OK: Sản phẩm văn hoá vĩ đại nhất của nước Mỹ.

Thứ ba - 17/04/2012 20:01

-

-
Ông Allan Metcalf viết nguyên một cuốn sách về OK có tựa đề "OK: The Improbable Story of America's Greatest Word". Ông nói OK không chỉ là một từ vĩ đại, nó còn là một từ quan trọng, một sản phẩm thành công nhất mà người Mỹ đã xuất khẩu đi khắp thế giới.
OK: Sản phẩm văn hoá vĩ đại nhất của nước Mỹ
 
"Okay"
Không ai có thể ngờ một từ thông dụng và đơn giản đã trở thành một sản phẩm vĩ đại nhất của nước Mỹ, vì nó phản ánh văn hoá, tư duy của dân Mỹ, và trên thế giới nhiều người dùng đến nó.

Ông Allan Metcalf viết nguyên một cuốn sách về OK có tựa đề "OK: The Improbable Story of America's Greatest Word". Ông nói OK không chỉ là một từ vĩ đại, nó còn là một từ quan trọng, một sản phẩm thành công nhất mà người Mỹ đã xuất khẩu đi khắp thế giới. Nó còn bao gồm triết lý sống và cách suy nghĩ của người Mỹ.

Ông nói cái hay của nó là chỉ vỏn vẹn hai mẫu tự mà vừa đẹp, vừa đơn giản, vừa tiết kiệm. Nó còn mang tính thực dụng của người Mỹ. Nó không hàm ý mọi chuyện đều hoàn hảo, vượt mức mong đợi, mà chỉ mang tính trung lập, có người còn gọi là ba phải. Kể cả trong lời nói và văn bản thì từ OK vượt trội, dễ dàng phân biệt giữa các từ khác, và nó sử dụng âm thanh đơn giản, quen thuộc và có khả năng dễ dàng vượt qua những ranh giới ngôn ngữ.

Khi có ai hỏi bạn có khoẻ không, bạn trả lời tôi "OK", như vậy không có nghĩa là bạn khoẻ như voi và cũng không có nghĩa là bạn đang bệnh liệt giường.

Wikipedia - từ điển bách khoa mở - giải thích từ "OKay" (cũng viết là "OK") là một từ tiếng Anh thông tục biểu thị phê duyệt, chấp thuận, thoả thuận, đồng ý, hoặc sự thừa nhận. Nều là tính từ, "okay" có nghĩa là "đầy đủ", "chấp nhận được", "tầm thường" - trái với "ngon" (thực phẩm này OK), nó cũng có chức năng như một trạng từ với những ý nghĩa tương tự. Là thán từ (interjection), nó có thể biểu thị ý tuân thủ ("OK - Được rồi, tôi sẽ làm điều đó"), hoặc thỏa thuận ("OK, Được! Cứ vậy mà làm nhé"). Nếu là một động từ và danh từ, nó có nghĩa là "đồng ý" ("The boss gave his okay to the purchase - ông chủ đã cho ý chấp thuận để giao dịch"). Khi sử dụng với giai điệu thích hợp trong giọng nói, nó có thể biểu hiển sự nghi ngờ hoặc tìm kiếm sự xác nhận ("Are you OK? - Bạn có sao không?" hoặc "OK? - Được chứ?").

Có nhiều giai thoại về xuất xứ của OK, ở đây chỉ xin kể ba giai thoại.

- Ngày 23-3-1839, một  tờ báo ở Boston dùng từ này đầu tiên, và giải thích rằng "OK" là viết tắt của "all correct", mọi thứ đều chính xác. Nhưng tại sao lại chính xác khi "o" không bắt đầu cho "all" và "k" không bắt đầu cho "correct" - có phải vì cách phát âm giống như "Oll Korrect"? Do đó, ngay từ đầu, những gì gọi là chính xác cũng chưa hẳn là chính xác, mà chỉ là OK. Năm 1935, trong một là thư gửi cho tờ báo Vancouver Sun đã nêu lên rằng, các thầy cô giáo thời trước thường phê bài văn hoàn hảo bằng từ Latin "Omnis Korrecta", được viết tắt là "OK".

- Một năm sau đó, 1840, ông Martin Van Buren ra tranh cử tổng thống lần nữa. Ông này vốn xuất thân từ khu Kinderhook của New York. Những người ủng hộ ông tái tranh cử gọi ông là lão già ở Kinderhook  - Old Kinderhook - và nhiều nơi trên nước Mỹ lập ra những nhóm ủng hộ ông, lấy tên là OK Club. Thế là cái từ này gây ồn ào trở lại.

- Người ta đồn rằng Tổng thống Andrew Jackson, lãnh đạo Hoa Kỳ từ 1829 đến 1837 thường hay phê "OK" vào các văn thư trình lên ông để tỏ ý chấp thuận. Trong vòng 20 năm sau đó, các vị lãnh đạo trong các ngành nghề khác bắt chước lối phê này để ra điều mình cũng làm như tổng thống. Tác giả Allan Metcalf nói sự thực Tổng thống Andrew Jackson không hề phê "OK" vào các văn thư, nhưng tin đồn đó đã tạo ra một phong trào và giúp biến từ này thành một từ thông dụng.

Tác giả Allan Metcalf vẫn còn dạy môn Anh ngữ tại trường cao đẳng MacMurray ở thành phố Jacksonville, tiểu bang Illinois. Ông còn là Tổng Thư ký lâu năm của hội các nhà Phương ngữ Hoa Kỳ.

Ông vẫn cố vận động để cả nước Mỹ xem ngày 23-3 là ngày ‘OK Day’ để kỷ niệm ngày từ này xuất hiện đầu tiên.

Ông nói ngoài ông ra còn một người nữa, Thomas Harris, cũng viết một quyển sách có tựa 'I'm OK - You're OK.' Theo ông, sách này phản ánh tâm lý yêu chuộng tự do của người Mỹ: "'I'm OK' có nghĩa là tôi có thể làm những gì tôi muốn. 'You're OK' có nghĩa là bạn có thể làm những gì bạn muốn. Có thể là chúng ta không làm giống nhau, nhưng như vậy cũng OK".
 
Tomorrow Page
Nguồn: Tổng hợp - Research

Tác giả: Tomorrow Page

Nguồn tin: EVERYTHING MEANING TO YOU

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập585
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm583
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại923,465
  • Tổng lượt truy cập57,025,102
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây