Vài câu chuyện về Lễ Giáng Sinh

Thứ hai - 22/12/2014 19:07

-

-
Những người La Mã hàng năm ăn mừng "Thần Mặt Trời" đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người Kitô giáo đã lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại ...
Vài câu chuyện về Lễ Giáng Sinh
 
Hôm nay, thế giới đang nhộn nhịp chuẩn bị đón mừng Lễ Giáng Sinh của Đức Giêsu, chúng tôi sưu tra và ghi lại dưới đây một vài câu chuyện liên quan đến Lễ Giáng Sinh.

Sự hình thành Lễ Giáng Sinh

Thời kỳ Giáo Hội Kitô giáo còn sơ khai (2, 3 thế kỷ đầu công nguyên), Lễ Giáng Sinh được mừng chung với lễ Hiển linh. Tuy nhiên, ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Giáo Hội mừng kính lễ này vào ngày 25 tháng 12.

 

Một nguồn tài liệu khác cho biết vào những thế kỷ đầu Công Nguyên, các tín hữu Kitô giáo sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật Đức Giêsu, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là một việc làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Đến thế kỷ IV, những người Kitô giáo mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ Giáng Sinh của Đức Giêsu mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ, vì cho đến lúc đó, Kitô giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.

Những người La Mã hàng năm ăn mừng "Thần Mặt Trời" đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người Kitô giáo đã lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ "Thần Mặt Trời" của người La Mã. Nhờ vậy, không bị chính quyền La Mã phát hiện.

Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo Kitô giáo. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng "Thần Mặt Trời" và thay vào đó là ngày mừng sinh nhật của Đức Giêsu. Đến năm 354, Đức Giáo Hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng Sinh của Đức Giêsu.

Chữ CHRISMAS gồm hai chữ ghép lại: Chữ Christ có nghĩa là “Đấng chịu xức dầu”, tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là viết tắt của chữ Mass, có nghĩa là thánh lễ. Christmas là Lễ của Đứng Christ.

Chữ NOEL là tiếng Pháp, viết tắt từ chữ Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta".

Cây thông NOEL 

Cây thông Noel có nguồn gốc từ nước Ðức từ thế kỷ 16. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu cả bên trong và bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu. Đến thế kỉ 19, cây Noel bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Anh. Đến những năm 1820 cây Noel được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ. Ngày nay, gần đến dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa... Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới. 

 

Ông Già Noel

Nguồn gốc của từ “ông già Noel” (Santa Claus) hay thánh Nicholas bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ thứ IV. Thánh Nicholas đặc biệt được ca tụng về tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài. Thánh Nicholas được tôn là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, cho đảo Cicilia, cho nước Hy Lạp và cho nước Nga. Tất nhiên thánh Nicholas cũng là người bảo trợ của các trẻ em. Vào thế kỷ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Nicholas thết đãi no nê.

Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas thành Sint Nicholaas và người theo Anh giáo đọc thành Santa Claus.

 

Năm 1882, Clement Clarke Moore (1779 – 1863) đã viết bản nhạc nổi tiếng là “A visit from St. Nick” (chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên “The night before Christmas” (Ðêm trước Giáng Sinh). Ông được coi là người hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.

Thiệp Giáng Sinh

 

Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
 

The spirit of Christmas should not be just for one day but for the whole year! Wishing you love, joy and peace the whole year round. Merry Christmas.

Tác giả: Lữ Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập706
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại914,118
  • Tổng lượt truy cập57,015,755
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây