Cựu Chủng Sinh Huế

http://cuucshuehn.net


Assise: Chuyển từ kỷ nguyên ngờ vực sang kỷ nguyên gặp gỡ.

-

-

Bà J. Kristeva, vô thần, là nhà văn và là nhà phân tâm học, hiện là giáo sư danh dự ở Đại Học Paris 7. Bà được Đức Thánh Cha mời tham dự cuộc gặp gỡ Assise và bà sẽ có bài phát biểu nhân danh những người vô thần.
Assise: Chuyển từ kỷ nguyên ngờ vực sang kỷ nguyên gặp gỡ
 
 
JULIA KRISTEVA, NHÀ VÔ THẦN ĐƯỢC MỜI THAM DỰ CUỘC GẶP GỠ ASSISE : XÂY DỰNG SỰ HIỂU BIẾT NHAU
 
Bà J. Kristeva là nhà văn và là nhà phân tâm học, hiện là giáo sư danh dự ở Đại Học Paris 7. Bà được Đức Thánh Cha mời tham dự cuộc gặp gỡ Assise và bà sẽ có bài phát biểu nhân danh những người vô thần.
 
* Bà đã từng gặp Đức Bênêđictô XVI chưa ?
 
Julia Kristeva : Chưa. Lần đầu tiên, Vatican sẽ gặp gỡ các nhà nhân văn chủ nghĩa một cách cởi mở, long trọng và công khai như thế. Chắc chắn, từ lâu đã có những cuộc tiếp xúc, nhưng cuộc gặp gỡ chính thức này sẽ là một biến cố đích thực. Tôi rất vinh dự.
 
* Phải chăng các nhà trí thức theo thuyết bất khả tri đang sửa đổi cái nhìn của họ về các tôn giáo ?
 
Julia Kristeva : “Tiền đường dân ngoại”, vào tháng Ba năm 2011, tại Paris, đã là một sự mới mẻ. Nó như một tia sáng nhỏ bé, một khởi đầu tốt đẹp khích lệ cả hai bên băng qua những thế kỷ ngờ vực, chiến tranh và bách hại, nhằm xây dựng sự hiểu biết nhau. Cách hợp lý, mỗi người đều cảnh giác. Tuy nhiên, vấn đề không phải là xóa bỏ những khác biệt, nhưng là cùng nhau làm việc trên những chủ đề có thể tập hợp chúng ta trong một thế giới khủng hoảng thường xuyên.
 
Đối với chúng tôi, những người không tin, mà tôi thích gọi là “các nhà nhân văn chủ nghĩa” hơn, cuộc gặp gỡ này mang lại cơ hội làm nổi bật sự mới mẻ mà chủ nghĩa nhân văn biểu lộ, mà, được chuẩn bị bởi truyền thống Hy-La và thời Phục Hưng, được khẳng định trong phong trào Ánh Sáng, tách rời với chủ nghĩa nhân văn Kitô giáo. Sự đoạn tuyệt này, không tìm thấy nơi bất kỳ nền văn minh nào, hứa hẹn cho các quyền tự do, nhưng nó còn làm thất vọng nữa. Tôi đánh cuộc rằng việc tái lập nó là điều khả thi, bằng cách xây dựng những chiếc cầu nhỏ giữa chủ nghĩa nhân văn tục hóa này và chủ nghĩa nhân văn Kitô giáo, cũng như với các tôn giáo khác.
 
* Đâu là ý nghĩa của hướng đi của bà ?
 
Julia Kristeva : Trước tiên, Con Người viết hoa không tồn tại, như là “giá trị” lẫn như là “cứu cánh” tối hậu. Chính những người nam và người nữ là những nhà lập pháp duy nhất, và chỉ qua việc đặt vấn đề hoàn cảnh cá nhân, lịch sử và xã hội của chúng ta mà chúng ta có thể quyết định về xã hội và lịch sử. Một sự đặt vấn đề liên miên do đó càng ngày càng bó buộc, bằng việc tố giác những lạm dụng của các tôn giáo, nhưng còn cả việc tái lượng giá những sự phong phú và ích lợi, xét như là chân lý nhân loại, mà các tôn giáo đã tích lũy suốt dòng lịch sử. Không nên làm yếu đi các tôn giáo nhưng là đặt vấn đề chúng và thích ứng chúng với những nét riêng biệt của hiện đại.
 
* Người ta có thể chuyển từ kỷ nguyên ngờ vực sang kỷ nguyên gặp gỡ không ?
 
Julia Kristeva : Đức Gioan-Phaolô II đã nói: “Đừng sợ chủ nghĩa chuyên chế” Khi mời các nhà nhân văn chủ nghĩa đến Assise, Đức Bênêđictô XVI dường như nói: “Đừng sợ chủ nghĩa nhân văn”, và với các nhà chủ nghĩa nhân văn: “Đừng sợ người Công giáo, đừng sợ các tôn giáo”.
 
Tý Linh chuyển ngữ
Theo La Croix

Tác giả: Tý Linh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây