Cựu Chủng Sinh Huế

http://cuucshuehn.net


Rộ nghi vấn vi rút viêm phổi lạ thoát ra từ phòng thí nghiệm Trung Quốc

Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng rất có thể vi rút corona mới gây nên bệnh viêm phổi lạ đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Rộ nghi vấn vi rút viêm phổi lạ thoát ra từ phòng thí nghiệm Trung Quốc
Các nhà khoa học trong viện vi rút học Vũ Hán (Ảnh: WVI)

Tính tới sáng ngày 26/1, số người tử vong do dịch viêm phổi lạ ở Trung Quốc đã lên 54 người, trong khi số ca nhiễm vi rút này lên hơn 1.700 ca. Vi rút nCoV được cho xuất phát từ một chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã đặt ra giả thuyết rằng vi rút này có thể đã thoát ra từ phòng thí nghiệm sinh học đặt ở Vũ Hán mang tên “Phòng an toàn sinh học quốc gia Vũ Hán” (WNBL).

Cơ sở này được thành lập vào năm 2017 và các nhà khoa học vào năm đó đã cảnh báo rằng các vi rút corona tương như như SARS có thể thoát ra khỏi WNBL và gây ra mối nguy hiểm cho con người.
 
-
Đồ bảo hộ của các nhà khoa học (Ảnh: WVI)

WNBL là một trong 5-7 phòng thí nghiệm sinh học mà Trung Quốc tính xây dựng với mục tiêu nghiên cứu về những vi rút nguy hiểm nhất gây nên dịch Ebola và SARS. WNBL nằm trong khuôn viên của Viện vi rút học Vũ Hán.

Tim Trevan, một cố vấn về an toàn sinh học Maryland, Mỹ, nói với tạp chí Nature rằng ông quan ngại về sự an toàn của WNBL. Cũng theo bài viết đăng trên tạp chí này, virus SARS được cho đã nhiều lần thoát ra khỏi một phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh hồi năm 2017.
 
-
(Ảnh: Tân Hoa Xã)

Theo Dailymail, WNBL nằm cách chợ động vật hoang dã Vũ Hán khoảng 30 km, làm dấy lên những giả thuyết về nguồn gốc của vi rút corona mới dù cũng có khả năng đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Tiến sĩ Richard Ebright từ đại học Rutgers, Anh cho rằng: “Vào thời điểm này không có lý do nào để che giấu những nghi ngờ rằng” WNBL có liên quan với sự bùng phát của vi rút.
 
-
(Ảnh: WIV)

Theo Washington Times, WNBL là cơ sở duy nhất ở Trung Quốc được tuyên bố đủ tiêu chuẩn nghiên cứu các vi rút có khả năng gây chết người. Chỉ có 54 phòng khám có tiêu chuẩn như vậy trên toàn thế giới.

Các nhà khoa học làm việc trong WBNL được trang bị đồ bảo hộ kỹ lưỡng tránh bị lây nhiễm vi rút.

WNBL cũng được trang bị để nghiên cứu về động vật và điều này khiến ông Trevan lo ngại. Ông cho rằng việc nghiên cứu vắc xin hay cách chữa trị vi rút thường được thử nghiệm trên khỉ trước khi thử trên người. Tuy nhiên, khỉ là động vật khó lường và có thể lây nhiễm vi rút khi cào cấu, hoặc cắn.

Trung Quốc che giấu dịch bệnh?
 
-
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân đi điều trị ở bệnh viện Vũ Hán (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó, Telegraph dẫn lời một số chuyên gia đưa ra quan ngại rằng Trung Quốc có thể đang che giấu dịch khi họ thực hiện các biện pháp nhanh chóng và có phần cực đoan với bệnh viêm phổi lạ.

Trên mạng internet, nhiều đoạn video được đăng tải cho thấy khung cảnh các bệnh nhân chen nhau xếp hàng trong bệnh viện “vỡ trận” trong khi các nhân viên y tế dường như quá tải.

Sau vài tuần trì hoãn các biện pháp khẩn cấp ứng phó với bệnh dịch, Trung Quốc đã phong tỏa Vũ Hán và các thành phố lân cận, gây ảnh hưởng tới hàng chục triệu người. Điều này đặt ra nghi vấn rằng liệu các phương pháp cực đoan gây ảnh hưởng tới quyền tự do dân sự này có thực sự cần thiết hay không, theo Telegraph.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Trung Quốc không đưa nhiều bản tin cho thấy nỗi lo ngại về việc dịch bệnh có thể bùng phát nghiêm trọng hơn, dù trên thực tế số lượng người chết và nhiễm bệnh ngày càng gia tăng.

Ca nhiễm bệnh đầu tiên xuất hiện ngày 8/12 và các quan chức thông báo đã kiểm soát được và bệnh có thể điều trị. Tuy nhiên, sau đó, khi bệnh dịch đã lan sang các thành phố khác thì chính quyền mới bắt đầu có những biện pháp nhanh chóng và cứng rắn.

Nhiều ý kiến cho rằng các lệnh cấm hiện tại dường như đã được tiến hành quá muộn khi bệnh dịch đã lan ra châu Á và cả châu Âu cũng như Mỹ.

Tác giả: Đức Hoàng (Tổng hợp)

Nguồn tin: dantri.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây