Bệnh tay chân miệng (TCM) và biến chứng.

Thứ bảy - 11/06/2011 05:15

-

-
Thống kê mới nhất của Cục Y tế dự phòng cho thấy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 6.112 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, chủ yếu tại khu vực miền Nam (chiếm 96,7% số ca bệnh) và đã có 17 trường hợp tử vong.
Bệnh tay chân miệng (TCM) và biến chứng
(Hand Foot and Mouth Disease)
BS. Trương Hữu Khanh, Khoa nhiễm BV Nhi đồng 1
 
1. Dịch tễ học
 
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Một điểm cần lưu ý là trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi được 5 tuổi mới có miễn dịch hoàn toàn với bệnh.
 
 
2. Nguyên nhân gây bệnh
 
Tác nhân gây bệnh TCM trước đây được biết là vi-rút coxsackie. Khảo sát tại bệnh viện nhi đồng đã xác nhận sự hiện diện của enterovirus 71 và vi-rút Coxsakie trong các đợt dịch bệnh tại TP.HCM.
 
3. Sự lây truyền bệnh
 
Vi-rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng. Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh. Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi; hoặc do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu. 
 
Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.
 
4. Biểu hiện của bệnh
 
Loét miệng: là các bóng nước có đường kính 2-3 mm Thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vỡ rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt.
 
Bóng nước: từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục.
 
Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
 
Bóng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
 
Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẻ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.
Bóng nước lòng bàn tay (Ảnh sưu tập từ Internet)


Bóng nước lòng bàn chân (Ảnh sưu tập từ Internet)


Biểu hiện loét miệng

5. Diễn tiến và biến chứng của bệnh TCM
 
Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn:
 
• Giai đoạn 1: các trường hợp ít bóng nước thường có biến chứng.
 
• Giai đoạn 2:
 
   - Viêm màng não: trẻ có biểu hiện run chi, giật mình nhưng chưa thay đổi tri giác (vẫn tỉnh, không mê).
 
   - Viêm não: vật vã, kích thích, chới với, thay đổi tri giác, yếu chi, liệt mặt.
 
• Giai đoạn 3:
 
   - Giảm chức năng co bóp thất trái trên siêu âm.
 
   - Phù phế nang, sùi bọt hồng, phù phổi.
 
• Giai đoạn 4:
 
   - Hồi phục, di chứng hay tử vong.
 
6. Biến chứng:
 
Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh.
 
Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân.
 
Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.
 
Theo các nghiên cứu tại Đài loan cho thấy biến chứng nặng thường do Enterovirus 71.
 
7. Biểu hiện biến chứng viêm não màng não
 
Không có biểu hiện mê sâu.
 
Biểu hiện ban đầu bằng các triệu chứng quấy khóc, ngủ nhiều, hoảng hốt hay giật mình run chi, yếu chi, đứng không vững, đi loạng chọang.
 
Diễn tiến rất nhanh đến co giật, khó thở, suy hô hấp, rối loạn vận mạch, sốc thần kinh.
 
Lưu ý: biến chứng viêm não màng não vẫn có thể xuất hiện khi các nốt phỏng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.
 
Cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm vão màng não và đưa trẻ đến bênh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.
 
8. Điều trị bệnh tay chân miệng:
 
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng.
 
Đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây :
 
   + Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước.
 
   + Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
 
   + Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
 
   + Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
 
   + Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tự hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên đây cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
 
9. Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?
 
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
 
Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tả, làm vệ sinh cho trẻ.
 
Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc tây).
 
Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.
 
Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).
 
 
Hướng dẫn rửa tay cho trẻ. (Ảnh CDC)
Mở cửa sổ diệt virut tay chân miệng
 
Bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng cả về số ca mắc và số tử vong. Trao đổi về nguyên nhân khiến diễn biến bệnh dịch trở nên phức tạp có phải do phân nhóm mới (B2) của nhóm EV71 gây ra, TS Trần Thanh Dương, phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết:
 
Thống kê mới nhất của Cục Y tế dự phòng cho thấy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 6.112 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, chủ yếu tại khu vực miền Nam (chiếm 96,7% số ca bệnh) và đã có 17 trường hợp tử vong. Riêng TP.HCM, đến nay có 2.239 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, chiếm hơn 1/3 số mắc của cả nước, trong đó 11 trường hợp tử vong (chiếm 64,7% số tử vong cả nước).
 
Đúng là năm nay dịch tay chân miệng gây tỉ lệ mắc và tử vong cao hơn hẳn mọi năm, nhưng nếu quy về nguyên nhân chính do phân nhóm B2 là chưa đúng. Các năm trước Việt Nam chưa có điều kiện gửi mẫu ra nước ngoài phân tích nên không cập nhật được các phân nhóm virut mới đã xuất hiện. Bộ Y tế tham khảo Tổ chức Y tế thế giới và nhận được câu trả lời nhóm B2 đã xuất hiện nhiều năm tại các quốc gia Đông Nam Á.
 
* Vậy tỉ lệ biến chứng và tử vong cao như vừa qua có được xem là bất thường?
 
- Bộ Y tế đang điều tra nguyên nhân của sự gia tăng này. Cục Y tế dự phòng đã yêu cầu các sở y tế, đơn vị điều trị theo dõi, giám sát chặt các ca bệnh để có báo cáo đầy đủ, sớm nhất về nguyên nhân khiến số ca bệnh nặng gây tử vong tăng cao. Nguyên nhân được xem xét là do bệnh nhi đến muộn, do thể trạng hay do các bội nhiễm phối hợp...
 
* Liệu phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng đang áp dụng tại các cơ sở điều trị có đáp ứng tốt với phân nhóm mới này?
 
- Phác đồ điều trị đang áp dụng cho kết quả điều trị bệnh tốt từ trước đến nay. Còn mức độ nhạy của nó đối với phân nhóm B2 ra sao thì cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia lâm sàng.
 
* Cục Y tế dự phòng có khuyến cáo gì đối với người dân?
 
- Tại nước ta bệnh có quanh năm, nhưng tăng mạnh theo hai đợt: từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Do đó, thời điểm hiện nay đang là đỉnh dịch. Bệnh không có văcxin dự phòng, không có thuốc đặc hiệu điều trị, miễn dịch trong quần thể ở mức thấp nên khả năng lây lan rất lớn. Bệnh gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, nhưng tập trung chủ yếu vẫn là nhóm dưới 5 tuổi, nhất là trẻ 1-2 tuổi. Bệnh dễ lây theo đường tiếp xúc với đồ chơi bị nhiễm bệnh, ăn uống không bảo đảm vệ sinh, tiếp xúc với môi trường lớp học không sạch sẽ...
 
Cục đã có công văn gửi Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục - đào tạo) yêu cầu phối hợp, khi có từ hai trẻ trở lên trong lớp bị mắc bệnh trong vòng bảy ngày, thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để cắt đứt đường lây truyền. Với phụ huynh, cần cho trẻ mắc bệnh ở nhà, không đến lớp ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước. Các gia đình có trẻ nhỏ nên thường xuyên mở cửa sổ vì virut có thể bị tiêu diệt dưới ánh sáng mặt trời.
 
TS Trần Thanh Dương lưu ý thời điểm vào mùa hè, ngoài bệnh tay chân miệng, trẻ còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh lây truyền khác có triệu chứng tương tự, phụ huynh cần phân biệt rõ để phát hiện bệnh sớm, cách ly hiệu quả:

 
NGỌC HÀ thực hiện
(Theo Tuổi Trẻ)

Tác giả: BS. Trương Hữu Khanh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập578
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại965,071
  • Tổng lượt truy cập57,066,708
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây