Tài liệu bí mật bị rò rỉ kèm theo lời “tiên tri” đáng sợ về Trái đất

Thứ ba - 06/07/2021 11:04
Báo cáo 4.000 trang từ IPCC được dự kiến sẽ chỉ được công bố vào năm 2022, nhưng hãng AFP của Pháp đã có thông tin rò rỉ và lập tức đưa hôm thứ năm 24/6.
-
Theo như báo cáo, sự nóng lên toàn cầu kéo dài khiến Trái Đất nóng hơn 1,5 độ C có thể gây ra "hậu quả nghiêm trọng kéo dài hàng thế kỷ" và trong một số trường hợp, hậu quả đó không thể đảo ngược.
 
-
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hồi tháng 5/2021 đã đưa dự đoán rằng, khả năng 40% diện tích Trái Đất sẽ vượt qua ngưỡng chung 1,5 độ C vào năm 2026.
 
-
Biến đổi khí hậu về cơ bản sẽ khiến cuộc sống trên Trái Đất bị xáo trộn trong những thập kỷ tới, ngay cả khi con người có thể chế ngự lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang làm hành tinh nóng lên.
 
-
Sự nóng lên toàn cầu (Global Warming) sẽ gây nên một loạt hệ quả như: các tảng băng tan chảy (tảng băng Greenland, lớn thứ hai trên hành tinh, đã gần đạt đến điểm giới hạn không quay trở lại với "tốc độ tan chảy nhanh"), dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của mực nước biển, khiến mực nước biển dâng lên đến hàng mét.
 
-
Viện Khoa học Australia khẳng định, nếu tình trạng ấm lên 1,5 độ C tiếp tục, hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới cuối cùng sẽ bị diệt vong vào năm 2025.
 
-
Biến đổi khí hậu khiến hàng triệu người phải đối mặt với nạn đói, thiếu nước, nắng nóng khắc nghiệt và thiên tai. Các thành phố ven biển sẽ gánh chịu nguy cơ cao nhất của biến đổi khí hậu, đe dọa hàng triệu người với lũ lụt và triều cường thường xuyên hơn.
 
-
Báo cáo của IPCC cũng cho biết, các điểm tới hạn có thể khiến hàng tấn carbon phun ra từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia, làm tăng mức nhiệt của Trái đất.
 
-
"Một điều đáng sợ về các điểm tới hạn, chúng thường là "ẩn số không xác định" - những thay đổi môi trường đột ngột giáng xuống đầu con người", giáo sư William Laurance, giám đốc Trung tâm Khoa học Môi trường Nhiệt đới và Bền vững (TESS) tại Đại học James Cook (Australia) cho biết.
 
-
Theo ông, ví dụ dễ thấy nhất đó là rừng nhiệt đới Amazon đã phải hứng chịu những đợt hạn hán kỳ lạ trong những năm gần đây. Những đợt hạn hán này đang được kích hoạt bởi biển Đại Tây Dương đặc biệt ấm áp khiến gió mang mưa bay ra khỏi rừng nhiệt đới.
 
-
Sự nóng lên toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến những vùng lạnh giá trên thế giới. Nó cũng phá vỡ khí hậu và sinh thái của khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, với những tác động nghiêm trọng đối với con người.
 
-

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và an ninh thế giới. Hạn hán có thể dẫn đến nạn đói, lụt lội có thể dẫn đến di cư hàng loạt và những cuộc xung đột mà người chịu thiệt hại nặng nề nhất chính là con người.
 
Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT

Thùy Dung (T.H)

Tác giả: Thùy Dung (T.H)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập783
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm781
  • Hôm nay165,892
  • Tháng hiện tại1,078,156
  • Tổng lượt truy cập57,179,793
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây