẹ đối với việc phá thai .Hơn nữa, trong các phòng khám trên cả nuớc, các bác sĩ cách ly trẻ vị thành niên khỏi cha mẹ chúng trong lúc khám. Một bài báo mới đây về việc chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên, của tạp chí American Family Physician, tạp chí hàng đầu của American Academy of Family Physicians, nhấn mạnh đến sự quan trọng trong việc tách cha mẹ khỏi những quyết định về y tế liên quan đến trẻ vị thành niên là để giúp cho việc giao tiếp giữa thày thuốc và bệnh nhân vị thành niên được hiệu quả hơn.
 
Tuy nhiên, phân tích khách quan khoa học nói gì về việc vai trò của cha mẹ bị gạt ra bên lề khi đụng đến giáo dục, y tế, và phúc lợi tổng quát của trẻ em? Một nghiên cứu của Brian Ray thuộc Viện Nghiên Cứu Toàn Quốc về Giáo Dục Tại Gia đã khảo sát 11.739 học sinh được giáo dục tại gia trong tất cả 50 tiểu bang. Ông nhận thấy số học sinh được giáo dục tại gia đạt gần 40 điểm bách phân trung bình cao hơn trên những trắc nghiệm thành tích tiêu chuẩn hóa khi so sánh với học sinh trường công lập. Các em được xếp hạng thứ 88 bách phân trên thang tỷ lệ cho các môn chính như đọc, ngữ văn, và toán so với hạng 50 bách phân của các học sinh công lập trung bình. Những kết quả này độc lập với trình độ giáo dục và tình trạng kinh tế xã hội của các bậc cha mẹ. Một thực tế ấn tượng không kém là các học sinh được giáo dục tại gia tiêu tốn khoảng 5% ngân sách trường công dành cho mỗi học sinh hàng năm.
 
Cũng còn có những vấn đề với giả thiết phổ biến rằng chương trình giáo dục giới tính rõ ràng đã đạt được sự chú ý cao nhất của các học sinh. Tháng tư năm 2007, Viện Nghiên Cứu Chính Sách Toán Học (Mathematica Policy Research, Inc.) [MPR] đã tung ra một nghiên cứu thường được viện dẫn về tính hiệu quả của những chương trình giáo dục tiết dục. Họ nhận thấy rằng các chương trình giáo dục tiết dục đã không đưa ra một cải thiện nào trong tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai hay sự hiểu biết của trẻ vị thành niên về những hậu quả có tiềm năng tiêu cực của quan hệ tình dục. Báo cáo này được rêu rao như là một bằng chứng cho việc giáo dục tiết dục không có hiệu quả và không nên được tiếp tục tài trợ nữa. Tuy nhiên, điều đã không được bản phân tích nhắc đến trong báo cáo là các nhóm kiểm tra trong cuộc khảo sát đã nhận được lối giáo dục theo tiêu chuẩn giáo dục “ tình dục an toàn” vốn phổ biến trong nhiều học khu. Về cơ bản, không có sự khác biệt về hậu quả đối với các học sinh đã được hiểu biết về tránh thai và các bệnh lây lan qua đường tình dục và những học sinh được khuyến khích tiết dục. Không chương trình nào hiệu quả cả.
 
Một giải thích hợp lý về sự thất bại cho cả hai chương trình giáo dục tiết dục và “tình dục an toàn” có thể thấy được khi phân tích những đặc điểm của dân số được khảo sát. Từnghiên cứu của MPR:

Các thanh niên trong mẫu nghiên cứu ở trong hoàn cảnh khiến họ có nguy cơ tương đối cao liên quan đến quan hệ tình dục sớm xét về tuổi tác. Với một ngoại lệ từ My Choice, My Future (một trong những chương trình giáo dục tiết dục được nghiên cứu) một phần ba thanh niên trong mẫu nghiên cứu, hoặc ít hơn, trong mỗi bên được báo cáo trên cơ bản có cha mẹ kết hôn. Họ cũng báo cáo tỉ lệ tương đối cao có mức độ căng thẳng của cuộc sống, chẳng hạn, chị em có thai hoặc anh chị em bỏ học nửa chừng. Hơn nữa, hầu hết các đối tượng trẻ báo cáo rằng họ có hình ảnh người mẹ (95% ) chỉ có bốn trong mỗi năm đối tượng trong Recapture the Vision and FUPTP (một trong những chương trình giáo dục tiết dục được nghiên cứu) báo cáo họ có hình ảnh người cha.
 
Môi trường gia đình của những người tham gia nghiên cứu cũng rất rối loạn và như vậy rất thuận lợi cho hành vi tính dục dễ xảy ra đến nỗi không một sự can thiệp nào từ bên ngoài, dù có chủ đích rõ rệt hoặc được sắp đặt cẩn thận, sẽ mang lại nhiều tác dụng. Trái ngược với những kết luận của truyền thông, bản tường trình này không phải là một cáo trạng của giáo dục tiết dục. Nó chỉ nêu lên rằng sự ổn định gia đình tại nhà mình quan trọng hơn các chương trình tại trường.
 
David Payton đã đạt được phần lớn kết luận giống như vậy trong một nghiên cứu mới đây về nạn mang thai và phá thai nơi trẻ vị thành niên ở Anh quốc và xứ Wales. Ông viết trong ấn bản tháng chín năm 2012 tạp chí Education and Health (Giáo dục và Sức khỏe) là bất kể hàng triệu bảng Anh đổ vào các sáng kiến chính sách công về giáo dục giới tính trên cơ sở các trường tổng hợp, thực ra, chẳng có thay đổi nào về tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai. Ông đã chỉ ra các nghiên cứu cho thấy luật lệ về phá thai mà có sự tham gia bắt buộc của cha mẹ làm giảm số lượng phá thai ở trẻ vị thành niên, giảm các bệnh lây lan qua đường tình dục, và thậm chí cải thiện sức khỏe tinh thần cho thanh thiếu niên. Ông trích dẫn công trình của Sabia & Rees đã cho thấy sau khi ban hành luật phá thai buộc có sự tham gia của cha mẹ, số thiếu nữ tự tử đã giảm xuống 15 đến 25%. Vì thế Payton kết luận rằng, thay vì tập trung nỗ lực vào trẻ vị thành niên được cách ly ra khỏi gia đình chúng, những sáng kiến công cộng nên chú trọng đến việc bao gồm cả cha mẹ và con cái trong bất cứ giải pháp nào.
 
Trong tác phẩm mang tính tiên tri Brave New World của Aldous Huxley, sự dính dấp của cha mẹ với con cái có từ nguyên thủy và rất lạ lùng. Một chính quyền trung ương nắm trọn quyền kiểm soát việc nuôi dưỡng trẻ con và khái niệm gia đình bị tiêu hủy. Cái nhìn bi quan của Huxley bây giờ thành hiện thực: Trong gần năm thập niên, các chính quyền,các trường học, các cơ quan tổ chức y tế đã cố đi theo cùng một đường lối này là cứ ngày càng lấn chiếm vai trò của các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục và hình thành đạo đức cho trẻ. Kết quả là cực kỳ xấu. Đã đến thời điểm phải cho các bậc cha mẹ biết rõ mọi sự. Các chính sách và các định chế nhà nước cần phải hỗ trợ, khuyến khích và tăng cường quyền lực cho cha mẹ và ủng hộ gia đình. Các viên chức nên bước ra ngoài và để cho các bậc cha mẹ được là cha mẹ. Cha mẹ thực sự biết hay nhất.
 
Vũ Văn Kích chuyển ngữ

-------------------------------------------------------------
 
Denise Hunnel, MD, là thành viên của Human Life International, tổ chức phò sinh quốc tế lớn nhất. Bà viết cho diễn đàn Truth and Charity của HLI.
 
Parents Are the Solution, Not the Problem
Father and Mother Really Do Know Best

 
By Denise Hunnell, MD

Tác giả: Denise Hunnell, MD

Nguồn tin: www.ubmvgiadinh.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập836
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm833
  • Hôm nay170,985
  • Tháng hiện tại1,083,249
  • Tổng lượt truy cập57,184,886
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây