Nhận diện virus Zika

Thứ ba - 05/04/2016 11:24

-

-
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo virus Zika đã hiện diện ở 61 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam là quốc gia mới nhất ghi nhận ca nhiễm virus Zika. Vậy làm thế nào nhận diện sớm các triệu chứng...
Nhận diện virus Zika
 
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo virus Zika đã hiện diện ở 61 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam là quốc gia mới nhất ghi nhận ca nhiễm virus Zika. Vậy làm thế nào nhận diện sớm các triệu chứng để phòng bệnh do virus Zika, hạn chế thấp nhất những hậu quả mà virus này gây ra?
 
Theo WHO trong thời gian cuối năm 2015 đến nay, dịch bệnh do virus Zika diễn biến phức tạp tại 61 quốc gia, vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn cầu. WHO đã công bố tình trạng dịch bệnh do virus Zika hiện nay là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế do có sự quan ngại về mối liên quan giữa nhiễm virus Zika và các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh.

 
 
Lây bệnh do muỗi đốt
 
Bệnh do virus Zika lây truyền chủ yếu qua muỗi đốt, không lây qua tiếp xúc hoặc qua đường hô hấp.. Mỗi truyền bệnh là muỗi Aedes mang virus Zika- đây cũng là loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, bệnh chikungunya và bệnh sốt vàng. Trong hầu hết các trường hợp, Zika lây lan qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
 
Do đó, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh do virus Zika là phòng chống muỗi đốt bằng những hoạt động thiết thực, đơn giản như: mặc quần áo dài tay, nằm ngủ mắc màn, sử dụng kem xoa chống muỗi. Bên cạnh đó, mỗi hộ gia đình cần chủ động diệt lăng quăng/bọ gậy bằng những hoạt động định kỳ hàng tuần như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá,... và tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
 
Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Vì thế, người trở về từ quốc gia đang có dịch bệnh do vi rút Zika, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) đang trong quá trình mang thai hoặc dự định có thai để tránh những biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi.

 
 
Triệu chứng của virus Zika
 
Virus Zika thường gây bệnh nhẹ với các triệu chứng xuất hiện một vài ngày sau khi người đó bị đốt bởi muỗi nhiễm bệnh. Hầu hết những người bị bệnh virus Zika có biểu hiện sốt nhẹ và phát ban. Những người khác cũng có thể viêm kết mạc, đau cơ và khớp và cảm thấy mệt mỏi.
 
Các triệu chứng thường hết trong khoảng từ 2 đến 7 ngày. Biểu hiện của nhiễm Zika gần giống với bệnh sốt xuất huyết nhưng so với sốt xuất huyết thì bệnh nhẹ hơn và 80% không có biểu hiện bệnh.
 
Biến chứng tiềm ẩn của virus Zika
 
Trước năm 2007 chưa ghi nhận vụ dịch virus Zika lớn nào nên hiểu biết về các biến chứng của bệnh này là rất hạn chế. Trong năm 2015, cơ quan y tế địa phương ở Brazil cũng quan sát thấy có sự gia tăng trẻ sơ sinh với dị tật đầu nhỏ cùng thời điểm bùng phát dịch virus Zika. Cơ quan Y tế và các cơ quan khác đang điều tra mối liên quan tiềm năng giữa tật đầu nhỏ và virus Zika, bên cạnh những nguyên nhân có thể khác.
 
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết cơ quan y tế đang điều tra mối liên quan tiềm năng giữa virus Zika ở phụ nữ mang thai và dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh của họ. Cho đến khi có thể hiểu rõ hơn về mối liên quan này, những phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần hết sức lưu ý bảo vệ mình khỏi bị muỗi đốt.
 
Dị tật đầu nhỏ là một tình trạng hiếm gặp khi một trẻ sơ sinh có đầu nhỏ bất thường. Bệnh là do sự phát triển não không bình thường của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ hoặc trong giai đoạn sơ sinh. Trẻ sơ sinh và trẻ em bị tật đầu nhỏ thường gặp phải những khó khăn với sự phát triển não bộ khi chúng lớn lên. Tật đầu nhỏ có thể do ảnh hưởng của một loạt các yếu tố môi trường và di truyền như hội chứng downs; sử dụng hay tiếp xúc với ma túy, rượu hoặc các chất độc khác trong tử cung hoặc nhiễm rubella trong khi mang thai.

 
 
Phụ nữ mang thai có nên lo lắng về Zika?
 
Cơ quan y tế hiện điều tra mối liên quan tiềm năng giữa virus Zika ở phụ nữ mang thai và dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh của họ. Cho đến khi chúng ta có thể hiểu rõ hơn về mối liên quan này, những phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần hết sức lưu ý bảo vệ mình khỏi bị muỗi đốt. Nếu bạn đang mang thai và nghi ngờ bạn có thể có bệnh virus Zika nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ để được theo dõi chặt chẽ trong quá trình mang thai.
 
Điều trị bệnh virus Zika như thế nào?
 
Các triệu chứng của bệnh virus Zika có thể được điều trị bằng thuốc hạ sốt và giảm đau thông thường, nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Nếu triệu chứng xấu đi, người bệnh nên đến cơ sở y tế. Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay vắc-xin cho bệnh này. Với hầu hết các trường hợp được chẩn đoán nhiễm bệnh virus Zika, việc chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và tiền sử gần đây của họ (ví dụ muỗi đốt, hoặc đi đến nơi có virus Zika lưu hành). Phòng thí nghiệm có thể xác định chẩn đoán bằng xét nghiệm máu.
 
Tuy vậy, sự hiểu biết của con người về virus Zika còn nhiều hạn chế như: đặc điểm dịch tễ học của virus (thời kỳ ủ bệnh, vai trò của muỗi trong việc truyền virus và địa bàn lây lan); Zika tương tác với các vật chủ khác như thế nào (truyền qua muỗi, bọ ve và động vật chân đốt khác); phát triển các xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu hơn đối với Zika để có thể làm giảm khả năng chẩn đoán sai do sự hiện diện virus sốt xuất huyết hay các virus khác trong một mẫu xét nghiệm.
 
Có nên không đi tới nơi mà đang có dịch Zika?
 
Dựa trên những bằng chứng sẵn có, WHO không khuyến cáo bất kỳ hạn chế nào về thương mại hay du lịch liên quan đến bệnh virus Zika. Để phòng tránh virus Zika và các bệnh do muỗi truyền khác, mọi người nên tránh để muỗi đốt bằng các biện pháp được mô tả ở trên. Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai nên hạn chế tới khu vực đang có dịch virus Zika.

 
 
Người đi/ đến/ về từ quốc gia đang có dịch bệnh do virus Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Điện thoại đường dây nóng: 098.671.115.

Tác giả: Ngọc Dung

Nguồn tin: nld.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập496
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm492
  • Hôm nay86,141
  • Tháng hiện tại891,396
  • Tổng lượt truy cập58,177,265
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây