Tiếng Huế

Thứ ba - 06/02/2018 09:11

-

-
Năm 2004, Trung tâm nghiên cứu quốc học tổ chức tại Huế diễn đàn khoa học Tiếng Huế - người Huế - văn hóa Huế... Qua nhiều tham luận, đặc biệt là cuốn Từ điển tiếng Huế mà tác giả, bác sĩ Bùi Minh Đức ở Mỹ giới thiệu, tôi đã có một cái nhìn tổng hợp và biết được nhiều điều lý thú về tiếng Huế.
Tiếng Huế
 
"Tiếng Huế, giọng Huế, ca Huế rất đặc biệt ...". Thời Pháp thuộc, ngoài hai mươi tuổi, tôi có dịp dạy học ở Huế mấy năm. Từ miền Bắc vào đất Thần Kinh (ghép từ Thần Bí và Kinh Đô - PV) thuở đó coi là xa xôi lắm. Mấy tháng đầu, tôi vất vả lắm mới hiểu được tiếng Huế.
 
Có rất nhiều tiếng đặc thù Huế đối với tôi là tiếng nước ngoài: mô, tê, răng, rứa, ấy, bổ, chộ ... Có những câu nghe chẳng hiểu gì.

 
 
Năm 2004, Trung tâm nghiên cứu quốc học tổ chức tại Huế diễn đàn khoa học Tiếng Huế - người Huế - văn hóa Huế... Qua nhiều tham luận, đặc biệt là cuốn Từ điển tiếng Huế mà tác giả, bác sĩ Bùi Minh Đức ở Mỹ giới thiệu, tôi đã có một cái nhìn tổng hợp và  biết được nhiều điều lý thú về tiếng Huế.
 
Bà Hoàng Thị Châu có tham luận nêu lên một số đặc điểm và diễn biến của tiếng Huế. Trước hết, bà nhận định là giọng Huế phù hợp với giao tiếp thân mật, nhưng không thích nghi với đài, thông tin đại chúng bằng giọng Sài Gòn, nhất là Hà Nội. Tiếng Huế, với hệ thống ngữ âm, từ vựng rất cổ và hệ thanh điệu trầm, thuộc nhóm phương ngữ Trung (PNT), giáp ranh giữa phương ngữ Bắc (PNB) và phương ngữ Nam (PNN).
 
Ta có ba vùng phương ngữ: PNB gồm các tỉnh phía Bắc, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. PNT gồm Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến hết Huế. PNN gồm Nam Trung Bộ từ đèo Hải Vân đến mũi Cà Mau. Nhưng tiếng Huế cổ lại có những ngữ âm biến đổi rất nhanh cùng toàn bộ PNN: thí dụ phụ âm cuối n, t thành ng, k (như ham muốn = ham muống, mặt trời = mặc trời, con ngan ăn con chuồn chuồn=coong ngang ăng coong chuồng chuồng). Sở dĩ có sự biến đổi là do có tiếp biến văn hóa: Tiếng Việt đến phía Nam là lớp trên (biểu tầng) chịu ảnh hưởng ngôn ngữ bản địa Chăm và Khmer là lớp dưới (cơ tầng) và ngôn ngữ Hán đến sau là lớp phụ (phụ tầng).
 
Tiếng Chăm và tiếng Khmer có hệ thống phụ âm cuối rất phong phú, có khi không có trong tiếng Việt (r, s, h). Còn tiếng Hán thì suy giảm phụ âm cuối. Phải chăng phương ngữ Hán ở Triều Châu mất hai phụ âm n, t mà gây sự biến đổi trong PNN?
 
Vào thế kỷ XVIII, XIX để tránh sự áp bức của triều Mãn Thanh, người Hoa di cư hàng loạt bằng đường bộ (từ Quý Châu. Vân Nam, Quảng Tây, kể cả người Mèo, Dao, Choang, Thái), nhất là đường thủy (từ Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu-người Hán). Người Triều Châu đông nhất. Chỉ hơn 100 năm nay mới có hiện tượng mất phụ âm cuối n, t trong tiếng Hán, ảnh hưởng đến PNN. Hiện tượng này và một số hiện tượng PNN nhập vào phương ngữ Huế vì một số lớn các bà vợ vua triều Nguyễn đều là con các vị đại thần gốc Nam Bộ, do đó PNN nhập vào cung và lan rộng ra ở Huế. Một nét mới của tiếng Huế xuất hiện sau năm 1954, nước ta chia làm hai miền. Trung niên, thanh niên Huế ảnh hưởng nhiều hơn PNN, nên iê, ươ, uô biến thành i, ê, u (thí dụ: Uống rượu buổi chiều cuối năm trở thành úung rụ bủi chìu cúi năm). Như vậy, tiếng Huế là phương ngữ chuyển tiếp PNB và PNN, mạnh hơn về PNN, còn các phương ngữ miền Trung khác cũng chuyển tiếp nhưng Hà Nội hóa nhiều hơn.
 
Ngoài Bản tham luận Hoàng Thị Châu, những bản tham luận khác và Từ điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức nêu một số đặc điểm về tiếng Huế đáng chú ý như:
 
- “Có một điểm cần được nhắc đến là phần ngữ âm học, âm vị học ... Tiếng Huế nhẹ nhàng thánh thót, nhỏ nhẹ, có nhiều âm ré mineur. Tại sao giữa hai vùng Nghệ Tĩnh và Quảng Nam, những nơi có tiếng nói mạnh mang nhiều nam tính, nhiều âm đỉnh và âm vực quá đối chọi lại nảy nở ra một phương ngữ bềnh bồng, ríu rít đầy nữ tính?
 
Với thời gian và điều kiện địa phương, các âm tố biến thiên như thế nào, rơi rụng thêm thắt ra sao? Ảnh hưởng âm Chàm và Mường quan trọng đến mức nào? Đời sống nhàn hạ, kiểu cách, phong lưu, hưởng thụ của một số ít người sống trong cung đình có ảnh hưởng đến âm sắc Huế như thế nào? Đó có thể là một vài đề tài nghiên cứu” (GS. Nguyễn Khắc Hoạch - California).
 
- “Tiếng Huế, giọng Huế, ca Huế rất đặc biệt ... Có 4 thứ giọng hát: giọng óc, giọng cổ, giọng ngực và giọng bụng. Giọng Huế thuộc giọng cổ, ở giữa. Ca Huế là sản phẩm của giọng Huế. Theo Phạm Duy, nhạc Huế thuộc âm giai ngũ cung lơ lớ khác hẳn âm giai điệu hòa (gamme tempéré) của Âu Tây và âm giai ngũ cung của dân nhạc miền Bắc. Chất lơ lớ ấy tạo cho câu hò, câu hát Huế có không khí mơ hồ bay bổng như âm nhạc Chiêm Thành hay Ấn Độ” (Bùi Minh Đức).
 
“Theo truyền thống, có 5 giọng tiếng Huế: giọng dinh (nơi dinh thự, thành phố, lịch sự và khiêm nhường), giọng hạ bạn (vùng nông nghiệp gần biển, vĩ thanh trĩu xuống), giọng thượng bạn (vùng gần núi, có nghề đốt than, vĩ thanh nâng cao), giọng hàng huyện (vùng trung du và ngoại ô Huế, tiếng làng quê)” (Liễu Thượng Văn).
 
“Giọng Huế và phong cách Huế đang nhạt nhòa đi, lai tạp dần, thậm chí còn mất hút” (Nguyễn Văn Dũng).
 
“Giọng nói âm trầm, xa lắng lạ... do trực cảm mà nhận thấy” (Trần Thanh Đạm).
 
“Khi giao tiếp, khuyên dạy con cái, người Huế thích nói chữ, nói bóng bẩy, dùng ca dao tục ngữ, khiến cho ngôn từ sống động, hình ảnh ví von... lời nói văn hoa” (Võ Thị Tiểu Kiều). 

Tác giả: Hữu Ngọc

Nguồn tin: baoquocte.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay20,761
  • Tháng hiện tại558,800
  • Tổng lượt truy cập56,660,437
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây