Vẹt cũng biết nghĩ như người.

Thứ ba - 23/08/2011 20:47

-

-
“Nói như vẹt” là câu người Việt hay dùng để đả kích thái độ bắt chước mà không suy nghĩ. Các nghiên cứu về loài vẹt tại phòng Thí nghiệm Tập tính học động vật và nhận thức so sánh (LECC), đại học Paris-Ouest (Pháp) cho thấy kết quả ngược lại. Vẹt không chỉ bắt chước được tiếng người, mà còn có thể cảm nghĩ như người.
Vẹt cũng biết nghĩ như người
 
“Nói như vẹt” là câu người Việt hay dùng để đả kích thái độ bắt chước mà không suy nghĩ. Các nghiên cứu về loài vẹt tại phòng Thí nghiệm Tập tính học động vật và nhận thức so sánh (LECC), đại học Paris-Ouest (Pháp) cho thấy kết quả ngược lại. Vẹt không chỉ bắt chước được tiếng người, mà còn có thể cảm nghĩ như người.
 
Tờ báo Les Echos số đề ngày 17/8/2011 trích dẫn nhận định của nhà nghiên cứu Dalila Bovet, làm việc cho Thí nghiệm kể trên, cho biết : “Con vẹt không chỉ biết bắt chước, mà nó có một trí thông minh thực sự”. Cô Dalila Bovet từng làm việc 7 năm với loài vẹt xám Gabon (tên khoa học là Psittacus erthacus).
 

Chim vẹt xám thực sự có một trí thông minh khác thường (DR)

Một con vẹt mang tên Alex, cũng thuộc dòng vẹt xám Gabon, mới qua đời vào năm 2007, thọ gần 30 tuổi, từng “cộng tác” trong vòng 30 năm trời với bác sĩ Irene Pepperberd. Các nghiên cứu về Alex cho thấy, chú vẹt này có trí tuệ tương đương một em bé 5 tuổi. Nó có thể xác định được 50 đồ vật, phân biệt được 7 loại màu sắc và 5 hình thể, biết được 150 từ và hiểu được những khái niệm trừu tượng như “nhỏ hơn”, “lớn hơn”, “tương tự”, “khác nhau” và thậm chí “số không” !
 
Để đạt được kết quả này, bác sĩ Irene Pepperberd đã đặt Alex vào tình trạng đặc biệt khó khăn, sống một mình và không bay được vì cánh bị xén. Như vậy, Alex đã buộc phải học nói để đạt được những gì mà nó muốn. Nếu Alex có thể sống lâu hơn nữa, như tuổi thọ trung bình của loài vẹt là 50, thì nó đã có thể có vốn từ phong phú hơn.
 
Sở dĩ loài vẹt xám Gabon được lựa chọn để nghiên cứu, vì bộ não của loài này lớn hơn các loài chim khác và có phần chất xám phát triển hơn. Trong môi trường tự nhiên, các quan sát cho thấy, loài vẹt này thường tổ chức theo kiểu “hợp – tan” : chúng nhóm lại với nhau vào buổi tối để hợp sức chống lại các dã thú, còn ban ngày thì tạo thành các nhóm nhỏ để đi kiếm mồi.
 
Vẹt xám Gabon biết xây dựng một “bộ não xã hội”, “với một trí tuệ mềm dẻo, khả năng nhận thức riêng của từng cá thể và năng lực xác định được vị trí riêng của các đồng loại khác trong môi trường sống của nhóm”. Cuộc sống thành đôi hay nói một cách khác một vợ, một chồng ở loài này khiến chúng phát triển được các phẩm chất gắn liền với một cuộc chung sống lâu dài như : tính khôn khéo, kiên nhẫn, thỏa hiệp, …
 
Trở lại với nghiên cứu của nữ giáo sư Dalila Bovet, đại học Paris-Ouest, nghiên cứu đã góp phần vén lên bức màn bí mật che phủ trí tuệ của loài vẹt trong việc tạo ra tiếng nói. Nghiên cứu này cho thấy mỗi cá thể đại diện cho loài vẹt xám Gabon biết sáng tạo ra các âm thanh riêng, để thể hiện các xúc cảm, tình cảm của mình, như sợ hãi hay giận dữ. Các âm thanh này là rất riêng với từng cá thể, vì khi đưa cho các con vẹt khác nghe, thì chúng không hiểu gì cả. Các từ ngữ mà vẹt sử dụng không phải ngẫu nhiên, mà rất phù hợp với bối cảnh. Ví dụ câu “tạm biệt !” (au revoir) chỉ dùng để nói vào buổi tối, khi chia tay các nhà khoa học, còn không bao giờ được nói vào ban ngày.
 
Câu hỏi đặt là, khả năng phát triển ngôn ngữ của vẹt có quan hệ như thế nào với đời sống cộng đồng, đời sống của nhóm ?
 
Nghiên cứu với ba đại biểu vẹt xám Gabon mang tên Zoé, Léo và Shango cho thấy chúng có thể tạo ra các hình thức hợp tác, trong trường hợp cần thiết. Giáo sư Dalila Bovet kể lại, ba con vẹt biết thực hiện các bài tập cùng kéo dây hai đầu để nhận được khẩu phần ăn. Tuy nhiên, dù hợp tác tập thể, hai chàng Léo, Shango và cô Zoé vẫn giữ nguyên tính cách, khi chúng hành xử riêng rẽ. Chàng Shango rất cá nhân, chàng Léo thì sẵn sàng hợp tác với bất cứ ai, còn cô Zoé thì đặc biệt là không hợp tác với Shango, là kẻ ích kỷ và ưa dùng bạo lực.
 
Nghiên cứu kể trên cho thấy các đại diện vẹt xám Gabon cũng có thể có ý thức đạo đức vị tha. Léo và Zoé sẵn sàng nhường nhịn, cho đi mà không cần đòi lại. Trong khi đó, Shango thì thường cương quyết giành bằng được phần hơn về mình, không cần biết đến ai. Trong nhiều thí nghiệm, cô vẹt Zoé đã phải kêu những người chăm sóc đến cứu. Chàng Shango bị phạt và đưa đi ra một chỗ, vào lúc chàng đi qua, Zoé liếc xéo sang với một cái nhìn khinh bỉ lạnh lùng và cất lên tiếng chào “tạm biệt” nanh ác.
 
Theo nhà nghiên cứu, đây là bằng chứng cho thấy loài vẹt xám Gabon đã có một trí tuệ "quỷ quái", "chỉ xuất hiện ở các loài động vật tiến hóa nhất". 

Tác giả: Trọng Thành

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập340
  • Hôm nay45,235
  • Tháng hiện tại1,163,779
  • Tổng lượt truy cập58,449,648
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây