Thực phẩm nhiễm độc đe dọa thế giới.

Chủ nhật - 20/02/2011 21:27

Thực phẩm.

Thực phẩm.
Chưa bao giờ vấn đề an toàn thực phẩm lại đáng lo ngại như hiện nay. Hàng loạt vụ xì căng đan thực phẩm bẩn liên tiếp bị phát hiện trong thời gian gần đây khiến người dân khắp thế giới hoang mang.

Thực phẩm nhiễm độc đe dọa thế giới

Chưa bao giờ vấn đề an toàn thực phẩm lại đáng lo ngại như hiện nay. Hàng loạt vụ xì căng đan thực phẩm bẩn liên tiếp bị phát hiện trong thời gian gần đây khiến người dân khắp thế giới hoang mang. Sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng toàn cầu đang bị đe dọa bởi vòng vây của thực phẩm nhiễm độc.

Đông-Tây báo động

Một báo cáo được đăng tải trên Tạp chí New Century cuối tuần qua cho biết có đến 10% số gạo trên thị trường Trung Quốc nhiễm cadmium, loại hóa chất độc hại có thể gây ung thư, suy thận và mềm hóa xương. 10% là con số đáng báo động bởi Trung Quốc sản xuất đến 200 triệu tấn gạo/năm. Điều này có nghĩa mỗi năm khoảng 20 triệu tấn gạo đã và đang đầu độc người dân Trung Quốc và cả người dân các nước khác khi số gạo “bẩn” được đem đi xuất khẩu. Lâu nay, vấn đề an toàn thực phẩm luôn khiến Chính phủ Trung Quốc phải đau đầu. Vụ xì căng đan sữa nhiễm melamine năm 2008 làm 6 trẻ em thiệt mạng, 300.000 em bị sạn thận là một trong những vụ điển hình về thực phẩm nhiễm độc tại Trung Quốc.

Không chỉ có Trung Quốc, châu Âu - một trong những khu vực được xem là kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm - cũng gặp vấn đề về thực phẩm nhiễm độc. Đầu tháng 1 vừa qua, cả nước Đức rúng động về thông tin trứng gà bị nhiễm dioxin. Sự lo lắng nhanh chóng lan ra khắp châu Âu sau khi Hà Lan thông báo nhập hơn 130.000 quả trứng từ Đức. Trong khi đó, Anh phải ra lệnh thu hồi các sản phẩm có thành phần làm từ trứng gà có xuất xứ từ Đức. Hàng ngàn trang trại chăn nuôi của Đức sau đó đã phải đóng cửa. Ít lâu sau lại có thông tin thịt heo của Đức cũng bị nhiễm dioxin với hàm lượng cao gấp 77 lần. Ngay lập tức, Hàn Quốc, Trung Quốc... tuyên bố ngừng nhập khẩu thịt heo từ Đức. Hai vụ việc liên tiếp khiến kinh tế và chữ tín của Đức trên thị trường thực phẩm quốc tế bị ảnh hưởng nặng nề.

Cũng là một thị trường hết sức khó tính nhưng Mỹ cũng gặp phải các vấn đề về an toàn thực phẩm. Đầu tháng 2 vừa qua, Cơ quan an toàn thực phẩm và kiểm dịch thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã thông báo thu hồi 1,5 tấn thị bò và thịt bò đóng gói do lo ngại thịt nhiễm khuẩn E.coli. Chủ sở hữu số thịt bò trên là nhà sản xuất Pico Rivera ở California, chuyên cung cấp thịt bò cho các nhà hàng trên khắp miền Nam California. E.coli được biết đến là một tác nhân có thể gây bệnh chết người. Những người bị nhiễm E.coli, nhẹ thì tiêu chảy, còn nặng có thể bị suy thận dẫn đến tử vong. Trước đó, tháng 8-2010, Mỹ đã từng phải thu hồi đến 500 triệu quả trứng gà do bị nhiễm khuẩn salmonella.

Những nẻo đường nhiễm độc

Không chỉ gạo bị nhiễm độc, gạo còn bị làm giả. Hình: internet.

Với trường hợp gạo của Trung Quốc, nhà khoa học Pan Genxing thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Kinh (Trung Quốc) cho rằng gạo nhiễm cadmium là hậu quả của quá trình công nghiệp hóa tại Trung Quốc. Theo ông Pan, các hoạt động công nghiệp như khai thác mỏ tại Trung Quốc khiến môi trường của nước này đậm đặc các chất hóa học như cadmium, arsenic, thủy ngân và nhiều kim loại nặng nguy hiểm khác. Những chất độc này thẩm thấu vào nước, phát tán trong không khí làm một diện tích lớn đất đai Trung Quốc nhiễm độc. “Vì vậy, thức ăn nhiễm độc là kết quả tất yếu nằm trong chuỗi nhiễm độc môi trường tại Trung Quốc”, ông Pan nói.

Trưởng nhóm nghiên cứu gạo nhiễm độc này còn cho biết thêm, hầu hết các loại ngũ cốc, lúa có khả năng hấp thụ mạnh cadmium qua nước. Ở những nơi đất bị ô nhiễm nặng, có đến 60% mẫu gạo được xét nghiệm cho kết quả nhiễm cadmium cao gấp 5 lần mức cho phép.

Công nghiệp hóa đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống tại Trung Quốc. Theo một nghiên cứu chính thức từ năm 2007, các ngôi làng ở miền Nam Trung Quốc gần với những hầm mỏ và khu công nghiệp xuất hiện nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh về xương. Hóa chất độc hại thẩm thấu vào đất đai, nguồn nước và phát tán trong không khí là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người.

Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ nhiễm độc thực phẩm đều do quá trình công nghiệp hóa, do quá trình sản xuất không chủ ý tạo thành. Phần lớn những vụ xì căng đan thực phẩm bẩn là do nhà sản xuất cố tình “đầu độc” người tiêu dùng để thu về những khoản lợi nhuận kếch xù. Đạo đức con người đã bị đồng tiền vấy bẩn.

Trứng gà giả tại Trung Quốc. Hình: internet.

Chất clenbuterol còn được gọi là “bột thịt nạc” là vụ báo động mới nhất về việc đầu độc người tiêu dùng của các nhà sản xuất tại Trung Quốc. Đây là loại hóa chất được những nhà sản xuất vô lương tâm cho vào thức ăn chăn nuôi gia súc để tăng việc đốt cháy mỡ, tăng lượng thịt nạc ở heo và giúp thịt tươi lâu hơn. Khi con người bị nhiễm chất này qua hấp thu thịt heo sẽ bị loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và tuần hoàn và có thể dẫn đến tử vong. Thế giới sẽ không bao giờ quên vụ sữa melamine năm 2008 tại Trung Quốc, một bằng chứng rõ nét về việc chạy đua lợi nhuận, coi thường tính mạng người tiêu dùng. Và còn nhiều những mánh khóe bẩn thỉu khác của những nhà sản xuất vô đạo đức trục lợi trên sức khỏe người tiêu dùng đã và đang bị phát hiện trong thời gian qua như sử dụng axit boric, loại hóa chất dùng như thuốc trừ sâu cho vào mì hay bánh mì làm tăng độ dẻo, cho sudan công nghiệp gây ung thư vào thức ăn chăn nuôi làm tăng màu đỏ của lòng trứng, chất tẩy rửa formaldehyde được tẩm vào hải sản phơi khô để tăng độ sáng bóng...

Trứng gà và thịt nhiễm dioxin ở Đức cũng xuất phát từ quá trình sản xuất mà ra. Harles&Jentzsch, công ty chuyên phân phối thức ăn gia súc cho hàng ngàn trang trại tại Đức, đã bị nghi sử dụng mỡ dùng trong công nghiệp có chứa dioxin để sản xuất 150.000 tấn thức ăn nuôi gia súc. Kết quả phân tích tới nay cho thấy, bị ảnh hưởng nặng nhất là các trại nuôi gà đẻ và nuôi heo vì thức ăn của chúng chứa tỷ lệ mỡ này rất cao.

Chung sức vì cộng đồng

Vấn đề an toàn thực phẩm đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi hiểm họa từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế và chính phủ mỗi quốc gia cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề kiểm tra, giám sát chặt chẽ các loại thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người dân toàn cầu.

Trong 2 ngày 16 và 18-2 vừa qua, Hội thảo về an toàn thực phẩm toàn cầu đã được tổ chức tại London, Anh. Chủ đề năm nay là “Tạo dựng một nền văn hóa an toàn thực phẩm toàn cầu”. 600 chuyên gia từ 40 nước trên thế giới tham dự để đưa ra những sáng kiến và kinh nghiệm thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm. Những hội thảo như thế này hy vọng sẽ giúp người tiêu dùng được tiếp cận tốt hơn với những thực phẩm sạch, an toàn.

Trước đó, Trung Quốc cũng đã có những bước đi cụ thể hóa quyết tâm bài trừ thực phẩm độc. Chính phủ nước này thông báo sẽ thiết lập các trung tâm kiểm soát an toàn thực phẩm tại 31 tỉnh thành, 218 quận huyện và 312 xã phường ở Trung Quốc. Khoảng hơn 100 loại sản phẩm nông nghiệp sẽ được kiểm tra với 165 điều khoản quy định về an toàn thực phẩm và dự kiến sẽ bổ sung thêm 15 điều nữa trong năm 2011.

Còn tại Đức, ngay sau khi thực phẩm nhiễm dioxin gây náo loạn trong nước và quốc tế, chính phủ nước này đã khẩn trương đưa ra các quy định mới về tiêu chuẩn cho thức ăn chăn nuôi. Bộ trưởng Nông nghiệp và Thực phẩm Đức, bà Ilse Aigner, cho biết quy định mới yêu cầu các công ty sản xuất phải thông báo tất cả các xét nghiệm về sản phẩm của họ với các cơ quan chức năng của Đức để qua đó tạo ra một “hệ thống cảnh báo sớm”. Trước đây, các công ty của Đức chỉ phải báo cáo kết quả kiểm tra những sản phẩm có quá nhiều các hóa chất độc hại. Ngoài ra, luật mới cũng yêu cầu các phòng xét nghiệm tư nhân cũng phải báo cáo kết quả nghi ngờ liên quan đến các chất nguy hiểm như dioxin

ĐỖ VĂN

Tác giả: Đỗ Văn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập614
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại939,731
  • Tổng lượt truy cập57,041,368
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây