Cuộc sống dân vạn đò trên sông Hương.

Thứ bảy - 29/10/2011 07:23

-

-
Năm 1999, ông Gérard Amigues, phụ trách về văn hoá của hội đồng Lot (Pháp) đã mang gần 100 bức ảnh của ông Phan Cử (có thuở thiếu thời là dân vạn đò) về Pháp tổ chức triển lãm mang chủ đề “Phan Cử, cái nhìn về Việt Nam” tại thị trấn Cahors. Sau đây là một số bức ảnh của ông giới thiệu về đời sống dân vạn đò trên sông Hương:
Cuộc sống dân vạn đò trên sông Hương
 
Ông Phan Cử là một trong những người phổ biến nét đẹp Huế qua những bức ảnh, được đưa vào sách Guide book năm 1993. Năm 1998, Hiệp hội Gruppo di Volontariato Civile tổ chức triển lãm ảnh của ông tại Italia. Năm 1999, ông Gérard Amigues, phụ trách về văn hoá của hội đồng Lot (Pháp) đã mang gần 100 bức ảnh của ông về Pháp tổ chức triển lãm mang chủ đề “Phan Cử, cái nhìn về Việt Nam” tại thị trấn Cahors.

Sau đây là một số bức ảnh của ông giới thiệu về đời sống dân vạn đò trên sông Hương:
 

Cuộc sống của những ngư dân vạn đò sống trên những chiếc đò dọc sông Hương, sông Gia Hội. Cuộc sống thiếu thốn trên chiếc đò nhỏ nhưng có gia đình phải sống đến hai, ba thế hệ.
 

Ngày ngày, ngư dân chèo thuyền đi bủa lưới, bắt ốc dọc sông Hương, thậm chí ngay dưới chân cầu Trường Tiền.
 

Cả gia đình cùng đi vớt ốc, xúc hến dưới sông Hương.
 

Nghề cho thu nhập cao là mò hến dưới đáy sông. Mò mãi, hến cũng cạn dần. Nhiều khi người dân đi cả ngày về được vài cân bán cho các đại lý bán cơm hến, bún hến.
 

Mọi sinh hoạt đều diễn ra ngay trên con đò nhỏ. Việc nấu nướng như thế này vào mùa khô còn thuận tiện chứ mùa mưa bão thì nhiều khi không nấu nổi một nồi cơm chín.
 

Rẽ sóng mưu sinh.
 

Khoảng lặng dưới chân cầu Gia Hội.
 

Song song con đò.
 

Những chiếc đò nuối đuôi nhau sau một ngày mưu sinh dưới nước.
 

Cư dân vạn đò mùa lũ. Những đứa trẻ được bố mẹ trông coi phòng đuối nước.
 

Và sau những cơn bão, họ lại lặng lẽ buông chài, kéo lưới.
 

Sự nhọc nhằn, vất vả hiển hiện trên từng khuôn mặt còn thơ dại.

Ông Phan Cử 66 tuổi, có thuở thiếu thời là người dân vạn đò.

Cụ thân sinh của ông Cử quê ở Quảng Trị vào Huế lập nghiệp bằng nghề xe kéo chở khách (ngày đó chưa có xích lô). "Làm quần quật cả ngày không đủ tiền để mua một căn nhà, bố tôi phải mua con thuyền nhỏ làm chỗ trú chân phòng khi mưa nắng. Lần lượt 6 anh em tôi được sinh ra trên thuyền và bắt đầu với cuộc sống của dân vạn đò. Ngày ấy ở Huế có tới 11 vạn đò, tôi sinh ra ở vạn Trường Độ, ngay trước cửa Thượng Tứ, kinh thành Huế”, ông Cử kể.

May mắn hơn những bạn cùng trang lứa, đến tuổi đi học, ông Cử được bố mẹ cho học tại trường tiểu học Thượng Tứ (nay là trường tiểu học Phú Hòa, TP Huế). Năm ông Cử 8 tuổi, ám ảnh về những cái chết của trẻ vạn đò, gia đình ông chuyển lên cạn. 8 năm sống dưới vạn đò không nhiều nhưng cũng đủ để ông Cử nếm trải sự cực khổ của cuộc sống chật chội, thiếu thốn nơi chiếc đò nhỏ giãi dầu mưa nắng.

Đang học lớp 11 trường THPT Quốc học Huế, ông cử đành phải gác lại giấc mơ học hành để lao vào cuộc mưu sinh. Ông đã làm mọi nghề để sống, ban đầu là bán sách cho nhà sách Ưng Hạ, một hiệu sách nổi tiếng ở Huế lúc bấy giờ, để được đọc những cuốn sách mình ưa thích mà không mất tiền, rồi đến nghề cơ khí tự học. Điều ông lấy làm tự hào là dòng chữ “Chợ Đông Ba” được ông làm những năm đầu thập niên 80 vẫn còn lưu lại đến giờ…


Theo: Tin Mới.
 
Theo Vnexpress

Tác giả: Phan Cử

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập600
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại968,849
  • Tổng lượt truy cập57,070,486
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây