Trang chủ

Phần Mở đầu

Con người và Sứ vụ

Với Tòa Thánh Vatican

Với Giáo hội Công giáo Việt Nam

Với Giáo Tỉnh Huế

Với các Tôn giáo bạn

Các Đại Lễ

Các hoạt động khác

Tái lập Đại Chủng viện Huế
Sinh hoạt Liên tu sĩ và Học viện Liên Dòng
Tái lập Dòng Cát Minh
Truyền chức 101 linh mục
Thành lập và tái lập giáo xứ
Hội thảo tôn kính tổ tiên
Một số vấn đề Văn hóa CG Việt Nam
HT Thân thế-Sự nghiệp Leopole-M Cadiere
Tháp nhà thờ Chính Tòa Phủ Cam
Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế
Thành lập Dòng MTG Bà Rịa
Nhà hưu dưỡng giáo phận Huế
Nhà nữ tu & nhân viên phục vụ
Nghĩa trang Giám mục và Linh mục
Thánh lễ cầu cho các GM & LM đã qua đời
Hiệp Hội Gia đình Thánh Têrêxa
Gia đình Đồng Hương TGP Huế phía Nam
Hiệp Sĩ Đại Thánh Giá
Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang
 

Một số bài chia sẻ

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP LINH MỤC LÉOPOLD-MICHEL CADIÈRE (1869 – 1955)

Các ngày 07 – 09/9/2010

Cuộc Hội thảo do Uỷ Ban Văn Hoá HĐGMVN và Toà Tổng Giám Mục Huế Tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Giáo Phận Huế

ĐTGM. TÊPHANÔ NGUYỄN NHƯ THỂ DÂNG HƯƠNG VÀ ĐỌC DIỄN VĂN TƯỞNG NIỆM LINH MỤC LÉOPOLD-MICHEL CADIÈRE

tại Đại Chủng viện Huế (08-9-2010)

Cha Léopold Cadière đã từ giã cõi đời này, từ giã Giáo Phận Huế mà ngài đã miệt mài phục vụ suốt 63 năm đời người, từ giã đất trời và con người Việt miền Trung bộ này mà ngài đã tìm hiểu, và đem lòng mến yêu đến độ tự gọi mình là “ông già Việt gốc Pháp”, ông già Pháp được Việt hóa, ông già Việt hóa.

Lời Sách Thánh nói: “Đối với mắt người không hiểu biết thì hình như các ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra các ngài sống trong bình an” (Kn. 3,2-3).

Đặc biệt trong những ngày này, Cha Cadière thân yêu quả thực đang sống giữa chúng ta, trong tâm tư, trong tình cảm, trong công việc chuẩn bị và thực hiện cuộc hội thảo tuyệt vời quy tụ đông đảo nhiều người cùng cảm phục Cha, yêu mến Cha và nhất là mang ơn Cha.

Cha Cadière đã ra đi khuất bóng, xác thân hóa thành tro bụi, nhưng vẫn còn đó, sống động trong tình cảm gia đình dòng họ, trong tâm tưởng môn đệ học trò, trong sự nghiệp học thuật đồ sộ để lại mãi mãi cho hậu thế, thăng hoa phẩm giá con người Việt Nam.

Đối với niềm tin Đạo Chúa, con người một khi đã khuất, ngoài sự sống trong lòng người ở lại hay trong sự nghiệp, còn có một sự sống khác như lời Sách Thánh nói: “Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài..., khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ chói sáng và chiếu tỏ ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau..., vì ơn Chúa và bình an sẽ dành cho những người Chúa chọn” (Kn. 3,1-9), Cha Cadière thật sự đang sống trong Chúa.

Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ Cha Cadière nhân ngày giỗ lần thứ 55, cùng an nghỉ với ngài trong đất thánh phía sau nhà nguyện của Đại chủng viện này, còn có nhiều vị linh mục thuộc Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, chúng ta tỏ lòng tri ân đối với tất cả các ngài “người không Việt, xương chôn đất Việt; gốc từ Âu, thân biệt trời Âu” (trích Văn tế).

Cha Cadière yêu mến người Việt, đất Việt, và nguyện sống chết tại đất Việt, giữa những người Việt. Cha viết:

Tôi hiểu người Việt bởi lẽ tôi đã nghiên cứu những gì liên quan đến họ...
Vì đã nghiên cứu và hiểu người Việt, nên thật tình tôi yêu mến họ.
Tôi yêu mến họ vì trí thông minh nhạy bén trong suy nghĩ...
Tôi yêu mến họ vì những đức hạnh tinh thần...
Tôi yêu mến họ vì tính tình của họ...
Sau cùng, tôi yêu mến họ vì họ khổ...
Cả đời tôi, tôi đã dâng cho Xứ sở này rồi.
Cho tôi được ở lại và chết ở đây
”.

Cha đã được toại nguyện.

Cha đã sống ở Xứ sở này,

và Cha đã nằm xuống nơi đây.

Nguyện Thiên Chúa đón nhận Cha như của lễ toàn thiêu và ban phúc thiên đàng cho Cha.

BẾ MẠC HỘI THẢO THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LM. LÉOPOLD CADIÈRE

(09-9-2010)

Kính thưa quý vị,

Thế là mấy ngày vắn vỏi đã trôi đi. Vắn vỏi là về thời gian nhưng công trình thì thật đồ sộ, có đến 15 bài tham luận: Hà Nội, Huế, Sài Gòn, chưa kể đến những khách quý từ Pháp qua, từ Canada, Hoa Kỳ đến, tất cả đều là những người gắn bó với Việt Nam, đặc biệt với Huế, đều chung một lòng về lại với nhau, chuyện trò với nhau quanh một chủ đề: Thân thế và Sự nghiệp linh mục Léopold Cadière.

1.   Trước hết, chúng tôi xin tỏ lòng tri ân đối với:

- Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Hà Nội, Chủ tịch HĐGM/VN,

- Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Chủ tịch HĐGM/VN,

- Cùng quý Đức Cha đại diện 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã hiện diện và chủ tọa các buổi Hội thảo, cũng như chủ sự các Thánh lễ.

- Đặc biệt, xin cám ơn Cha J.B. Etcharren, nguyên Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris, nơi đã đào tạo vị linh mục đáng mến Léopold Cadière, suốt 63 năm phục vụ tại Việt Nam mà chúng ta tưởng nhớ và ghi ơn trong cuộc Hội thảo nầy.

Xin cám ơn quý chức sắc các tôn giáo bạn, với cái tâm an vui, yêu thương và hòa hợp, đã hiện diện cảm thông, chia sẻ với chúng tôi.

Xin cám ơn các thuyết trình viên Bắc Trung Nam và cả từ Pháp đến. Cám ơn các cảm nghĩ, góp ý, trao đổi chân tình của các đại biểu trong nước và hải ngoại. Quý vị đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin và tư liệu thật quý báu, thật thú vị.

Xin cám ơn ban Kỹ thuật âm thanh – ánh sáng và các thiện nguyện viên bằng cách nầy hay cách khác đã âm thầm cọng tác, giúp cho cuộc Hội thảo nầy được tốt đẹp.

Xin cám ơn tất cả các tham dự viên đã cùng với chúng tôi như “Hội Trùng Dương”, cùng cuộn chảy ra biển cả bao la, nhân ái và chan hòa.

Các tu sĩ nam nữ trong Giáo phận Huế: là con cái trong nhà đã tận tâm chuẩn bị các giờ phụng tự cũng như phục vụ các khâu ẩm thực, tiếp đón, văn nghệ và chợ đêm... một cách vui tươi, tế nhị và rất văn hóa. Thật là những người con ngon lành. Cha cám ơn tất cả chúng con.

Lời cám ơn đặc biệt xin gửi đến Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình, mà Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp là chủ nhiệm. Câu lạc bộ đã đồng hành và đứng trong Ban tổ chức từ những bước chuẩn bị ban đầu, làm cho cuộc Hội thảo được nhịp nhàng và có hiệu quả.

2.  Phải có gì đó sâu xa trong lòng mỗi người chúng ta, phải từ một thúc đẩy tâm linh, mà chúng ta đã có thể được gần gũi nhau trong mấy ngày qua để “ôn cố tri tân”, để xem chuyện cũ mà biết chính mình hơn.

Những công trình tương tự như Léopold Cadière còn đó để các thế hệ mai sau thấy lại được tâm tư suy nghĩ của các bậc tiền bối, thấy lại chính mình, từ đó thương dân tộc mình hơn. Về điểm này, học giả Phạm Quỳnh đã từng khẳng định:

Di sản xa xưa của đất nước, di sản này thật vô giá đối với chúng ta, tưởng như có lần chúng ta đã đánh mất xa tầm tay với, đã có lần chúng ta để nó suy suyển qua bao biến thiên thế sự, khiến chúng ta xa dần với những gì đã ươm đúc ra chúng ta.

Di sản ấy, bằng mọi giá chúng ta phải giữ gìn, phục hưng và bảo trì. Văn minh Tây phương có thể góp phần làm cho phong phú thêm. Vậy chúng ta đừng đánh mất nó, đánh mất nó là đánh mất ngay chính tâm hồn chúng ta.(1)

Xin trân trọng kính chào và hẹn gặp nhau trong những dịp cảm thông chia sẻ khác sau nầy.

Xin cám ơn.
-----------------------------------------------

(1) NGUYEN TIEN LANG, Hommage vietnamien au R.P L.CADIERE, Bulletin des Missions Etrangères de Paris, tr.28.