25 năm bi kịch đẫm máu Thiên An Môn

Thứ tư - 04/06/2014 05:19

-

-
Chính quyền Trung Quốc cố tình quên nhưng thế giới không bao giờ gạt bỏ nổi thảm kịch Thiên An Môn. Bao nhiêu người đã ngã xuống vào ngày 4-6-1989 có thể vĩnh viễn không có đáp án!
25 năm bi kịch đẫm máu Thiên An Môn
 
Chính quyền Trung Quốc cố tình quên nhưng thế giới không bao giờ gạt bỏ nổi thảm kịch Thiên An Môn. Bao nhiêu người đã ngã xuống vào ngày 4-6-1989 có thể vĩnh viễn không có đáp án!
 
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang qua đời ở tuổi 73 vào ngày 15-4-1989. Ngày hôm sau, hàng ngàn sinh viên tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh để tưởng nhớ ông.
 
Ông Hồ trở thành biểu tượng cho cuộc cải cách mà phong trào sinh viên Trung Quốc kêu gọi thời bấy giờ. Một tuần sau cái chết của ông, hàng ngàn người dân tuần hành đến Thiên An Môn, khởi đầu một cuộc phản kháng với kết cục bị dìm vào biển máu bởi chính lực lượng quân đội trong nước.
 
Phần lớn người tham gia biểu tình là sinh viên, ngoài ra còn có công nhân và trí thức đô thị. Vào ngày 20-5-1989, tình trạng thiết quân luật được thiết lập và quân đội được điều động đến Thiên An Môn.
 
Các hãng tin và cơ quan báo chí thế giới cho biết từ tối 3-6 đến sáng 4-6, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho xe tăng vào quảng trường cán một số người biểu tình và binh sĩ cũng nổ súng.
 
Cũng theo báo chí thế giới, rất nhiều tấn thảm kịch đã xảy ra nhưng Bắc Kinh chưa bao giờ công bố con số thương vong. Theo ước tính của các nhà hoạt động thời đó, vài trăm đến vài ngàn người có thể đã mất mạng.
 
Trước dịp kỷ niệm 25 năm sự biến này, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường siết chặt an ninh cũng như khóa một số trang web của Google. Một số nhà hoạt động trong nước cũng đã bị bắt giữ.
 
Một số hình ảnh của sự kiện Thiên An Môn:
 
Một nữ cảnh sát Trung Quốc hát giữa những người biểu tình chiếm quảng trường Thiên An Môn hôm 2-6-1989. Cảnh sát và quân đội Trung Quốc đôi khi hợp tác với người biểu tình để các cuộc tuần hành diễn ra hòa bình.

 

Ảnh: AP
 
Một cô gái trẻ bị quân đội cố gắng đẩy ra khỏi hội đồng gần Đại lễ đường Nhân dân ngày 3-6-1989. Những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã chiếm Thiên An Môn trong nhiều tuần.

 

Ảnh: AP
 
Ngày 4-6-1989, sinh viên đốt xe tăng của quân đội. Không có con số thương vong chính xác được đưa ra nhưng các nhân chứng và tổ chức nhân quyền cho biết hàng trăm người, thậm chí là hàng ngàn, đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa quân đội và người biểu tình tại Thiên An Môn.
 

Ảnh: AP
 

Ảnh: AP
 
Ngày 5-6-1989, một ngày sau khi quân đội Trung Quốc nổ súng vào người biểu tình, nhiếp ảnh gia Jeff Widener đã chụp được bức hình một người đàn ông đứng chặn trước một hàng xe tăng đang nối đuôi nhau tiến vào quảng trường Thiên An Môn. Bức ảnh sau đó đoạt giải thưởng Scoop ở Pháp, Chia Sardina tại Ý và giải Pulitzer danh giá.

 
 
 
Rất nhiều người biểu tình thiệt mạng trong các vụ xung đột đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn. Bức hình trên tay người biểu tình được đưa ra vào ngày 5-6-1989.
 
Ảnh: AP
 
Xe quân sự chở binh lính Trung Quốc tới đại lộ Trường An, Bắc Kinh ngày 5-6-1989, một ngày sau khi bạo lực bùng nỗ khiến hàng trăm người thiệt mạng qua đêm.
 

Ảnh: AP
 
Sau khi chiếm được quảng trường Thiên An Môn, người biểu tình đóng giữ tại đó trong nhiều tuần. Họ tập trung dưới các tượng đài và phá hủy cả bức tượng mô phỏng Nữ thần Tự do.
 



Ảnh: AP
 
Một chiếc xe buýt do người biểu tình dùng để chặn đường tiến của quân chính phủ bị đốt cháy ngày 12-6-1989.

 

 
P. Nghĩa (Theo Daily Mail)
Nguồn: http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/25-nam-bi-kich-dam-mau-thien-an-mon-20140604144110021.htm

Người đàn ông chặn xe tăng trên Thiên An Môn
 
Rất nhiều hình ảnh về sự kiện Thiên An Môn còn đọng lại trong tâm trí mọi người nhưng mang tính biểu tượng nhất cho lòng dũng cảm và tinh thần kháng cự đến cùng chính là tấm ảnh “Người đàn ông xe tăng”.
 
Tấm ảnh được chụp vào ngày 5-6-1989 khi một người đàn ông hiên ngang cản đường đoàn xe tăng lừng lững lăn bánh vào quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc.
 
Người đàn ông đó là ai? Đến nay vẫn chưa ai biết chắc chắn. 25 năm trôi qua, người dân thế giới vẫn quen gọi ông là "Người đàn ông xe tăng", "Kẻ nổi dậy vô danh" hay đơn giản là "Người biểu tình vô danh".
 

Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Jeff Widener. Ảnh: AP
 
Theo đài ABC News (Mỹ), nhiều bản báo cáo cho biết tên của người này là Wang Weilin nhưng chưa bao giờ được xác nhận. Năm 2006, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc nói Wang Weilin chỉ là bí danh và ông đã thoát được cuộc thảm sát Thiên An Môn, sau đó sang Đài Loan thông qua ngả Hồng Kông.
 
Trong một đoạn video, người đàn ông trên đã chắn đường hàng chục chiếc xe tăng lăn bánh trên đại lộ Trường An, một ngày sau khi hàng trăm sinh viên bị quân đội Trung Quốc bắn gục. Chiếc xe tăng dẫn đầu lùi lại và cố bẻ lái vòng qua người đàn ông song người này vẫn quyết tâm chắn lối. Ông còn leo lên chiếc xe tăng đi đầu và dường như trao đổi gì đó với một binh lính bên trong.
 
Cuối cùng, ông bị 2 người đàn ông khác kéo đi. Chưa rõ đó là cảnh sát, nhân viên an ninh hay chỉ là người qua đường lo lắng cho số phận của "người đàn ông xe tăng".
 

Hai tấm ảnh khác của nhiếp ảnh gia Arthur Tsang Hin Wah. Ảnh: Reuters
 

Ảnh: Reuters
 
Đến tháng 4-1998, tạp chí Time đã bình chọn “Kẻ nổi dậy vô danh” vào danh sách 100 người quan trọng nhất thế kỷ.
 
Bức ảnh nổi tiếng nhất chụp "người đàn ông xe tăng" là của nhiếp ảnh gia Jeff Widener. Ngoài ra, các phóng viên ảnh khác như Stuart Franklin, Charlie Cole, Terril Jones và Arthur Tsang Hin Wah cũng ghi lại khoảnh khắc lịch sử này.
 
Hải Ngọc (Theo ABC News, Wall Street Journal)
 
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nguoi-dan-ong-chan-xe-tang-tren-thien-an-mon-20140604143301015.htm

Tác giả: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay60,968
  • Tháng hiện tại1,194,838
  • Tổng lượt truy cập58,480,707
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây