Cựu Chủng Sinh Huế

http://cuucshuehn.net


Kỳ lạ ngôi làng không có cửa ở Ấn Độ

-

-

Shani Shingnapur là một ngôi làng vô cùng độc đáo ở bang Maharashtra, Ấn Độ, nơi không tìm thấy sự hiện diện của cánh cửa. Toàn bộ 300 ngôi nhà, từ nhà dân, trường học, cho đến các ngân hàng đều không có cửa ra vào.
Kỳ lạ ngôi làng không có cửa ở Ấn Độ
 
Shani Shingnapur là một ngôi làng vô cùng độc đáo ở bang Maharashtra, Ấn Độ, nơi không tìm thấy sự hiện diện của cánh cửa.
 
Toàn bộ 300 ngôi nhà, từ nhà dân, trường học, cho đến các ngân hàng đều không có cửa ra vào. Tiền bạc và đồ trang sức quí giá được cất giữ trong những chiếc hộp không khóa.

 
 
Thậm chí, hầu hết các nhà vệ sinh công cộng tại khuôn viên chung của làng Shani Shingnapur cũng không có cửa ra vào. "Vì lý do an ninh và do phụ nữ trong làng yêu cầu, gần đây chúng tôi đã lắp thêm một bức màn mỏng gần lối vào, nhưng không lắp thêm cửa vì điều này sẽ đi ngược lại niềm tin của chúng tôi", một chủ tiệm tạp hóa trong làng cho hay.
 
Một số người dân dựng tấm ván làm cửa, nhưng chỉ dựng vào ban đêm, để tránh thú hoang và chó đi lạc vào nhà. Vấn đề gây phiền phức duy nhất là khi khách đến chơi, họ không biết gõ vào đâu để thông báo.
 
Tuy nhiên, dân làng đã có sáng kiến cho vấn đề này, đó là khách đến nhà chỉ cần hô to lên, Rani, một người dân sống trong làng cho biết.

 
 
Người dân sinh sống tại làng Shani Shingnapur không cảm thấy cần đến các biện pháp an ninh vì niềm tin bất diệt của họ đối với thần Shani (thần Sông). Truyền thuyết kể rằng thế kỷ trước, trong một trận ngập lụt, một phiến sắt và một phiến đá trôi dạt vào bờ của một con sông gần đó. Khi những người chăn nuôi gia súc tò mò chọc vào phiến đá, nó bắt đầu chảy máu.
 
Sau đêm đó, thần Shani xuất hiện trong giấc mơ của trưởng làng và tiết lộ rằng các phiến đá là hiện thân của thần. Thần nói với dân làng rằng các bức tượng có uy lực rất lớn, nên không cần phải che chắn. Bên cạnh đó, thần cũng dặn người dân không cần phải lắp cửa, vì thần sẽ luôn che chở cho họ tránh mọi nguy hiểm.

 
 
Shani Shingnapur hiện là nơi cư trú của khoảng 5.000 người. Tập tục không lắp cánh cửa độc đáo của dân làng đã được biết đến từ những năm 1990, qua một bộ phim tài liệu.
 
"Cả thế giới đã biết đến một nơi gọi là Shani Shingnapur, nơi những ngôi nhà không có cửa, có cây cối nhưng không có bóng râm, có những vị thần mà không có đền thờ," Sayaram Bankar, người trông coi tại miếu làng cho biết.
 
"Người mộ đạo trên khắp Ấn Độ bắt đầu đổ xô về làng để tận mắt chứng kiến ngôi làng độc đáo này. Cách đây 15 năm, nguồn thu nhập chính của dân làng là canh tác mía. Tuy nhiên, hiện nay, du lịch mới là ngành mang lại thu nhập chính cho họ, với lượng khách du lịch lên tới 40.000 người mỗi ngày.

 
 
Mặc dù không có hiện tượng trộm cắp xảy ra ở Shani Shingnapur trong nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên, gần đây danh tiếng của ngôi làng ít nhiều bị ảnh hưởng do một vài vụ trộm cắp.
 
Năm 2010, một du khách phàn nàn vì bị mất tiền mặt và một vài vật dụng khác, có tổng giá trị l35.000 rupee (tương đương 567 USD). Nhưng ông Bankar phủ nhận vụ việc này, và nhấn mạnh rằng nó xảy ra bên ngoài làng.
 
Năm 2011, đồ trang sức vàng trị giá 70.000 rupee (tương đương 1135 USD) cũng bị đánh cắp từ một chiếc hộp không khóa tại nhà của người trông coi miếu. Một vài vụ trộm cắp lặt vặt khác cũng được báo cáo trong những năm gần đây.

 
 
Việc lắp cửa được coi là hành vi báng bổ tại làng Shani Shingnapur. Do vậy, ngân hàng quốc doanh UCO ở đây chỉ lắp một cánh cửa kính mà không có khóa như thông thường. Thay vào đó, họ lắp một khóa điện điều khiển từ xa. Nguồn tiền của ngân hàng được cất giữ trong những căn phòng kiên cố nằm trong ngân hàng. "Chúng tôi không thể tùy tiện phá vỡ truyền thống ở đây, nhưng chúng tôi vẫn phải cảnh giác", quản lý ngân hàng tiết lộ.

 

Video về ngôi làng không có cửa ở Ấn Độ.
 
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin Oddity Central của Romani, một trang chuyên đăng tải tin tức, sự việc kỳ quặc, địa điểm du lịch độc đáo và nghệ thuật kỳ lạ trên toàn thế giới.

Tác giả: Phương Lâm (lược dịch)

Nguồn tin: infonet.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây