Nguy hiểm cần biết khi ăn cua đồng

Thứ ba - 18/11/2014 11:29

-

-
Cua đồng là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, nhiều can xi, rất tốt cho sức khỏe. Mặc dù thịt cua đồng có nhiều chất dinh dưỡng như vậy, nhưng nếu không cẩn thận khi ăn cũng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguy hiểm cần biết khi ăn cua đồng
 
Cua đồng là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, nhiều can xi, rất tốt cho sức khỏe. Cứ trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho...
 
Ngoài ra còn có 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1... 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...
 
Mặc dù thịt cua đồng có nhiều chất dinh dưỡng như vậy, nhưng nếu không cẩn thận khi ăn cũng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là một vài kinh nghiệm bạn cần nhớ.
 

Cua đồng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hình minh họa.
 
Ai không được ăn cua?
 
Phụ nữ mang bầu: Mẹ bầu- nhất là trong thời gian ba tháng đầu thai kỳ-không nên ăn cua đồng do cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng trong cơ thể. Mẹ bầu ăn cua đồng nhiều dễ gây sảy thai.
 
Người mới khỏi bệnh: Những người mới khỏe lại sau bệnh, đường tiêu hóa còn yếu cũng chưa vội ăn cua đồng vì dễ bị lạnh bụng.
 
Người bị tiêu chảy: Khi đang bị tiêu chảy, tuyệt đối không được ăn các món ăn chế biến từ cua đồng. Cua đồng có tính hàn, lạnh, vì có thể khiến người đang bệnh lại bị bệnh nặng thêm.
 
Người bệnh tim mạch:

Gạch cua có nhiều cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch nên hạn chế ăn. Hình minh họa.
 
Gạch cua có chứa nhiều cholesterol, trong 100 gam thịt cua cũng có đến 125mg% cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế ăn cua.
 
Người bị gút: Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.
 
Người bị hen: Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.
 
Không ăn cua khi…
 
Cua đã chết: Khi cua đã chết, trong cơ thể cua có nhiều thành phần hóa học mang tên histidine (có công thức phân tử C3H3N2CH2 (NH2)CO2H), khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì lượng histamine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.
 
Cua nấu chín nhưng để lâu
 

Cua đã chế biến không nên để lâu vì dễ gây ngộ độc. Hình minh họa.
 
Cua đã luộc, nấu chín nhưng để lâu rất dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Do đó, cua chế biến đến đâu nên ăn hết tới đó.
 
Cua còn sống: Nhiều  người truyền miệng, cua đồng rửa sạch, giã lấy nước cốt uống khi cua còn sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh xương cốt. Điều này hoàn toàn sai lầm. Sự thật là trong thịt cua còn sống có chứa nang trùng “lungfluke” (đỉa phổi). Nếu không qua nấu chín mà ăn như vậy rất dễ bị đỉa phổi xâm nhập vào phổi, lên não dẫn tới ho ra máu, co giật, bại liệt.
 
Ăn cua kèm quả hồng: Chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong thịt cua, sẽ gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy v.v…Do đó không ăn cua kèm với quả hồng.

Tác giả: Giang Thanh (tổng hợp)

Nguồn tin: plo.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập536
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm530
  • Hôm nay71,846
  • Tháng hiện tại834,220
  • Tổng lượt truy cập58,120,089
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây