Gạo lứt dưỡng sinh.

Thứ năm - 22/11/2012 19:34

-

-
Càng ngày, người ta càng nhận thấy rằng gạo lứt có giá trị dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật rất độc đáo. Ngoài vỏ ra, hạt thóc còn có 3 phần chính là lớp cám, phôi và nội nhũ. Nội nhũ chiếm phần lớn và chủ yếu là glucid có giá trị chính cung cấp năng lượng. Lớp cám và phôi tuy chỉ chiếm 10% hạt nhưng lại có tới 65% các chất giá trị nhất về mặt dinh dưỡng.
Gạo lứt dưỡng sinh
 
Càng ngày, người ta càng nhận thấy rằng gạo lứt có giá trị dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật rất độc đáo.
 
Ngoài vỏ ra, hạt thóc còn có 3 phần chính là lớp cám, phôi và nội nhũ. Nội nhũ chiếm phần lớn và chủ yếu là glucid có giá trị chính cung cấp năng lượng. Lớp cám và phôi tuy chỉ chiếm 10% hạt nhưng lại có tới 65% các chất giá trị nhất về mặt dinh dưỡng.

 
 
Hai phần này rất giàu hoạt chất sinh học tự nhiên như các loại vitamin B1, B2, B6, PP, E, acid folic, acid pantothenic, choline, biotin..., các vi khoáng, chất xơ, lignin; chứa khoảng 120 chất kháng ôxy hóa và hàng trăm hoạt chất hóa học tự nhiên khác vốn có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất có liên quan đến sức khỏe của con người.
 
Phần phôi và cám gạo lứt cũng là nguồn giàu chất béo thực vật để sản xuất dầu cám vốn chứa rất nhiều omega-3 và acid omega-6 có vai trò ức chế và loại trừ các gốc tự do. Chính vì vậy, ngày 8-5-2008, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép gạo lứt được mang nhãn hiệu “hạt toàn phần” (Whole grain) có lợi cho sức khỏe, giúp phòng ngừa và hỗ trợ trị liệu bệnh tật.
 
Nên dùng hằng ngày
 
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gạo lứt có tên gọi là thao mễ hay hạt sắc chi mễ, vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tì ích vị, dưỡng huyết nhuận tràng, thường được dùng dưới dạng nấu thành cơm ăn, rang chín hãm hoặc sắc lấy nước uống thay trà hằng ngày. Loại hạt toàn phần này nên được tìm hiểu và sử dụng rộng rãi.
Cũng như các loại ngũ cốc thông dụng khác, cách dùng gạo lứt đơn giản nhất là nấu cơm ăn hằng ngày. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu lực bổ dưỡng và phòng chống bệnh tật, đồng thời cũng để khắc phục tính chất khô khan, khó ăn của gạo lứt, người ta thường chế biến thành nhiều dạng khác nhau; đồng thời tìm cách phối hợp với các thực phẩm khác tạo thành những món ăn hấp dẫn và độc đáo. Dưới đây, xin giới thiệu một số công thức điển hình:
 
Bài 1:  Gạo lứt 500 g, lạc nhân 200 g, vừng đen 50 g, đường đỏ lượng vừa đủ. Tất cả đãi sạch, sấy khô rồi rang từng thứ cho chín thơm là được. Tiếp đó, đem giã hoặc xay vụn thành bột, trộn đều 3 thứ với nhau, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy một lượng bột thích hợp hòa với nước sôi, khuấy đều thành dạng bột đặc, chế thêm đường đỏ, dùng làm đồ điểm tâm hằng ngày. Công dụng: Kiện tì ích vị, nhuận tràng.
 
Bài 2:  Gạo lứt 500 g, gạo tẻ thường 200 g, hồng táo 20 g. Gạo lứt đãi sạch, ngâm với nước qua 1 đêm. Gạo tẻ đãi sạch rồi trộn đều với gạo lứt cho vào nồi đun sôi, bỏ hồng táo và nấu đến chín là được, dùng làm cơm ăn hằng ngày. Công dụng: Bổ khí kiện tì, dưỡng huyết an thần.
 
Bài 3:  Gạo lứt 150 g, đậu hòa lan non 50 g, nước luộc gà lượng vừa đủ. Gạo lứt đãi sạch ngâm nước 2 giờ, đậu hòa lan rửa sạch. Hai thứ đem hấp cách thủy trong 20 phút rồi lấy nước luộc gà nấu chín thành cơm ăn hằng ngày. Công dụng: Kiện tì ích vị, bổ khí dưỡng huyết, lợi thủy tiêu thũng.

Bài 4:  Gạo lứt 100 g, gạo nếp 50 g, lệ chi nhục 40 g, long nhãn nhục 20 g, đường đỏ lượng vừa đủ. Gạo lứt đãi sạch ngâm nước 2 giờ, gạo nếp đãi sạch ngâm nước 1 giờ, long nhãn nhục và lệ chi rửa sạch. Cho gạo lứt và gạo nếp vào nồi đun sôi, bỏ long nhãn nhục và lệ chi vào nấu trong 40 phút là được. Công dụng: Kiện tì ích vị, dưỡng huyết an thần, nhuận tràng.
 
Bài 5:  Gạo lứt 500 g, đậu đỏ 60 g. Hai thứ đãi sạch, đem ngâm nước trong 2 giờ. Sau đó, cho đậu đỏ vào nồi, đổ một lượng vừa đủ nấu sôi trong 20 phút rồi cho gạo lứt vào nấu đến chín là được, dùng làm cơm ăn hằng ngày. Công dụng: Kiện tì ích vị, lợi thủy tiêu thũng.
 
Theo Bác sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN (NLĐ)


Phương pháp thực dưỡng bằng gạo lức, muối mè.
 
Phương pháp điều trị bệnh tật bằng cách ăn “gạo lức muối mè” được gọi là “phương pháp thực dưỡng” (Macrobiotics), ra đời bởi giáo sư người Nhật có tên Sakurazawa Nyoichi – mà bây giờ, người ta vẫn quen gọi là phương pháp Oshawa. Phương pháp này nở rộ trên đất nước Nhật Bản sau ngày Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, và rất nhiều người sống dở chết dở vì nhiễm phóng xạ. Đặc biệt hơn, năm 1982, khi một số tờ báo có uy tín trên thế giới như tờ Paris Match ở Pháp, tờ Life ở Mỹ, tờ Atarashiki Sekaia ở Nhật đồng loạt đăng tải về trường hợp bác sĩ Anthony Sattilaro, Giám đốc Bệnh viện Methodist, bang Philadelphia, Mỹ đã chữa lành bệnh ung thư xương bằng cách ăn gạo lứt, muối mè, thì phương pháp Oshawa trở nên phổ biến, rồi được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh.
 
Theo Tiến sĩ y, sinh học Đào Đại Cường, hiện là cán bộ giảng dạy Trường đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, thì: “Thành phần của gạo lứt gồm có chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin nh B1, B2, B3, B6 và các axit nh Axit Pantôtênic, Axit Paraaminôbenzôic, Axit Pôlic, Axit Phityn, chất Canxi, chất sắt, chất Ma-nhê, chất Xêlen, Glutathiôn, Ka-li và Na-tri. Còn trong dầu mè có viatamin H, vitamin E, vitamin K, tiền vitamin A cùng các chất như Phốt pho, chất béo chưa bão hòa”. Chất Xê-len chẳng hạn, nó đã đợc y học chứng minh rằng có khả năng ngăn ngừa ung thư, chất Glutathiôn thì phòng nhiễm bụi phóng xạ, Axit Pantôtênic giúp tăng cường chức nắng của vỏ não, chống viêm da, u bướu ác tính nên việc duy trì một chế độ ăn gồm toàn gạo lứt, muối mè để phòng ngừa và chữa bệnh ung thư là có cơ sở.
 
Tuy nhiên không phải bất cứ trường họp ung thư, hoặc bệnh tật nào mà ăn gạo lức, muối mè cũng đều lành. Hơn nữa, cơ thể con người – nhất là những người trẻ tuổi thì gạo lứt, muối mè không có khả năng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm giúp cho sự phát triển, mà cần phải có chất đạm, chất béo, các vitamin trong thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, trái cây…
 
ở Việt Nam, phương pháp thực dưỡng bằng gạo lứt, muối mè bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm 1963, nhưng lúc ấy mới chỉ có một số ít người áp dụng, và hiệu quả thì không thấy nói đến nên nó không đợc phổ biến sâu rộng. Đến nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, số người ăn gạo lứt, muối mè cũng không nhiều. Phần lớn ngời ăn gạo lứt, muối mè là những ngời mắc bệnh nan y, hoặc mạn tính, nghe lời truyền khẩu nên bắt chước ăn theo với suy nghĩ “có bệnh thì vái tứ phương”.
 
Chị Kha, nhà ở hẻm 57, quốc lộ 13, phờng 26, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh cho biết: “17 năm trước, tôi bị viêm xoang rất nặng, mũi thường xuyên tiết dịch nhầy, hôi hám, đôi khi chảy máu và nhức đầu triền miên. Đi bệnh viện khám lần nào bác sĩ cũng khuyên mổ. Nghe theo sự chỉ dẫn của người quen, tôi ăn gạo lứt, muối mè liên tục trong một tháng thì các triệu chứng kể trên hoàn toàn biến mất. Đến nay, sau 17 năm, tôi vẫn ăn gạo lứt, muối mè và hoàn toàn khỏe mạnh”.
 
Một bệnh nhân khác – là giảng viên Trường đại học Ngân hàng – bị một khối u trong ổ bụng và đã qua ba lần mổ mà sức khỏe của chị ngày càng suy kiệt. Thật bất ngờ, từ khi ăn gạo lứt, muối mè, tình hình sức khỏe của chị được cải thiện trông thấy.
 
Bà Trần Thị Phượng, ở chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, bị bệnh tiểu đường hơn 30 năm nay, kể: “Sau một tháng ăn toàn gạo lứt, muối mè, lượng đường trong máu tôi có giảm đi và 12 năm nay, nó gần như cứ giữ nguyên. Đặc biệt là trước kia, mỗi lần bị vết thương chảy máu thì nó rất lâu lành nhưng từ ngày ăn gạo lứt, muối mè, lỡ có đạp miểng chai hay cắt dao vào tay thì chỉ ba bữa là khô miệng”. Gặp vị bác sĩ đã nhiều năm theo dõi bệnh tật của bà Phượng, ông công nhận: “Đúng là sau rất nhiều lần xét nghiệm, lượng đường trong máu của bà chỉ cao hơn mức bình thường một chút nhưng vẫn phải thường xuyên kiểm tra!!”.
 
Như thế, việc áp dụng phương pháp “thực dưỡng bằng gạo lứt, muối mè” để đều trị một số bệnh tật xem ra có hiệu quả. Tuy nhiên, một số bác sĩ chuyên khoa Ung bướu thuộc Trung tâm Ung bướu TP Hồ Chí Minh thì thận trọng: “Để kết luận rằng gạo lứt muối mè chữa được bệnh ung thư, cần có một công trình nghiên cứu tỉ mỉ trên nhiều bệnh nhân ở nhiều dạng ung thư khác nhau, nhiều thời kỳ khác nhau, với những bệnh nhân đối chứng nhằm đánh giá khách quan chứ không thể chỉ dựa vào vài trờng hợp để khẳng định rằng cứ hễ ung thư mà ăn gạo lứt, muối mè thì lành”.

Tác giả: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập641
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm639
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại970,988
  • Tổng lượt truy cập57,072,625
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây