Cựu Chủng Sinh Huế

http://cuucshuehn.net


Thế giới 7 tỉ người: Những thách thức phía trước.

-

-

Tiếng khóc của một sinh linh chào đời vào ngày 31.10 sẽ đánh dấu mốc dân số thế giới đạt 7 tỉ người. Đây là tin vui, nhưng cũng đồng thời mang lại thách thức, bởi đi kèm với đó là câu hỏi: Liệu trái đất có thể cung cấp đủ lương thực và nước uống cho dân số sinh sôi quá nhanh?
Thế giới 7 tỉ người: Những thách thức phía trước
 
Tiếng khóc của một sinh linh chào đời vào ngày 31.10 sẽ đánh dấu mốc dân số thế giới đạt 7 tỉ người. Đây là tin vui, nhưng cũng đồng thời mang lại thách thức, bởi đi kèm với đó là câu hỏi: Liệu trái đất có thể cung cấp đủ lương thực và nước uống cho dân số sinh sôi quá nhanh?
 

Dân số thế giới sắp đạt 7 tỉ người.
 
Dù tỉ lệ sinh sản đã giảm so với trước đây, nhưng dân số thế giới vẫn giữ đà tăng, ông Richard Kollodge - chuyên gia Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) - cho hay. Châu Á - hiện ở mức 4,2 tỉ người - sẽ tiếp tục đứng đầu về số dân trong thế kỷ 21. Dân số của Châu Phi dự kiến sẽ tăng gấp ba, từ 1 tỉ người năm 2011 lên 3,6 tỉ người năm 2100. Nam Á và Châu Phi là những nơi có tăng trưởng dân số lớn nhất. Nhiều quốc gia vùng hạ Sahara của Châu Phi đang có tỉ lệ tăng dân số cao, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp.
 
“Đây là một vấn đề lớn. Bởi khi dân số tăng nhanh hơn khả năng đáp ứng yêu cầu về dịch vụ, y tế và sức khoẻ của chính phủ, quốc gia đó sẽ ngày càng nghèo đói” - ông Kolladge nói. Dân số quá đông còn được xem như nguyên nhân chính gây phá huỷ môi trường, đói nghèo và bất ổn chính trị.

Trong khi đó, các quốc gia phát triển lại đối mặt với “thảm hoạ dân số già”, khi tỉ lệ sinh quá thấp không đủ để bù cho số lượng dân mất đi. Điều này khiến họ không đủ lực lượng lao động trẻ để duy trì tăng trưởng kinh tế và nuôi dưỡng người già. “Các nước này đang đối mặt với câu hỏi có nên mở cửa cho di dân từ các quốc gia đang phát triển, nhằm bù đắp lượng lao động thiếu hụt” - ông Kolladge nói.
 

Biểu đồ tăng dân số thế giới.
 
UNFPA cho rằng, một trong những giải pháp để giảm dân số là giúp phụ nữ được tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục và việc làm tốt. “Khi phụ nữ được giáo dục và khoẻ mạnh, họ sẽ có xu hướng sinh ít con” - ông Kolladge nói. UNFPA cũng đề xuất đầu tư nhiều vào giới trẻ. Thế giới hiện có khoảng 1,8 tỉ thanh - thiếu niên ở độ tuổi từ 10 đến 24. “Đó là lực lượng trẻ đông nhất trong lịch sử nhân loại. Chúng ta cần đảm bảo để họ được tiếp cận giáo dục, y tế để trở thành động lực dẫn dắt kinh tế toàn cầu” - chuyên gia UNFPA cho hay.

Nhưng tất cả mọi kế hoạch đều cần yếu tố đầu tiên: Ngân sách. Chỉ riêng việc thực hiện sáng kiến sức khoẻ sinh sản cũng yêu cầu đến 68 tỉ USD trong năm 2011. “Đó là những thách thức lớn và cần phải có kế hoạch ngay từ bây giờ, vì thế giới sẽ tiếp tục có thêm nhiều người hơn” - ông Kolladge nói.
 
A.P (Theo Independent)

Tác giả: A.P

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây