Giải phẫu lời kêu cứu và cảnh báo về "thủ phạm" gây bất ổn nền kinh tế?

Thứ bảy - 14/01/2012 22:31
Gần đây, một đại biểu QH K XIII có được biết là, trước nguy cơ nổ vỡ bong bóng trên hai thị trường này, đã có lời kêu cứu và cảnh báo nếu không có giải pháp cứu vãn thì sự nổ vỡ các bong bóng này có khả năng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính với những hệ quả không thể lường hết được.
Giải phẫu lời kêu cứu và cảnh báo về "thủ phạm" gây bất ổn nền kinh tế ?
 
Gần đây, một đại biểu QH K XIII có được biết là, trước nguy cơ nổ vỡ bong bóng trên hai thị trường này, đã có lời kêu cứu và cảnh báo nếu không có giải pháp cứu vãn thì sự nổ vỡ các bong bóng này có khả năng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính với những hệ quả không thể lường hết được.
 
Do đó đại biểu đó có yêu cầu tôi cho biết ý kiến về vấn đề này. Trong tình huống tôi không có những thông tin định lượng mà chỉ có những thông tin định tính nên tôi thử phân tích tình hình bằng cách so sánh thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán của VN với thị trường tương ứng trên thế giới để có thể có nhận định đúng mức hơn về lời kêu cứu, cảnh báo đã được phát đi này.

Nhìn tổng quát lại thì:

Thị trường bất động sản của VN, quan hệ cung – cầu, con nợ, … có khác với tình hình của Mỹ và các nước phương tây. Tại VN, con nợ là các nhà đầu tư trên thị trường này nên các NHTM vẫn có khả năng thu hồi được vốn cho vay ở những mức độ nhất định nên không có khả năng dẫn đến khủng hoảng tài chính. Vẫn có một nền kinh tế ngầm, gắn với các nhóm lợi ích, gây những bất ổn trên thị trường bất động sản, chủ yếu qua các hoạt động đầu cơ, gây sự mất cân đối giả tạo về nguồn cung để đưa giá lên cao ngất ngưởng. Hậu quả là cầu có khả năng thanh toán ngày càng tụt xuống thấp nên dẫn đến tình trạng có nhiều khu đô thị mới, biệt thự mới bị bỏ hoang hàng chục năm. Sự ảm đạm của thị trường này buộc các nhà đầu cơ phải hạ giá bất động sản, đưa về sát giá trị, nên tuy nhà đầu tư có thiệt nhưng người có nhu cầu nhà ở được lợi.

Trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là trên thị trường sơ cấp), các đơn vị phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn cần thiết để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Nếu các đơn vị này kinh doanh có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao thì giá trị các cổ phiếu được đảm bảo ở mức cao, thị trường khởi sắc. Mặt khác, trên thị trường này, chỉ có các nhà đầu tư là chủ yếu (trong đó có các DNNN, TĐKT và TCT NN) nên tuy số người tham gia có thể ít nhưng khi thị trường này ảm đạm, suy thoái thì, qua các nhà đầu tư, có khả năng có tác động dây chuyền đến các ngành kinh tế khác. Do đó để cho thị trường này không đỏ vỡ thì nhân tố quyết định là hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, đơn vị phát hành cổ phiếu phải có hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Đồng thời vẫn có một nền kinh tế ngầm gắn với các nhóm lợi ích, gây những bất ổn trên thị trường này nên phải đấu tranh có hiệu quả chống nền kinh tế ngầm trên thị trường này..

Bong bóng trên thị trường bất động sản


Sự nổ vỡ bong bóng trên thị trường bất động sản, khởi đầu từ Mỹ, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái của nền kinh tế thế giới, kéo dài từ năm 2007 đến nay vẫn chưa kết thúc. Bong bóng trên thị trường này của VN và của Mỹ có sự khác nhau, chủ yếu là:

Tại Mỹ

Trên thị trường này, có sự mất cân đối giữa cung-cầu theo hướng cầu có khả năng thanh toán của người dân thấp nên cần có chính sách kích cầu đối với người dân qua thực hiện cơ chế tín dụng có thế chấp. Do đó, người dân trở thành con nợ của các NHTM. Phân hóa giàu nghèo ngày càng mở rộng đã hạn chế khả năng trả nợ của người dân, dẫn đến việc hình thành một khoản nợ xấu ngày càng tăng. Trong hoàn cảnh đó, lạm phát tăng cao càng làm suy giảm khả năng trả nợ của người dân. Nạn đầu cơ về dầu mỏ là giọt nước làm tràn ly, dẫn đến tình trạng người dân-con nợ mất khả năng thanh toán, đưa các NHTM vào cảnh phải đối mặt với phá sản, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tại Việt nam

Thực trạng trên thị trường của VN có khác Mỹ trên mấy lĩnh vực chủ yếu:

Sự khác biệt về quan hệ cung-cầu. Tại Việt nam cung về nhà ở thấp hơn cầu của người dân. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư sơ cấp không đủ vốn tự có để thực hiện các dự án đầu tư xây nhà nên đã huy động vốn từ người có nhu cầu mua nhà bằng phương thức ứng góp một phần tiền mua nhà (coi như tiền đặt cọc). Trong thực tế, người có nhu cầu mua nhà để ở không có điều kiện xuất hiện trên kênh này nên người xuất hiện chủ yếu là các nhà đầu tư thứ cấp. Họ ứng góp tiền mua nhà để bán lại cho người có nhu cầu thực sự với giá cao hơn. Có thể nói những nhà đầu tư thứ cấp (và cả nhà đầu tư sơ cấp), về thực chất, là những nhà đầu cơ trên thị trường bất động sản và, qua đó, dẫn sự mất cân đối giả tạo về quan hệ cung cầu làm hình thành đến cơn sốt giá trên thị trường này, gắn với việc tạo một tình trạng giả tạo là cung nhỏ hơn cầu, làm cho giá nhà tăng lên ngất ngưởng. Sự đội giá này làm cho cầu có khả năng thanh toán giảm sút nghiêm trọng, càng làm tăng sự mất cân đối cung-cầu về nhà ở. Từ đó có thể khẳng định là trên thị trường bất động sản đã có một thị trường ngầm gắn với các nhóm lợi ích, làm cho thị trường này phát triển không ổn định, đẩy tình trạng khan hiếm lên cao một cách giả tạo. Trong khi đó, người có thu nhập thấp không có tiền để mua nhà, ngay cả khi thực hiện chính sách ưu đãi đối tượng này.

- Sự khác biệt về con nợ trên thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư (cả sơ cấp và thứ cấp) trên thị trường bất động sản lại bị hạn chế bởi nguồn vốn tự có nên phát sinh nhu cầu huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư. Một kênh huy động vốn đầu tư được thực hiện qua con đường tín dụng NH. Do đó các nhà đầu tư trên thị trường bất động sản là con nợ chứ không phải người dân có nhu cầu mua nhà là con nợ của NHTM như ở Mỹ. Khi đến thời hạn phải thanh toán cho NH, các chủ đầu tư-con nợ ở vào cảnh không có khả năng thanh toán (chủ yếu vì không bán được nhà đang ở mức giá cao ngất ngường), dẫn đến hình thành và phát triển các khoản nợ xấu.

Trong trường hợp này, các nhà đầu tư-đầu cơ trên thị trường bất động sản buộc phải hạ giá bán nhà để kích cầu, tạo nguồn vốn cần thiết để trả nợ NH. Như vậy là đã xuất hiện hai nghịch cảnh : (i) Người có nhu cầu mua nhà để ở được hưởng lợi do giá nhà bị hạ thấp. Thế nhưng tuy giá thấp nhưng vì thu nhập của người có nhu cầu thấp nên tuy giá có hạ nhưng vẫn cao hơn khả năng thanh toán nên thị trường vẫn có tình trạng ế ẩm, thể hiện qua những khu đô thị mới, những biệt thự đang bị bỏ hoang cả hàng chục năm,… (ii) Nhà đầu tư-đầu cơ-con nợ của NH buộc phải chịu lỗ trong kinh doanh vì buộc phải hạ giá bán nhà nên là người gánh chịu thiệt hại làm cho bong bóng bất động sản có nguy cơ nổ vỡ.

- NHTM vẫn có khả năng thu hồi nợ xấu. Theo các điều khoản tương ứng của Luật dân sự, NHTM có quyền buộc các nhà đầu tư-đầu cơ-con nợ phải phát mại tài sản của họ để trả nợ. Đó là sự khác biệt thứ ba giữa Việt nam và Mỹ, làm giảm khả năng vỡ nợ của NH, nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoàng tài chính thế giới. Do đó lời kêu cứu, cảnh báo nguy cơ nổ vỡ bong bóng bất động sản xuất phát từ các nhà đầu tư-đầu cơ-con nợ của NH vì họ đang lâm vào cảnh thâm hụt nguồn vốn. Thảm cảnh của họ bắt nguồn từ tham vọng đầu cơ trục lợi nên, sau một thời gian thu được những khoản lợi nhuận kếch xù, nay họ phải trả giá.

Từ sự thử phân tích mang tính chất định tính như ở trên, nên chỉ dừng lại ở “thử phân tích”, không có đủ căn cứ để dẫn đến những kết luận chính xác. Tuy nhiên, qua đó, vẫn này sinh sự cần thiết phải trả lời mấy câu hỏi sau chủ yếu sau đây :

- Sự nổ vỡ bong bóng trên thị trường bất động sản tại Việt nam có khả năng làm cho nền kinh tế nước ta lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính không?

- Sự nổ vỡ bong bóng bất động sản này gây thiệt hại đến tầng lớp nào là chính ?

- Có một thị trường ngầm về bất động sản, gắn với các nhóm lợi ích không ?

- Chính phủ có cần can thiệp hỗ trợ người bị thiệt hại đến mức nào ?

Bong bóng trên thị trường chứng khoán


Để nhận thức được đúng mức hơn bong bóng trên thị trường chứng khoán, tôi thử đối chiếu với cuộc đại khủng hoảng thế giới xẩy vào thập kỷ 30 của thế kỷ XX. Theo đó thì:

Về thị trường chứng khoán của thập kỷ 30, thế kỷ XX. Tôi không có đầy đủ những thông tin cụ thể về cuộc khủng hoảng này nhưng, qua một số nguồn thông tin ít ỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng mà tôi nắm bắt được có thể rút được một số nét chủ yếu sau đây:

- Trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng này là thời kỳ có thể nói là đại bộ phận dân mỹ lao vào mua chứng khoán với hy vọng kiếm được thêm một khoản thu nhập từ sự biến động giá cả của các chứng khoán. Do đó có thể nói là toàn dân tham gia vào thị trường chứng khoán.

- Về mối quan hệ giữa đơn vị phát hành cổ phiếu với giá cả của cổ phiếu. Khi phát hành, cổ phiếu có mệnh giá cụ thể ghi trên cổ phiếu. Thế nhưng có thể nói là sự biến động về giá cả của cổ phiếu trên TTCK hầu như không làm thay đổi khối lượng vốn đầu tư của đơn vị phát hành. Thế nhưng hiệu quả kinh doanh của đơn vị phát hành cổ phiếu lại có tác động đến giá trị của cổ phiếu. Nếu kinh doanh có hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận cao thì cổ phiếu do đơn vị đó phát hành có giá trị hơn (và ngược lại nếu kinh doanh kém hiệu quả). Vì thế nên sự biến động giá cả của cổ phiếu trên thị trường được coi là một tín hiệu về tình hình kinh doanh của các đơn vị có cổ phiếu lưu thông trên thị trường. Thế nhưng do có hoạt động đầu cơ trục lợi của các nhóm lợi ích nên đã làm cho giá cả của cổ phiếu có những biến động tăng-giảm bất thường làm cho thị trường bị xáo động ở những mức độ khác nhau..

- Tôi không rõ vì sao thị trường chứng khoán lại xụp đổ dẫn đến cuộc đại khủng hoảng của thập kỷ 30 nhưng, khi điều đó xẩy ra, các cổ phiếu không còn giá trị gì nữa, trở thành những mảnh giấy lộn. Do đó không chỉ có những nhà tư bản đầu tư vào thị trường này mà cả người dân thường cũng lâm vào cảnh khốn quẫn, dẫn đến cuộc khủng hoảng với quy mô có thể nói là không tiền khoán hậu vì đụng chạm đến đại bộ phận dân cư. Khốn khổ nhất là người dân bình thường, tin tưởng vào khả năng sinh lời trên thị trường này, nên đã dốc hết khoản tiền tiết kiệm để mua cổ phiếu nên giờ đây hoàn toàn trắng tay.

Về thị trường chứng khoán của Việt nam. Có mấy điểm cần chú ý:

Thị trường chứng khoán Việt nam mới hình thành nên còn rất non trẻ. Thị trường này chia thành hai phân khúc. Thị trường sơ cấp. Tại thị trường này, các DN phát hành cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư phục vụ nhu cầu thực hiện tái sản xuất mở rộng. Do đó thị trường này là một thị trường hữu ích, cần thiết. Thị trường sơ cấp là thị trường mà tại đó, các cổ phiếu được các nhà đầu tư mua đi bán lại để tìm nguồn lợi từ sự chênh lệch giá của cố phiếu. So với mệnh giá phát hành của cố phiếu thì giá cả trên thị trường này cao hơn nhưng sự cao hơn này không phục vụ cho yêu cầu đầu tư để tái sản xuất mở rộng mà chỉ phục vụ việc tăng thu nhập của người đầu tư mua cổ phiếu. Tất nhiên là khi giá cổ phiếu trên thị trường sụt giảm thì nhà đầu tư này phải chịu thiệt hại. Do đầu tư vào thị trường thứ cấp không phải là đầu tư để tái sản xuất mở rộng nên đã xuất hiện những tiêu cực mang tính chất đầu cơ trục lợi của những nhóm lợi ích nhằm làm cho giá cổ phiếu trên thị trường bị biến động một cách không bình thường. TTCK VN cũng đã chứng kiến những bong bóng về giá cổ phiếu và cũng đã có nhiều nhà đầu tư giàu lên một cách nhanh chóng, trở thành các đại gia nhưng đồng thời cũng có những nhà đầu tư bị thiệt hại, thua đau.

Tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán VN, có thể nói là không có sự tham gia của đông đảo nhân dân như đã xẩy ra vào thời điểm của của cộc đại khủng hoảng. Qua cổ phần hóa một số DNNN theo mô hình chủ nghĩa tư bản nhân dân, đã hình thành ở Mỹ sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, người công nhân của DN cũng nắm trong tay một lượng cổ phiếu nhất định nhưng vì họ không phải là nhà đầu tư (lương danh nghĩa thấp hơn lương thực tế nên không có khả năng có tiền tiết kiệm để đầu tư mua cổ phiếu) nên, sau một thời gian nhất định, họ đã bán cổ phiếu của họ với giá cao hơn giá mua để có được một khoản tiền nhất định. Do đó, lượng cổ phiếu này được tập trung vào tay một số nhà đầu tư nên có thể nói là trên thị trường chứng khoán của VN chỉ có các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp và, nhất là, trên thị trường thứ cấp nên những biến động trên thị trường này chỉ tác động đến các nhà đầu tư trên thị trường này chứ không tác động đến đại bộ phận nhân dân như đã từng xẩy ra tại cuộc Đại khủng hoàng của thập kỷ 30 của thế kỷ XX. Tuy nhiên điều cần lưu ý là bản thân các NHTM (và nhiều DN khác), với danh nghĩa là kinh doanh đa ngành, cũng tham gia đầu tư vào thị trường nay bằng những hình thức và mức độ khác nhau. Do đó, tình hình ảm đạm, suy thoái trên thị trường chứng khoán sẽ có tác động dây chuyền đến các nhà đầu tư này nên phạm vi ảnh hưởng có thể lan rộng đến một mức độ nhất định.

Do đó, nếu thị trường chứng khoán tiêu điều vì giá cả của cổ phiếu hạ thấp, khối lượng giao dịch (chủ yếu là trên thị trường thứ cấp) giảm sút thì người chịu thiệt hại chỉ là những nhà đầu tư tham gia thị trường này và khi đó họ phát lời kêu gọi phải cứu lấy thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý một tình huống khác là nếu các đơn vị phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp mà kinh doanh có hiệu quả thì sẽ làm cho giá trị của cổ phiếu tăng lên. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (cả trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp) đều có lợi, thị trường khởi sắc.

Từ sự phân tích ở trên, tuy mới dừng lại ở mức xem xét, phân tích về mặt định tính nhưng qua đó, vẫn có thể thấy cần phải trả lời mấy câu hỏi chính :

- Phải chăng thị trường chứng khoán chỉ có thể khởi sắc trên cơ sở các đơn vị phát hành cố phiếu kinh doanh có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao ? Ngược lại, có phải vì các đơn vị này kinh doanh kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu nên thị trường chứng khoán ảm đạm ? Vì thế nên phải chăng giải pháp cứu vãn tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán không phải là bơm tiền vào thị trường này ?

- Sự bất ổn định trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là trên thị trường thứ cấp) có phải bắt nguồn từ một nền kinh tế ngầm gắn với sự tồn tại của các nhóm lợi ích không?

- Sự bất ổn, ảm đạm của thị trường chứng khoán của Việt nam gây tác hại chủ yếu đến đối tượng nào, có khả năng dẫn đến khủng hoảng kinh tế không ?
...

Cũng như đối với các câu hỏi về thị trường bất động sản, tôi không có đủ khả năng tìm lời giải nên xin được để dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Tác giả: N.Lang

Nguồn tin: Tầm Nhìn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập767
  • Hôm nay87,489
  • Tháng hiện tại1,384,959
  • Tổng lượt truy cập58,670,828
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây