Củ gừng: Gia vị, vị thuốc.

Thứ sáu - 30/09/2011 04:01

-

-
Gừng không những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình.
CỦ GỪNG, GIA VỊ, VỊ THUỐC
 
Gừng là một gia vị rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các bà nội trợ. Gừng không những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình.
 
Mô tả
 
Gừng có tên khoa học là Zinziber Officinale Rosc, là một loại cây nhỏ, cao từ 5cm - 1m, thân rễ phát triển thành củ. Lá mọc so le, không cuống, có bẹ hình mác dài khoảng 15cm-20cm, rộng 2cm, vò lá có mùi thơm đặc trưng của gừng.
 
Dược tính và công dụng
 
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
 
Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị.
 
Một số cách sử dụng gừng để trị bệnh
 
Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ
 
Gừng sống 20g.
 
Gừng sống giã nát, bỏ vào 1 ly nước sôi hoặc trà nóng cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống,
uống lúc còn nóng ngay khi vừa về tới nhà.
 
Chữa ngoại cảm lạnh do lạnh (nấu cháo cảm)
 
Gừng sống 10g, hành lá 10g, tiêu sọ 10 hạt. Gạo tẻ 1 nắm nấu cháo, lúc sắp bắt xuống cho gừng sống (xắt nhuyễn) hành lá (cắt ngắn) và tiêu sọ (đâm nát) vào quậy đều. Ăn cháo lúc còn nóng. Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi.
 
Chữa trúng hàn đi tả hoặc phong hàn gây tê thấp, ho suyễn, tay chân móp lạnh:
 
Gừng khô tán nhỏ 5g, hòa với nước ấm hoặc nước cháo nóng mà uống.
 
Chữa nôn mửa khi đi tàu xe:
 
Gừng sống cắt lát mỏng. Ngậm gừng sống nhấm nháp từng chút một, nuốt nước dần cho tới khi hết nôn.
 
Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng:
 
Củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày.
 
Chữa buồn nôn trong thời kỳ có thai
 
Gừng sống 20g, giã nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô. Bỏ gừng vào một ly nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.
 
Chữa trúng gió, tay chân tê, choáng váng, đột nhiên nói khó, liệt một bên:
 
Gừng sống 40g, đồng tiện 80cc. Gừng sống giã nát, cho vào một ít nước sôi, vắt lấy nước, hòa với đồng tiện uống lúc đồng tiện còn ấm.
 
Đồng tiện tính mát, dưỡng âm, có thể trừ phong, tan được huyết ứ, giáng hư hoả. Đồng tiện là nước tiểu "giữa dòng" của bé trai từ 2 đến 10 tuổi. Trên thực tế, để tranh thủ thời gian lúc cấp cứu, có thể sử dụng nước tiểu của người thân trong gia đình có sẳn lúc đó. Bỏ đoạn đầu, bỏ đoạn cuối, chỉ lấy đoạn giữa. Với chức năng phát tán khí huyết ra bì phu và tay chân, giáng khí, hành huyết, tiêu ứ, làm nhẹ áp lực ở vùng ngực và vùng đầu, bài thuốc "sinh khương đồng tiện” còn được kinh nghiệm dân gian sử dụng trong một số bệnh tim mạch như cơn đau vùng tim, cao huyết áp trong điều kiện không tiếp cận được thầy thuốc.
 
Tuy nhiên, điều cần nhớ là các triệu chứng trúng phong hoặc tim mạch không bất chợt xảy đến mà thường bắt nguồn từ những sự mất cân bằng trước đó của cơ thể. Chẳng hạn dương hư hàn thịnh, đàm trọc, huyết ứ, khí trệ… Do đó sau khi giải toả các triệu chứng cấp thời, người bệnh cần đến thầy thuốc chuyên môn để được thăm khám và điều trị thích hợp nhằm ổn định sức khoẻ lâu dài.
Cuối cùng, cũng nên nhắc lại một kinh nghiệm dân gian rất hữu ích và có thể xem như một biện pháp dưỡng sinh là ăn 1 - 2 lát gừng sống sau mỗi bữa ăn. Gừng sống vừa giúp kích thích tiêu hóa vừa làm mất đi những mùi thức ăn để lại trong miệng. Ngoài ra, tác dụng "hành khí" của gừng còn tác động tới sự lưu thông của khí huyết, ảnh hưởng tốt đến hệ tim mạch.
 
Chú ý:
 
Gừng khô có tính nóng nên những người có thể tạng nhiệt hoặc đang có các chứng viêm nhiễm không nên dùng.
 
Lương y VÕ HÀ
 
Nguồn: www.ykhoanet.com
 
Hai phương thuốc bí truyền áp nước gừng và cao khoai sọ
 
Giả bộ loạng choạng thối lui một bước, tên cướp âm thầm xuất độc chiêu xỉa thẳng bàn tay vào cổ ông lão, quyết hạ thủ sau vài lần ra đòn thất bại. Ông lão nhẹ nhàng đưa tay ra tựa hồ cùng chiêu thức, một tiếng “hự” vang lên khô khốc, tên cướp bay ra xa, bàn tay gãy cụp dập nát, bất tỉnh. Ông lão vác tên cướp vào một cái hang, rồi ra ven suối tìm đào hai loại củ hoang đem về nấu nước đắp áp và rịt vào vết thương. Sáng hôm sau, tên cướp tỉnh dậy, vết thương bớt sưng và nửa tháng sau lành lặn. Bằng lòng nhân ái và đức độ, ông lão đã thu phục tên cướp thành một môn đồ trung tín. Đây là một câu chuyện nói về nguồn gốc và hiệu quả của hai phương thuốc bí truyền trong giới võ lâm ngày xưa mà giáo sư Ohsawa đem “công truyền” trong phương pháp thực dưỡng Macrobiotics của ông. Giáo sư gọi hai phương thuốc này “áp nước gừng” và “cao khoai sọ”.
 
1. NƯỚC GỪNG
 
- Công dụng: Làm tan máu độc, máu ứ, giảm đau, giảm sưng, chữa vẹo trặc; đặc biệt trị u bướu (bướu cổ, nổi hạch, ung bướu, v.v…); trị kiết.
 
- Cách làm: lấy 150 gam gừng tươi đem mài hoặc giã nát (nếu không có gừng tươi thì dùng một muỗng cà phê gừng bột khô), cho vào một túi vải, cột chặt miệng túi. Nấu sôi 4 lít nước rồi bớt lửa, thả túi gừng vào để 10 phút (thỉnh thoảng ép cho nước gừng chảy ra).
 
- Chuẩn bị hai cái khăn lông. Lấy một cái nhúng vào nước gừng nóng (lửa vẫn để vừa giữ độ nóng) vắt bớt nước rồi áp vào chỗ đau, bên ngoài phủ thêm cái khăn lông khô để giữ hơi nóng. Độ hai phút sau, lấy khăn lông khác nhúng vào nước gừng nóng, cũng vắt bớt  nước đem thay khăn trước. Áp liên tục như vậy chừng 10 phút (cho trẻ em trên hai tuổi) đến 30 phút (cho người lớn) da sẽ đỏ lên. Sau cùng, để một cái khăn thật nguội lạnh; lấy khăn móng ra và áp khăn lạnh vào độ một phút (đếm 60 cái tích tắc) là xong. Ngày có thể áp 1- 3 lần tùy bệnh nặng nhẹ.
 
- Trường hợp chữa kiết, có thể đổ nước gừng nóng ra cái thau lớn, chờ nguội bớt, ngồi ngâm vùng mông (nước ngập tới rún) cùng thời gian nói trên. Không cần ngâm nước lạnh sau cùng.
 
- Riêng trường hợp ung bướu, chỉ áp nước gừng lên chỗ u độ 3-5 phút vừa đủ kích thích máu lưu thông, rồi đắp ngay cao khoai sọ (xem phương 2) lên ngay chỗ đó (không cần áp khăn lạnh sau khi áp nước gừng).
 
2. CAO KHOAI SỌ
 
- Công dụng: Hút chất độc ra ngoài, bó xương gãy, trị sưng đau; đặc biệt trị u bướu. (Nên áp nước gừng trước khi đắp cao).
 
- Cách làm: Khoai sọ còn gọi là môn cao, môn chúm, vỏ có lông nâu, da tím, ruột trắng; khi dùng chỉ lấy củ con (củ đáu).
 
- Rửa sạch khoai (dùng nhiều ít tùy chỗ đau lớn nhỏ), cạo vỏ rồi cho vào cối với 1/10 gừng tươi, giã hoặc mài mịn trộn thêm ít bột gạo cho khoai bớt nhão.
 
- Trải cao dày độ 1,5cm đến 2cm lên miếng vải, rồi đắp cao trực tiếp lên da ở chỗ đau; dùng vải băng lại cho miếng cao khỏi rơi ra. Để như vậy độ 4 giờ thì gỡ bỏ đi (nếu làm trước khi đi ngủ thì có thể qua đêm, độ 6 giờ). Ngày có thể đắp cao 1-3 lần tùy bệnh nặng nhẹ.
 
L.V.T

Tham khảo: “Phương Pháp Thực Dưỡng Ohshawa” của Ngô Thành Nhân, Nxb Khánh Hòa 1992
 
Nguồn: www.aiki-viet.com.vn

Tác giả: Tổng hợp

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập369
  • Hôm nay88,732
  • Tháng hiện tại1,268,244
  • Tổng lượt truy cập58,554,113
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây