'Xóm hiếm muộn' ở Sàigòn

Thứ ba - 10/12/2013 09:16

-

-
Nhiều năm nay, nhiều khu nhà trọ bình dân nằm rải rác xung quanh bệnh viện phụ sản Từ Dũ bỗng dưng “chết danh” là “xóm hiếm muộn”. Nhiều cặp vợ chồng đang thuê trọ tại khu vực này đều có chung hoàn cảnh là không có khả năng sinh con hoặc khó sinh.
'Xóm hiếm muộn' ở Sàigòn
 
Nhiều năm nay, nhiều khu nhà trọ bình dân nằm rải rác xung quanh bệnh viện phụ sản Từ Dũ bỗng dưng “chết danh” là “xóm hiếm muộn”. Nhiều cặp vợ chồng đang thuê trọ tại khu vực này đều có chung hoàn cảnh là không có khả năng sinh con hoặc khó sinh. 
 
Do việc điều trị thường kéo dài vì phải trải qua nhiều giai đoạn, tùy vào tình trạng bệnh khó sinh hay vô sinh nên nhiều cặp vợ chồng không có nhà ở TP. HCM buộc phải chọn giải pháp thuê nhà ở gần bệnh viện để tiện cho việc điều trị.

 
 
20 năm chưa được làm mẹ 
 
Lấy chồng từ năm 19 tuổi, 2 vợ chồng chị L.T.K.N. (ngụ Bình Phước) mải lo làm ăn kiếm tiền để mua được căn nhà khang trang rồi mới tính đến chuyện con cái. Dành dụm mãi, anh chị cũng mua được căn nhà ra riêng sau 4 năm ngày cưới. Lúc này, anh chị N. mới mong mỏi được nghe tiếng trẻ con trong nhà cho cuộc sống đỡ nhàm chán, nhưng “thả cửa” suốt 3 năm mà vẫn không có tin vui. Đi khám bệnh thì anh chị mới tá hỏa vì chồng chị N. mắc chứng “tinh trùng loãng”, nên rất khó có con. Thế là 2 vợ chồng chị N. chờ mãi, đến nay, chị N. đã 40 tuổi nhưng gia đình nhỏ của anh chị vẫn chưa có tiếng trẻ con.
 
Hai người dành dụm tiền lên Sài Gòn chữa bệnh. Không biết trước ngày về, vợ chồng chị N. thuê một chiếc giường trong căn phòng trong con hẻm ở đường Cống Quỳnh ở cùng với 2 người khác.
 
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, 7-10% dân số trong độ tuổi sinh mắc chứng vô sinh. Riêng Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM, trung bình mỗi ngày có khoảng 100-150 trường hợp đến khám và điều trị chứng vô sinh.
Căn phòng thấp, tối mập mờ, rộng chừng 15m2 nhưng anh chị phảu mất 2 triệu đồng/tháng. Chị N. thở dài chia sẻ: “Chấp nhận thuê chỗ ở chật, giá cao với mong ước có thể đậu thai và sinh con khỏe mạnh”.
 
Cùng phòng trọ với chị N. là vợ chồng chị H.T.T. (36 tuổi, ngụ Tiền Giang). Gần chục năm sống chung vẫn chưa có mụn con nào, gia đình nội ngoại đều thúc giục, vợ chồng chị T. cũng khăn gói vào Sài Gòn chữa trị. Vợ chồng chị T. đã định cư tại "xóm hiếm muộn" này gần 1 năm nay, chỉ với một mục đích duy nhất là sinh cho được đứa con.
 
Theo ghi nhận của phóng viên, giá một căn phòng nhỏ trong hẻm ở đường Cống Quỳnh rộng chừng 15m2 có giá từ 4 – 5 triệu đồng. Nếu người thuê chấp nhận ở chung (chủ nhà kê 4 chiếc giường kê sát nhau, chỉ ngăn các giường với nhau bằng tấm ri đô mỏng) thì mỗi giường cũng có giá từ 1,5 – 2 triệu đồng/ tháng.
 
Đối với những bệnh nhân thuê ngày, giá cũng không hề rẻ khi mỗi giường từ 70 - 100 ngàn đồng/ ngày. Dù giá đắt hơn nhiều so với những khu vực khác nhưng các phòng trọ ở đây vẫn luôn trong tình trạng “cháy giường” vì lợi thế là gần bệnh viện.
 
“Chân đất” mong con, người giàu cũng khóc vì hiếm muộn
 
Nhiều gia đình giàu có đã phải tiêu tốn hàng chục triệu, hàng trăm triệu đồng, thậm chí là bạc tỷ để kiếm một đứa con cho vui cửa vui nhà. Các cặp vợ chồng hiếm muộn dùng đủ mọi cách để kiếm con, từ việc chữa trị theo Đông y, theo Tây y, và cả theo…thầy bói, đủ kiểu.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những phụ nữ mang thai ở đây hầu hết nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo nên bệnh nhân phải rất cẩn thận và kiêng cữ nhiều thứ mới giữ được thai.
 
Theo BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ, điều trị hiếm muộn ở nước ta trước năm 1997 không cao, hiệu quả điều trị thấp. Bằng những nổ lực lớn, từ 1997 những ca thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đầu tiên đã được thực hiện. Đến ngày 30.4.2008, có 3 trẻ TTTON đầu tiên đã ra đời. Và tính đến nay, cả nước đã có khoảng 10.000 trẻ ra đời từ các phương pháp TTTON.
Lấy nhau 4 năm, gia đình cũng thuộc dạng khá giả, nhưng vợ chồng chị Đ.N.H. (34 tuổi, ngụ Bình Dương) vẫn không có con. Mất hàng trăm triệu điều trị, cuối cùng chị H. đã được cấy phôi thai thành công và đang mang thai tháng thứ hai. Chị H. quyết ở lại Sài Gòn để dưỡng, sống chật vật một chút nhưng được hạn chế đi lại cho chắc. Chị H. chia sẻ: “Nhiều người truyền phôi xong cứ nghĩ về quê dưỡng thai là được, nhưng không cẩn thận bị hư thai, lại phải trở lên, tốn thêm nhiều tiền của”.
 
“Có thai phải đi lại nhẹ nhàng, thậm chí chỉ nằm một chỗ. Mọi công việc đều nhờ chồng làm. Vì thế, nhà ở xa chúng tôi nào dám về để đảm bảo sự khỏe mạnh cho con. Có lẽ năm nay ăn tết ở trong này luôn”, chị H. chia sẻ.
 
Không may mắn như chị H., ở phòng trọ này, có cặp vợ chồng “chân đất” tận Sóc Trăng, cả đời quanh quẩn ở ruộng đồng, cưới nhau 8 năm nhưng không con, họ bán hết tài sản ở quê, gom góp hết tiền để chữa bệnh, chờ đợi cả năm mà vẫn chưa có được tin gì.
 
Xóm bệnh nhân đặc biệt

Ngay trong khuôn viên của bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cũng có một “xóm bệnh nhân đặc biệt”. Để bám trụ chữa bệnh, nhiều người chen chúc nhau suốt ngày đêm dưới những tán cây phượng già nua trong khuôn viên bệnh viện. Những bệnh nhân này gọi nơi mình tá túc là “xóm bệnh nhân đặc biệt” . Cư dân phần lớn là những bệnh nhân ở xa đến tái khám và ở lại chờ điều trị, “chiến đấu” với bệnh tật nan y để hy vọng giành giật sự sống. Vì không có tiền thuê trọ và không có ai thân quen nên “nhà” của mỗi người chỉ là một chiếc chiếu nhỏ, gối là những túi xách đựng tư trang cũ kỹ hoặc vài bộ quần áo buộc lại. Mỗi khi giặt giũ hay tắm rửa, họ được sử dụng nhà vệ sinh của bệnh viện. Cơm nước của xóm đều trông cậy vào các bếp ăn từ thiện.

Tác giả: Bình Nguyên

Nguồn tin: Đất Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập412
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm409
  • Hôm nay60,968
  • Tháng hiện tại1,227,539
  • Tổng lượt truy cập58,513,408
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây