Vì sao chủ nghĩa khủng bố cực đoan xuất hiện? Lối thoát nào cho tương lai?

Thứ hai - 11/04/2016 04:16

-

-
Chuyên gia an ninh Alex Wilner và Clair-Jehanne Dubouloz đã định nghĩa cực đoan hoá là quá trình một cá nhân hay nhóm người chấp nhận những tư tưởng và tham vọng về chính trị, xã hội và tôn giáo ngày càng cực đoan...
Vì sao chủ nghĩa khủng bố cực đoan xuất hiện? Lối thoát nào cho tương lai?
 
Chỉ sau một đêm khủng bố đẫm máu, ngày 14/11, toàn bộ thành phố Paris được bao trùm bởi một không khí am đảm và đau thương. Rất nhiều người đã mất đi sinh mệnh chỉ sau một đêm ngắn ngủi. Những người sống sót sau vụ khủng bố đã vô cùng thương sót và cầu nguyện cho những người gặp nạn. (Ảnh: Pascal Le Segretain/Getty Images)
Hai vụ đánh bom tại Brussels đã sát hại nhiều người và làm bị thương khoảng hơn 100 người, chỉ một vài ngày sau khi những kẻ tấn công Paris bị bắt tại vùng ngoại ô thành phố Molenbeek. Tổ chức khủng bố nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã nhận trách nhiệm cho vụ khủng bố này.
 
Ngay khi bình tĩnh lại sau những vụ tấn công, dư luận đang đặt ra câu hỏi tại sao những điều này lại có thể xảy ra và ai đứng sau những vụ đánh bom tự sát trên.
 
Những cuộc tấn công đó có thể đã được khởi động từ ngay trong các nước châu Âu một lần nữa tập trung sự chú ý của dư luận vào một cơn khủng hoảng đang trở nên nghiêm trọng: một bộ phận cư dân nằm ngoài khu vực Trung Đông trở nên cực đoan hoá dưới ảnh hưởng của các nhóm phần tử cực đoan.
 
Chủ nghĩa cực đoan gắn liền với xu hướng bạo lực
 
Hành động của những tay súng tại những địa điểm như San Bernardino, Paris và rất có thể là cả Brussels thực sự khó giải thích với đa số mọi người. Nhờ kết quả làm việc của một số nhà nghiên cứu về chủ nghĩa cực đoan, chúng ta có thể bóc tách nguyên nhân người ta có thể trở nên quá khích dẫn tới các hành động bạo lực chính trị như vậy.
 
Chuyên gia an ninh Alex Wilner và Clair-Jehanne Dubouloz đã định nghĩa cực đoan hoá là quá trình một cá nhân hay nhóm người chấp nhận những tư tưởng và tham vọng về chính trị, xã hội và tôn giáo ngày càng cực đoan. Quá trình này bao gồm việc phủ nhận hay huỷ hoại hiện trạng, những tư tưởng đương thời hay những biểu hiện của tự do chọn lựa.
 
Những phần tử cực đoan mới không chỉ tuân theo nhiệm vụ và thông điệp của nhóm họ đang tham gia, họ còn có tư tưởng sử dụng bạo lực để tạo ra sự thay đổi.
 
Và một vài thành viên trong những nhóm này còn trở nên quá khích tới mức tự mình tiến hành các hành động bạo lực.
 
Vậy tần suất xảy ra quá trình cực đoan hoá này ở Mỹ là bao nhiêu?
 
Một bản báo cáo gần đây được công bố bởi chương trình nghiên cứu chủ nghĩa cực đoan tại trường đại học George Washington đã đưa ra con số đáng báo động những người ủng hộ ISIS tại Mỹ:
 
Cho đến mùa thu năm 2015, có khoảng 250 người Mỹ đã rời đi và cố gắng di chuyển tới các quốc gia như Syria hay Irag để tham gia vào ISIS.
 
Theo bản báo cáo, có khoảng 900 cuộc điều tra những phần tử ủng hộ ISIS đã được tiến hành trên toàn bộ 50 bang. Từ đó, 71 đối tượng tình nghi đã bị buộc tội cho các hành vi liên quan đến khủng bố – và những người bị buộc tội đó có một số điểm chung đáng chú ý.
 
Độ tuổi trung bình của các đối tượng tinh nghi là 26 tuổi, và phần lớn trong số họ (chiếm 86%) là nam. Có khoảng 27% có dính líu tới các âm mưu phạm tội trên lãnh thổ nước Mỹ. Các đối tượng tình nghi đa dạng về sắc tộc, địa vị xã hội, trình độ học vấn và lý lịch gia đình. 40% trong những kẻ bị bắt đã chuyển sang Hồi giáo. Một phần đa số, 58 trên 71 người có quốc tịch Mỹ.
 
Các quốc gia tại bán đảo Trung Đông có tỉ lệ người ủng hộ ISIS cao nhất, tuy nhiên con số này ở Mỹ đang cao hơn mức nhiều người có thể nghĩ tới.
 
Điều tra trên trang mạng xã hội Twitter
 
Các nhóm như ISIS luôn cố gắng tăng số người ủng hộ từ trong dân chúng thông qua các hình thức tuyên truyền. Và ở tình hình hiện tại, các mạng truyền thông xã hội đóng vai trò then chốt.
 
Hãy lấy ví dụ về một bác sĩ quốc tịch Úc đang phục vụ tại một bệnh viện hoạt động dưới sự chỉ đạo của ISIS tại Raqqa, và đồng thời cũng tuyển mộ thêm thành viên cho tổ chức này thông qua Youtube.
 
Những đối tượng khác giống như vị bác sĩ này đang cũng cấp cho ISIS sự hỗ trợ theo nhiều cách khác nhau: tài chính, hậu cần, công nghệ, nguyên liệu…
 
Một báo cáo của viện nghiên cứu Brookings mang tên The ISIS Twitter Census đã sử dụng các chỉ số mạng xã hội để lập bản đồ phân bố địa lý của những kẻ ủng hộ ISIS. Bản báo cáo cũng tiết lộ về những mẫu tweet, tỉ lệ khán giả và số lượng tài khoản đã theo dõi (follow) các tài khoản của ISIS.
 
Một phát hiện bất ngờ chỉ ra rằng Mỹ hiện đang xếp thứ 4 và Anh đang xếp thứ 10 trong danh sách các quốc gia nơi có những đối tượng ủng hộ tổ chức IS qua mạng xã hội Twitter.
 
Mặc dù đây chỉ là một phần nhỏ trên tổng số lượng tài khoản Twitter đã kết nối với IS (khoảng 46.000 tài khoản), điều này vẫn cho thấy một số lượng ủng hộ trực tuyến bất ngờ dành cho tổ chức ISIS bất chấp hai quốc gia trên nằm ở thứ hạng cao trong danh sách mục tiêu tấn công của tổ chức này.
 
Ai sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất?
 
Nghiên cứu của hai nhà tâm lý học là Clark McCauley và Sophia Moskalenko đã đưa ra một mô hình hữu dụng để hiểu rõ hơn về nhóm người dễ bị lôi kéo bới các thông điệp được ISIS phát tán.
 
Như những người Sunni ở Syria hay Iraq đã và đang trở thành nạn nhân của chính phủ tại những quốc gia đó, mục tiêu chính của chủ nghĩa cực đoan là những cá nhân có thái độ bất mãn với nền chính trị và không thể chấp nhận bộ máy chính trị hiện hữu ở quốc gia đó. Ví dụ, một người đàn ông Canada đã rời quốc gia của anh ta để cống hiến cho “thiên đường nhân gian”: Sự hồi sinh của một vương quốc Hồi giáo.
 

Các phần tử cực đoan IS diễu hành trên một con đường ở Raqqa, Syria, ngày 14/1/2014.
(Ảnh: YouTube)
 
Một khi họ đã tham gia, các cá nhân có thể bị gắn chặt với những hành động khủng bố bằng mối quan hệ ruột thịt với các thành viên khác. Vụ tấn công ở Paris được tiến hành bởi một cặp anh em ruột và một cặp anh em họ. Những kẻ tấn công ở San Bernardio là một cặp vợ chồng. Vụ tấn công ở Boston được tiến hành bởi 1 cặp anh em ruột.
 
Một nguyên nhân chính khác là việc trải qua sự cách ly với thế giới bên ngoài và nằm dưới sự kiểm soát của những chế độ đặc thù.
 
Vào khoảng thời gian từ năm 2011 tới năm 2013, Irag đã chứng kiến một cuộc chia rẽ nghiêm trọng giữa cộng đồng người Sunni và người Shiite. Chính phủ của ông Nouri Al-Maliki, vốn là một người Shiite, đã bắt giữ những nhà lãnh đạo chính trị người Sunni và đồng thời loại bỏ những chiến binh là người Sunni ra khỏi quân đội. Do bị loại bỏ khỏi sự thành lập của chính quyền Iraq, để giữ an toàn cho bản thân, nhiều người Sunny đã gia quyết định gia nhập tổ chức ISIS và để lại một lỗ hổng an ninh lớn.
 
Trong khi đó, tại các quốc gia phía Tây như Pháp hay Mỹ, việc tẩy chay và cách ly cộng đồng Hồi giáo đã làm cho những thanh niên trẻ tuổi bị tước quyền công dân dần trở nên cực đoan hơn.
 
Sự canh tranh giữa các tổ chức khủng bố cũng có thể làm tăng tính cực đoạn trong những nhóm phần tử quá khích, dẫn đến những cuộc tấn công với tần suất lớn hơn và tỉ lệ thương vong cao hơn.
 
Một vài năm trước đây, chẳng hạn như, ISIS nổi lên ngang tầm so với tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaida, thách thức sự thống trị và cạnh tranh sự ủng hộ.
 
Ngay sau vụ tấn công khủng bố được lên kế hoạch và thực hiện tại Paris bởi ISIS, al-Qaida đã đứng ra nhận trách nhiệm cho một vụ tấn công tại Mali.
 
Cuộc cạnh tranh trực tiếp giữa các thể chế Irag, Syria và ISIS để giành quyền kiếm soát đất đai cũng như nguồn dầu mỏ chỉ dẫn đến những cuộc xung đột bạo lực cao hơn và thu hút nhiều chiến binh tới từ các quốc gia khác trên thế giới.
 
Lèo lái tuyên truyền
 
Các nhóm bạo lực như ISIS sử dụng chiến thuật mềm dẻo, lợi dụng sự phản công của chính đối phương để tạo ra lợi thế cho họ khi thực hiện khủng bố vào các mục tiêu phương Tây.
 
Chính phủ các nước như Bỉ , Pháp , Anh , Nga và Hoa Kỳ cung cấp cho họ lợi thế bằng cách ra lệnh trả đũa quân sự quy ​​mô lớn và khơi dậy làn sóng chính trị thù địch chống Hồi giáo. Những tác động này giúp các nhóm cực đoan nâng cao sự gắn kết trong hàng ngũ của chúng và khơi dậy sự phẫn nộ từ các đối tượng ủng hộ họ.
 

Một cậu bé trong video tuyên truyền của IS hồi năm 2015. (Ảnh chụp màn hình video)
 
Theo những thông tin từ thành viên khủng bố kể lại, ISIS áp dụng thuyết thù địch để hạ thấp phẩm giá đối thủ hay giá trị cuộc sống của họ. Quan niệm méo mó về người phương Tây và những người ngoại đạo đã mở đường cho những hành động bao lực như chặt đầu con tin người nhật Kenji Goto, ngược đãi các tín đồ Ki tô giáo và thiêu sống tù binh phi công người Jordan tên Moath al-Kasasbeh.
 
Khi một tín đồ thành viên của tổ chức chết đi, ISIS sử dụng học thuyết tử vì đạo để thuyết phục các chiến binh rằng lý tưởng của nó xứng đáng để chiến đấu và hi sinh. Những chiến binh hi sinh sẽ trở thành anh hùng và được công khai công nhận trên Internet.
 
Quá tải…
 

Cảnh sát Bỉ canh chừng một ga tàu điện ngầm ở Brussels. (Ảnh: Facebook)
 
Như vậy, liệu sẽ có thêm người trở nên cực đoạn hoá và gia nhập ISIS? Viễn cảnh khá nhập nhằng…
 
Bất chấp sự thành công trong việc tuyển mộ và các chiến dịch cực đoan từ năm 2011, các phương tiện truyền thông hiện nay chỉ ra rằng IS đang chật vật để có thể sáp nhập các nhóm chiến binh nước ngoài vào lực lượng chiến đấu tại Trung Đông và Bắc Phi, vấn đề cạnh tranh để thể hiện sự trung thành có thể gây rạn nứt và thông điệp chiêu mộ của IS sẽ không hiệu quả như trước.
 
Cùng với cuộc chiến chống lại việc tuyển dụng của IS, đây là một tia hy vọng. Nhưng đồng thời cũng có nhiều tin xấu.
 
Các chiến lược chống tuyên truyền triển khai bởi Mỹ trên Internet đã bị chỉ trích là không hiệu quả. Theo công ty Rand, chương trình chống chủ nghĩa cực đoan đã đem đến những kết quả không rõ ràng.
 
Các cuộc tấn công gần đây ở châu Âu, Hoa Kỳ và những nơi khác đã chứng minh một thực trạng đáng buồn, những nguồn lực để chống lại chủ nghĩa cực đoan thường không hiện hữu ở các địa điểm bị tấn công.
 
Một quan chức chống khủng Bỉ đã thú nhận chỉ một tuần trước khi các cuộc tấn công ngày 22/3:
 
“Thành thật mà nói , chúng tôi không có đủ cơ sở hạ tầng để điều tra đầy đủ hay theo dõi hàng trăm cá nhân bị nghi ngờ liên kết với khủng bố, cũng như theo dấu hàng trăm các tập tin mở và các chứng cứ điều tra chúng tôi có.”
 
Nguồn: theconversation.com. Anh Tuấn biên 

Tác giả: Anh Tuấn biên dịch

Nguồn tin: www.daikynguyenvn.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập123
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm117
  • Hôm nay22,305
  • Tháng hiện tại560,344
  • Tổng lượt truy cập56,661,981
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây