“Chửi mất gà” của Huế. Bài 2.

Thứ năm - 22/01/2015 19:38

-

-
Một bản chưởi khác cũng xuất xứ từ Huế, được ghi trong tập “Ngàn năm xứ Huế” của Nguyễn Châu và Đoàn Văn Thông, na ná với bản trên nhưng có thêm nhiểu lời nhiều ý phong phú hơn:
“Chửi mất gà” của Huế. Bài 2.
 
Một bản chưởi khác cũng xuất xứ từ Huế, được ghi trong tập “Ngàn năm xứ Huế” của Nguyễn Châu và Đoàn Văn Thông, na ná với bản trên nhưng có thêm nhiểu lời nhiều ý phong phú hơn:
 
“Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông
cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ,
chú bác anh chị, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai,
dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đường xếp hàng mà đi xuống,
bây hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngỏ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tau chửi đây này:
Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trên xóm dưới, lư hương bát nước, chiếu trải giường thờ,
tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng, tau nín như nín địt (1), tau dập như dập cứt mà bây cứ bươi ra, bây chọc cho tau chưởi.
Tau chưởi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng.
Bây ăn chi mà ăn ác nhơn, ác nghiệp.
Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất,
bây ăn lật đật, bây ăn ban đêm, bữa túi (2).
Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây khinh,
bây ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để bây ngồi đó bây ăn.
Đồ cái quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột.
Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm, trời đánh thánh vật.
Bây ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà?”.

 
Vì cái đoạn này có nhiều đoạn kể lể giông dài như văn tế nên người ta thường dùng chữ “tế” để thay cho chữ “chưởi” (Hắn vừa bị bà bấy tế cho một trận). Bài chưởi có vần, có điệu giống như những đoạn văn nói lối của hát bội hay cải lương nên “chưởi” cũng được gọi đùa là ”ca” (Hắn vừa bị mạ hắn “ca” xong). Khi chưởi người ta thường đổi giọng điệu khi bổng, khi trầm, khi kéo dài, khi thúc giọng giống như tung kinh nên chưởi cũng được gọi đùa là tụng.
 
Ngẫm cho kỹ bạn chưa thấy dân tộc nào lại chịu khó dụng công nhiều trong việc “chưởi bới” như người Việt Nam mình xưa. Không những đã chịu khó bỏ nhiều công sức để thực hiện việc chưởi như chưởi sao cho hay, cho độc, cho đứa bị chưởi phải đầu hàng, cạch mặt bằng cách hành văn, lập ý, tu từ; người ta còn sử dụng cả kỹ thuật quảng bá, nghĩa là cái xấu mà mình muốn bôi vào mặt, đổ lên đầu đối phương phải được nhiều người biết tới. Không những người dưới thế cần thiết mà trời cao đất dày cũng phải nắm rõ, cho nên trước khi chưởi người ta thường hay phân bua: ”Ối trời cao đất dày ơi, có biết cho tôi, oan ức tức tối như thế này…Hết kêu trời, kêu đất thì kêu “làng trên xóm xưới, xóm Đông, xóm Đoài” nghe để phân xử giùm. Muốn cho đông đảo xóm làng cùng biết thì chỉ có cách là không ngồi trong sân nhà mình, chưởi vọng sang nhà hàng xóm mà đi “chưởi rong, chưởi dạo”.
 
Theo Tô Kiều Vân – Trích “Chuyện Huế ít người biết
 
(1)    Địt: đánh rắm
(2)    Bữa túi: buổi tối

Tác giả: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập181
  • Hôm nay24,745
  • Tháng hiện tại758,154
  • Tổng lượt truy cập58,044,023
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây