Vì sao giới trẻ thích giơ tay “chữ V” khi chụp hình?

Thứ tư - 06/08/2014 10:57

-

-
Nét văn hóa này bắt nguồn từ một vận động viên trượt băng nghệ thuật người Mỹ, truyện tranh manga (Nhật) và hoạt động quảng bá của thương hiệu Konica – theo tạp chí Time (Mỹ) ngày 4-8.
Vì sao giới trẻ thích giơ tay “chữ V” khi chụp hình?
 
Nét văn hóa này bắt nguồn từ một vận động viên trượt băng nghệ thuật người Mỹ, truyện tranh manga (Nhật) và hoạt động quảng bá của thương hiệu Konica – theo tạp chí Time (Mỹ) ngày 4-8.
 

Một thiếu nữ Hàn Quốc giơ ngón tay làm dấu hiệu hình chữ V khi chụp ảnh tại Seoul - Ảnh: Getty Images
 
Chỉ cần ít phút lướt mạng xã hội hoặc xem những nhóm du khách tạo dáng trước những điểm du lịch nổi tiếng, bạn sẽ nhận thấy ngay các nghệ sĩ và giới trẻ châu Á thường mỉm cười và làm dấu hiệu hình chữ V (ngón trỏ và ngón giữa cùng giơ lên, lòng bàn tay hướng ra ngoài). Đây được xem là biểu tượng của chiến thắng hoặc hòa bình và cũng cho thấy cách biểu đạt “Hãy tươi lên, lạc quan lên!” của người châu Á.
 
“Cú sốc truyền thông” từ Olympic 1972
 
Nguồn gốc dấu hiệu hình chữ V xuất phát từ cuối thập niên 1960 nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Mãi cho đến cuối những năm 1980 “chữ V” mới “bùng nổ” trong giới trẻ châu Á và toàn cầu. Một vài ý kiến cho rằng dấu hiệu tay hình chữ V lần đầu xuất hiện từ Janet Lynn – vận động viên trượt băng nghệ thuật người Mỹ - người hi vọng sẽ đạt huy chương vàng Thế vận hội Olympic 1972 tại Nhật Bản. Nhưng giấc mơ của Lynn đổ vỡ khi cô trượt ngã trong phần biểu diễn. Thay vì tỏ ra nhăn nhó, cô gái tóc vàng đã mỉm cười với khán giả. Hành vi cử chỉ đầy quyến rũ của Lynn gây ngạc nhiên với khán giả nước chủ nhà Nhật Bản, bởi người Nhật có nguyên tắc ít thể hiện tình cảm qua gương mặt. Lynn bỗng nhiên nhận được tình cảm của các cổ động viên Nhật Bản.
 
“Họ thật sự không hiểu làm sao tôi có thể mỉm cười khi không thể giành chiến thắng”, Lynn kể lại. Cuối cùng nữ vận động viên Mỹ cũng giành được huy chương đồng. “Tôi không thể đi đâu vào ngày tiếp theo mà thiếu những đám đông theo sau. Họ (người Nhật) chào đón tôi như một ngôi sao nhạc rock, tặng tôi đủ mọi món quà và cố gắng bắt tay tôi”, Lynn cho biết. Janet Lynn đã tạo “cú sốc truyền thông” ở Nhật và nhận được hàng ngàn lá thư hâm mộ. Trong chiến dịch truyền thông vòng quanh nước Nhật vào năm sau đó, Lynn vẫy tay chào người hâm mộ xứ mặt trời mọc bằng cách thường xuyên ra dấu hiệu bàn tay hình chữ V. Thế là một hiện tượng văn hóa ra đời.
 
Bên cạnh đó, dấu hiệu chữ V cũng được biết đến qua bộ truyện tranh manga chủ đề thể thao của Nhật có tựa Star of the giants vào năm 1968. Người cha của nhân vật chính trong truyện thường tặng con trai ông ký hiệu V (Victory - chiến thắng) trước mỗi trận đấu lớn.
 

Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc T-ara chụp hình vui nhộn với dấu hiệu chữ V - Ảnh: K-pop
 
Giúp các cô gái xinh hơn?
 
Tuy vậy, dấu hiệu tay hình chữ V được biết đến rộng rãi nhất có lẽ là nhờ một hoạt động quảng cáo thương mại. Mặc dù vận động viên trượt băng Janet Lynn có một vài ảnh hưởng đến việc sử dụng phổ biến dấu hiệu này qua những bức hình sau Olympic 1972 nhưng vai trò ảnh hưởng nhất đến truyền thông Nhật chính là Jun Inoue, ca sĩ của nhóm nhạc Spiders nổi tiếng. Bấy giờ, Inoue trở thành đại diện cho hãng máy chụp hình Konica và cô được chỉ dẫn làm dáng với dấu hiệu bàn tay chữ V trong khi quay phim thương mại cho Konica.
 
“Tại Nhật, tôi đã thấy “thuyết Inoue” được phổ biến như một lời giải thích cho nguồn gốc của việc thực hành cử chỉ (chữ V) này” - Jason Karlin, phó giáo sư Trường ĐH Tokyo và là chuyên gia văn hóa truyền thông của Nhật, cho biết.

 
 
Đến cuối thập niên 1980, hàng loạt máy ảnh được sản xuất cùng sự tăng trưởng đột ngột về số lượng của các tạp chí dành cho phụ nữ, một nền văn hóa hướng đến những hình thức dễ thương bề ngoài như “dấu hiệu chữ V” phổ biến mạnh mẽ.
 
Phó giáo sư Karlin cũng nhận xét rằng: “Dấu hiệu chữ V thường được khuyến khích như một cách giúp gương mặt các cô gái trở nên nhỏ gọn và xinh hơn”.
 
Khi nền văn hóa đại chúng Nhật Bản J-Pop lan tỏa khắp Đông Á vào cuối thập niên 1980, dấu hiệu chữ V như một “biểu tượng thời trang được xuất khẩu” đến Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Đài Loan và Hàn Quốc.
 
Đến ngày nay, thói quen giơ tay hình chữ V xuất hiện khắp nơi ở châu Á. Nhiều cô gái trẻ thi nhau làm dáng và chia sẻ những bức hình có dấu hiệu chữ V của họ. Trên Instagram hay Facebook, ảnh chụp có dấu hiệu chữ V sinh sôi nảy nở nhiều tương tự dáng điệu vẻ mặt “duck face” (chu môi kiểu vịt) dễ thương.
 
Điều thú vị là, theo tạp chí Time, hầu hết giới trẻ làm dáng với cử chỉ này khi chụp hình không cần phải để ý hoặc đắn đo vì sao họ lại… làm như vậy. “Cháu không biết tại sao”, bé Imma Liu 4 tuổi ở Hong Kong nói nhưng cho biết bé cảm thấy vui với cử chỉ này.
 
Vui nhộn có lẽ là lý do đơn giản nhất đối với tất cả mọi người - từ các ngôi sao nổi tiếng đến các nam nữ thanh thiếu niên và học sinh bình thường tại châu Á - mỗi khi họ giơ tay làm dấu hiệu chữ V.
 
Bạn có biết?
 
Khi giơ tay dấu hiệu chữ V thì bắt buộc lòng bàn tay phải hướng ra ngoài về phía người đối diện, nếu lòng bàn tay hướng vào trong thì sẽ mang ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Đối với người phương Tây họ xem dấu hiệu tay hình chữ V mà lòng bàn tay hướng vào trong thì giống như một câu chửi, một sự xúc phạm bằng cử chỉ.

Tác giả: Trần Kiên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập534
  • Hôm nay129,785
  • Tháng hiện tại1,001,984
  • Tổng lượt truy cập58,287,853
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây