Tìm lại thương hiệu cho chợ Đông Ba.

Thứ ba - 27/03/2012 03:33

-

-
Một cuộc tọa đàm mới đây với sự tham gia của 100 tiểu thương ở hai chợ lớn nhất Huế là Đông Ba và An Cựu đã phân tích về vấn nạn của khu chợ Đông Ba nổi tiếng của Huế. Đã có dư luận không tốt, kéo dài rất nhiều năm qua về tình trạng “chặt chém” và móc túi du khách ở chợ Đông Ba...
Tìm lại thương hiệu cho chợ Đông Ba
 
Một cuộc tọa đàm mới đây với sự tham gia của 100 tiểu thương ở hai chợ lớn nhất Huế là Đông Ba và An Cựu đã phân tích về vấn nạn của khu chợ Đông Ba nổi tiếng của Huế.
 
Cuộc tọa đàm do Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế tổ chức.
 

Nhiều khách nước ngoài tham quan và mua sắm ở chợ Đông Ba - Ảnh: Thái Lộc
 
Đã có dư luận không tốt, kéo dài rất nhiều năm qua về tình trạng “chặt chém” và móc túi du khách ở chợ Đông Ba, hiện là trung tâm bán hàng lưu niệm và đặc sản Huế. Ông Lê Hữu Minh, phó giám đốc Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế, nhận xét tình hình trật tự an ninh ở chợ Đông Ba đang “có vấn đề”. Đó là nạn đạo chích, móc túi chuyên nghiệp cùng với nạn nói thách, hét giá quá cao và lối ứng xử rất kém làm khách du lịch kêu trời. Điều này làm khu chợ vốn rất nổi tiếng này đang dần đánh mất vị thế “địa chỉ đỏ” trong lòng du khách.
 
Bà Nguyễn Phương Mai, trưởng phòng nghiệp vụ du lịch Sở VH-TT&DL, cho biết thêm các đoàn du khách tàu biển cao cấp cập cảng Chân Mây (bình quân gần 1.000 khách mỗi tuần) đều muốn ghé chợ Đông Ba tham quan và mua sắm, nhưng do tình trạng “chặt chém”, lừa lọc và ứng xử thiếu văn hóa ở đây nên đành phải chọn siêu thị làm điểm đến.
 
Tranh luận lại điều này, nhiều tiểu thương cho rằng tình trạng “chặt chém”, hét giá, cò mồi, móc túi... diễn ra là do cơ quan quản lý không có biện pháp ngăn chặn chứ không phải lỗi của tiểu thương. Nhiều tiểu thương nói rằng có rất nhiều người làm cò mồi, lừa lọc cứ lảng vảng trong chợ và ngang nhiên hoạt động nhưng chẳng thấy cơ quan nào đứng ra dẹp bỏ.
 
Bà Nguyễn Thị Nhiên nói: “Công an bắt một người ăn cắp nhưng chỉ một lát sau lại thấy thả ra chợ, vậy là sao? Trước đây công an thường xuyên vào để ổn định chợ, bây giờ có khi cả tuần không thấy một công an nào”. Tương tự, bà Trần Thị Hồng Lê, chủ một quầy hàng tạp hóa, than thở: “Ban quản lý dẹp không nổi nạn móc túi, công an thì làm qua loa nên người dân có thấy cũng không dám báo nữa, sợ trả thù”.
 
Bà Hồ Thị Thu, chủ quầy hàng túi xách, phản ảnh nhiều hướng dẫn viên làm “cò”, đòi hỏi phải chi 30% hoa hồng trên tổng giá bán, nếu không thì đưa khách đi hàng khác, do vậy tiểu thương buộc phải nâng giá để bù.
 
Đại diện cho ban tổ chức tọa đàm, bà Nguyễn Phương Mai, hứa sẽ chuyển những ý kiến của tiểu thương chợ Đông Ba đến các cơ quan chức năng để kịp thời chấn chỉnh, nhằm phục hồi thương hiệu chợ Đông Ba tiếng tăm một thời.
 
Trước mắt, lãnh đạo Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế kêu gọi tất cả chị em tiểu thương mặc áo dài đến chợ trong những ngày diễn ra Festival Huế 2012, từ ngày 7 đến 15-4, để tạo hình ảnh đẹp trong lòng du khách.

Tác giả: Thái Lộc

 Tags: đông ba

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập576
  • Hôm nay60,379
  • Tháng hiện tại881,038
  • Tổng lượt truy cập56,982,675
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây