Vài lưu ý khi đau dạ dày.

Thứ ba - 17/05/2011 03:58

-

-
Không ít bệnh nhân dù uống đủ thuốc, uống đúng thuốc vẫn khổ vì bệnh tái phát dễ dàng đến độ trong nhiều trường hợp cứ như bệnh… nan y!
Vài lưu ý khi đau dạ dày.
 
Không ít bệnh nhân dù uống đủ thuốc, uống đúng thuốc vẫn khổ vì bệnh tái phát dễ dàng đến độ trong nhiều trường hợp cứ như bệnh… nan y!

Nói cách khác, kết quả điều trị dường như không thuận lý với tiến bộ của ngành y về kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị?

Không thiếu thuốc mà bệnh!
 

Nhiều người không ngờ món làm tăng bài tiết nước chua trong dạ dày là món có vị cay và nhất là vị ngọt! Tốn tiền mua thuốc ngoại cũng như không nếu trong lúc điều trị vẫn mạnh miệng với nước ngọt có gas, bánh mứt…

Có một điều chắc chắn đã từ lâu không hề thiếu thuốc trị đau dạ dày. Thừa là khác vì ra nhà thuốc nhiều khi không biết mua thứ nào! Cũng không đến độ thiếu thầy vì thường bệnh không đến độ phức tạp đến mức phải gặp nhà điều trị chuyên khoa. Nhưng lạ một điều là số người hết đau sau vài ngày chữa chạy vẫn không là đa số!

Đáng nói hơn nữa là số trường hợp tái phát trong vòng sáu tháng đã từ lâu vượt xa mức báo động? Trên thực tế, nhiều nhân tố tưởng chừng không quan trọng lại là lý do khiến niêm mạc dạ dày khó lành. Chuyện tưởng nhỏ nhưng dễ xé ra to là vì nhiều nhà điều trị có lẽ do quá tải nên đành chọn thái độ “im lặng là vàng” khiến bệnh nhân không được giải thích tường tận về cách tiếp tay thầy thuốc!

Không đau mới lạ

Nói chung, không kể trường hợp có bàn tay phá hoại ngấm ngầm của vi khuẩn Helicobacter, bao tử khó mà đau nếu chất chua trong dạ dày không chiếm thế thượng phong. Nước chua trong dạ dày, chắc chưa học luật giao thông, nên thích chạy ngược chiều về phía cổ họng! Nhiều người bệnh khó tránh ợ chua nên đâm sợ rồi cữ món chua vì nghĩ chua gặp chua càng thêm chua chát! Kẹt một nỗi là chuyện gì cũng có giá trị tương đối. Nhiều món tuy có vị chua ở đầu lưỡi, như trái cây, rau cải, khi vào đến dạ dày lại biến thành chất kiềm nên không hề tiếp sức cho độ chua của dịch vị.

Nhiều người lại nghĩ dạ dày đau khiến người yếu nên phải tăng cường tẩm bổ thịt thà. Sai cả cây số vì các món thịt mỡ, thịt xông khói như lạp xưởng, xúc xích… khi vào đường biến dưỡng lại trở thành chất có tính axit! Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa nếu gia chủ thường có khẩu phần với rau cải, cá biển theo kiểu thỉnh thoảng cho vui.

Đáng tiếc vì càng ăn thịt thì bao tử càng dễ bị làm… thịt! Đó là chưa kể đến chuyện dạ dày chưa kịp lành lại gặp dịch vị chua lè do thói quen của nhiều người mỗi ngày ăn đúng ba bữa nhưng với khoảng cách quá xa. Dịch vị không gặp thức ăn bèn xoay qua xoay lại xơi tái luôn niêm mạc dạ dày!

Chưa hết, dùng thuốc trị viêm loét dạ dày kiểu nào cũng thế, chỗ loét khó lành nếu cứ bị dịch vị đánh lén. Uống thuốc bao tử cả ngày vẫn không trung hòa được dịch vị nếu chính gia chủ tiếp tay hưng phấn phản ứng bài tiết chất chua bằng cách châm toàn rượu bia và cà phê! Đừng quên đây là lý do khiến công lao của thầy thuốc suốt ngày bị trôi sạch vì chất chua tiết ra gấp mấy lần lúc bao tử trống rỗng, nhất là trong lúc gia chủ đang… ngủ!

Đã vậy nếu gặp người hút thuốc lá thì không chỉ dịch vị mà nhà thuốc cũng vui vì niêm mạc nào lành cho nổi khi chưa bớt viêm thì nicotin trong khói thuốc lại khiến dạ dày tự ướp nước chua! Cứ xem người nghiện thuốc lá mấy ai không đốt vài điếu trước khi đi ngủ thì hiểu ngay tại sao chiều qua thấy bớt bệnh nhưng sáng nay lại như cũ.

Nào đã xong! Nhiều người đau dạ dày lâu ngày lại thêm chứng tức cành hông vì càng uống thuốc càng bệnh! Lý do là cùng lúc đó vẫn dùng thuốc cảm cúm như aspirin, paracetamol…, hoặc thuốc giảm đau như Diclofenac, Meloxicam… Hậu quả là thuốc dạ dày chưa vào đến vết loét thì ổ loét đã lan rộng vì bị khoét bởi thuốc khác!

Không mày đố thầy làm nên

Nếu bệnh nhân chủ động tiếp tay thầy thuốc bằng cách áp dụng các mẹo vặt dưới đây trong suốt liệu trình thì tình hình bất ổn của dạ dày có thể cải thiện:

- Chú trọng chế độ dinh dưỡng với nhiều bữa ăn nhỏ thay vì đúng bữa mới chịu ăn để dạ dày không lúc nào trống rỗng nhưng cũng không quá tải.

- Bữa ăn nào cũng có cải, loại nào cũng được, miễn là cải, để nhờ hoạt chất trong cải bảo vệ niêm mạc dạ dày.

- Vận động một chút sau mỗi bữa ăn thay vì ngồi liền trước máy vi tính, máy truyền hình khiến vùng thượng vị phải chịu thêm áp lực.

- Tránh không ăn sát giờ ngủ nhưng cũng đừng để quá đói. Chủ động bảo vệ dạ dày bằng liều thuốc trước khi ngủ cộng thêm ly sữa đậu nành để trấn an dạ dày suốt đêm.

- Giảm cân nếu béo phì để dạ dày đừng bị nghẹt thở vì lượng mỡ trên thành bụng. Tránh quần áo quá chật khiến “thắt lưng buộc dạ dày”, nhất là sau bữa ăn.

- Hóa giải stress trong ngày để ngủ cho yên vì đó là khoảng thời gian phục hồi của niêm mạc dạ dày.

Không hẳn lúc nào cũng vì thầy thuốc không mát tay mà bệnh đeo đuổi dai dẳng. Nếu dạ dày… biết nói chắc gia chủ đã từ lâu khó tránh nhiều lời trái tai.
 
(Theo TTO)

Tác giả: Theo TTO

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập500
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm497
  • Hôm nay71,846
  • Tháng hiện tại844,625
  • Tổng lượt truy cập58,130,494
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây