Chúa và sự đau khổ

Thứ ba - 12/04/2016 10:31

-

-
Nhiều người cho rằng, những đau khổ đó là bằng chứng cho việc Chúa không hề tồn tại. Và lý luận của họ thông thường là như thế này: Nếu Chúa rất tốt và toàn năng, Ngài sẽ không để những đau khổ bất công xảy ra...
Chúa và sự đau khổ
 

(Ảnh qua godswillromania.blogspot)
 
Liệu có phải sự đau khổ của con người là một bằng chứng nói lên rằng Chúa toàn năng không thực sự tồn tại?
 
Giáo sư Triết học Peter Kreeft dến từ Đại học Boston có cách lý giải khác. Làm thế nào “đau khổ” có thể tồn tại mà không có một tiêu chuẩn khách quan để đánh giá nó? Nếu không có tiêu chuẩn, thì không có công lý. Nếu không có công lý, thì cũng không có sự bất công. Và nếu không có sự bất công, thì không có đau khổ. Mặt khác, nếu công lý tồn tại, thì Chúa tồn tại.
 
Dưới đây là phân tích của giáo sư Kreeft:
 
Đối với những người tốt, có lẽ họ đều cảm thấy kinh hoàng trước sự đau khổ của những người vô tội. Khi một người vô tội phải qua đời vì bệnh tật, hoặc bị tra tấn hay sát hại, chúng ta thường cảm thấy buồn bã, bất lực và phẫn nộ.
 
Nhiều người cho rằng, những đau khổ đó là bằng chứng cho việc Chúa không hề tồn tại. Và lý luận của họ thông thường là như thế này: Nếu Chúa rất tốt và toàn năng, Ngài sẽ không để những đau khổ bất công xảy ra. Tuy nhiên, hằng ngày chúng ta đều phải trải qua những nỗi đau vô lý. Do đó, ít nhất một trong hai điều trên nói về Chúa là sai. Hoặc là Chúa không tốt, hoặc là Chúa không toàn năng. Hoặc có thể Chúa thậm chí còn không tồn tại.
 
Vậy lập luận đó có chỗ nào bất ổn?
 
Trước tiên, hãy xem xét việc chúng ta nói rằng Chúa không để những đau khổ bất công xảy ra.
 
Có hai loại đau khổ: Đau khổ gây ra bởi con người và đau khổ gây ra bởi tự nhiên, ví dụ như thiên tai hay bệnh nan y.
 
Tự do ý chí giải thích được việc tại sao Chúa nhân từ và những khổ đau do con người gây ra vẫn tồn tại. Bởi vì Chúa cho con người quyền tự do ý chí, con người được tự do hành xử theo ý mình và có thể trái với ý muốn của Thiên Chúa. Do đó, trên thực tế, họ làm điều ác không có nghĩa là Chúa không tốt.
 
Thêm vào đó, nếu Chúa không tồn tại, thì sẽ không có tiêu chuẩn tuyệt đối cho cái tốt. Mọi phán xét đều được dựa vào một tiêu chuẩn, bao gồm cả sự đánh giá đạo đức của chúng ta. Tiêu chuẩn đánh giá cái xấu của chúng ta là gì? Nếu không có Chúa, thì tiêu chuẩn đánh giá cái xấu của chúng ta chính là chỉ dựa vào quan niệm cá nhân của bản thân mình, ví như cảm thấy không thích một điều gì đó và kết luận rằng nó là xấu, hoàn toàn không có cơ sở. Vậy nên, cái được gọi là “tội ác của con người” – chỉ tồn tại khi Chúa tồn tại.

 
 
Về những bất hạnh gây ra bởi tự nhiên, đây có thể là một vấn đề hóc búa hơn.
 
Chúng ta đều từng thấy những đứa trẻ mới sinh ra đời hoặc còn rất ít tuổi nhưng đã mắc phải những căn bệnh nan y. Chúng ta thấy không công bằng. Điều ấy có thể hiểu được. Chúng ta không thích điều đó, chúng ta thấy nó thật vô lý, bất công đáng lẽ không nên xảy ra. Điều ấy cũng có thể hiểu được. Nhưng suy nghĩ này không hợp lý và không có logic, trừ khi chúng ta tin vào sự tồn tại của Chúa.
 
Bởi vì nếu ta không tin có Chúa, thì cảm giác chủ quan của ta là cơ sở duy nhất mà ta dựa vào để thấy bất bình với những bất hạnh tự nhiên ập đến. Làm sao mà việc ta không thích một cái gì đó lại có thể chứng minh rằng Chúa không tồn tại?
 
Nếu tất cả mọi thứ đều tự nhiên, thì hoàn toàn không cần phải giải thích lý do tại sao lại có người phải chịu đau khổ trong khi có người thì không. Đau khổ bất công là một vấn đề [nan giải] bởi vì chúng ta nhận thức được thế nào là công bằng và bất công. Nhưng nhận thức này bắt nguồn từ đâu? Dĩ nhiên không phải đến từ Tự nhiên. Không có gì được gọi là công bằng hay bất công đối với Tự nhiên. Tự nhiên chỉ là vấn đề về sự tồn tại.
 
Nói cách khác, khi nào thì đau khổ là trạng thái ‘không cần thiết hoặc không đúng đắn’? Làm thế nào để xác định điều đó? Dựa trên tiêu chuẩn nào? Tiêu chuẩn cá nhân của bạn và tôi đều không có nghĩa gì hết. Chúng ta có thể nói chuyện về việc đau khổ là trạng thái ‘không cần thiết’ hoặc không đúng đắn chỉ khi chúng ta có một đức tin rằng có một tiêu chuẩn đúng – sai tồn tại một cách khách quan. Và nếu tiêu chuẩn đó thực sự tồn tại, có nghĩa là Chúa tồn tại.
 
Hơn nữa, so với người vô thần, người tin vào sự hiện diện của thần linh sẽ dễ dàng đối mặt và vượt qua những đau khổ tự nhiên hơn, về mặt tâm lý cũng như logic.
 
Nếu bạn thực sự tin rằng có một vị Chúa tốt tồn tại, có thể bạn cũng tin rằng vị Chúa này bằng cách nào đó sẽ sắp đặt mọi thứ đúng vị trí, nếu không phải trong đời (kiếp) này, thì sẽ là trong đời khác, nếu không phải trong thế giới này, thì là thế giới khác.
 
Ngược lại, đối với những người vô thần, họ không chấp nhận được rằng những đau khổ có thể có ý nghĩa nào đó sâu sắc hơn đằng sau nó. Không có công lý cuối cùng. Chết là hết. Kẻ xấu chiến thắng và người tốt chịu đau khổ. Động đất và ung thư tương đương với cái chết. Đó là những gì họ nghĩ, theo nghĩa đen là như vậy.
 
Nếu tất cả mọi thứ đều chỉ là tự nhiên, thì làm thế nào để một người với tâm hồn nhạy cảm có thể bình thản mà sống trong một thế giới trong đó sóng thần quét sạch toàn bộ các thị trấn, kẻ ác tra tấn và sát hại những nạn nhân vô tội, và bệnh tật tấn công con người một cách bừa bãi? Câu trả lời là: đó là điều không thể.
 
Đây có phải cách là mà bạn muốn sống?
 
Peter Kreeft, Giáo sư Triết học Đại học Boston, Hoa Kỳ.
Phương Trang dịch


Tác giả: Phương Trang dịch

Nguồn tin: www.daikynguyenvn.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập198
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm196
  • Hôm nay26,144
  • Tháng hiện tại564,183
  • Tổng lượt truy cập56,665,820
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây