Bị lừa mua nước mắm giả mà không biết.

Thứ ba - 02/08/2011 04:57

-

-
Theo các chuyên gia, đa phần người tiêu dùng Việt Nam đang thiếu thông tin về loại nước chấm được sử dụng phổ biến này. Họ đang bị nhầm lẫn giữa nước mắm và nước chấm, nghĩa là nước mắm thật và nước mắm pha chế công nghiệp.
Bị lừa mua nước mắm giả mà không biết
 
Theo các chuyên gia, đa phần người tiêu dùng Việt Nam đang thiếu thông tin về loại nước chấm được sử dụng phổ biến này. Họ đang bị nhầm lẫn giữa nước mắm và nước chấm, nghĩa là nước mắm thật và nước mắm pha chế công nghiệp.
 

TS Nguyễn Tử Cương (giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Thủy sản Việt Nam): Nước mắm thật phải được tính từ độ đạm cá.

Hiện nay, phần lớn chúng ta đang bị lừa và bị nhầm lẫn giữa nước mắm và nước chấm nên mua phải nước mắm giả mà không biết. Theo đúng khái niệm thì nước mắm phải được thủy phân từ cá (cá đánh bắt, cho muối, phơi nắng, để không khí tiếp xúc), sử dụng men enzym Proteaza có sẵn trong ruột cá để ức chế vi khuẩn, biến đổi đạm protein mạch dài thành axit amin - đạm dễ tiêu (từ 4 - 6 tháng), trong quá trình biến đổi đó nước mắm chuyển từ màu vàng rơm đến màu cánh gián.

Còn các loại nước chấm có hương vị cá nhưng không sản xuất theo quy trình trên thì không thể gọi là nước mắm. Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam, nhan nhản các sản phẩm lên men con cá, lên men đạm thực vật (đậu nành), thủy phân bằng nhiều phương pháp rồi chế hương liệu, trộn dung dịch đạm vào rồi quảng cáo thành nước mắm, nhưng sự thực đây là nước chấm chứ không phải nước mắm. 
 
Nhiều người bị nhầm lẫn giữa nước mắm và nước chấm, nghĩa là nước mắm thật và nước mắm pha chế công nghiệp.

Người tiêu dùng khi nghe quảng cáo nước mắm nguyên chất độ đạm 60%, 90% thì rất thích nhưng thực tế, nước mắm nguyên chất không thể có độ đạm cao như vậy. Để sản xuất ra nước mắm người ta phải căn cứ vào hàm lượng đạm có trong kg thịt cá. Hiện nay, 1kg cá sản xuất ra 1 lít nước mắm thường có khoảng 25 - 28 độ đạm.

Chẳng hạn như ở Phú Quốc, nước mắm được chế biến theo quy trình: Chọn cá cơm độ đạm cao, đổ muối cho cá chết mặn sau đó đưa vào thùng chứa lớn, để trong nhà không phơi nắng cho lên men (thủy phân) từ từ. Sau đó, để từ 16 - 24 tháng thì mới ra được sản phẩm nước mắm chứa 35% độ đạm... Vì vậy, nước mắm cao đạm, độ đạm lên đến 60%, 90% thực chất là nước chấm công nghiệp được pha chế đạm tổng hợp.

Để phân biệt nước mắm và nước chấm cần phải dựa vào chỉ tiêu lý hoá của sản phẩm, tức là tỷ số giữa đạm foocmôn và đạm toàn phần. Đối với nước mắm tốt, tỷ số Nitơ foocmôn trên Nitơ toàn phần  = 60% và tỷ số Nitơ amoniac trên Nitơ foocmôn = 50%. Đặc biệt, sản phẩm không được có phẩm màu và chất ngọt tổng hợp (accarin), không được dùng chất sát khuẩn. Trong khi đó nước chấm (nước mắm giả) tuy được quảng cáo có độ đạm cao, đó là đạm toàn phần, xét nghiệm nếu đạm Nitơ foocmôn/đạm tổng số dưới 60% thì chỉ được coi là nước mắm giả. 

Hiện nay, người dân mới chỉ quan tâm tới độ đạm chung mà chưa biết phân biệt giữa hai loại đạm này. Đạm Nittơ foocmôn hay đạm amin là đạm phân hủy từ cá, hấp thu được ngay, rất tốt cho sức khoẻ, trong khi đó đạm tổng số bao gồm: Một phần đạm amin, đạm chưa phân giải, đạm thối (mỳ chính, chất chống thối Natri Benzoat, phân đạm...) có thể chứa hàm lượng kim loại nặng, độc tố gây hại cho sức khoẻ mà ta chưa biết.

Bà Trương Thị Tứ (Thanh Liêm, Hà Nam): Nếm vừa miệng thì mua.

Quả thực tôi không biết phân biệt đâu là nước mắm, đâu là nước chấm. Khi mua nước mắm tôi phải nếm xem nước mắm có dịu không, có mùi của cá không, màu vàng và sánh thì mua. Một số nước mắm được quảng cáo là cao đạm khi nếm tôi thất chát đầu lưỡi, khó ăn nên không mua. Tôi thích nhất là nước mắm cá cơm vì có mùi thơm, nước mắm cá thu vì đậm còn các loại cá khác tôi dùng không quen.
 
Theo thống kê mỗi năm cả nước tiêu thụ khoảng hơn 200 triệu lít nước mắm, 98% số hộ gia đình Việt Nam sử dụng nước mắm trong các bữa ăn. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ có đến chưa đầy một nửa được sử dụng nước mắm thật, nghĩa là nước mắm được sản xuất theo đúng quy trình của khái niệm về nước mắm trên thế giới, còn lại hầu hết đang sử dụng những loại nước mắm được pha chế công nghiệp - nước chấm mang hương vị mắm.
 

Nhóm PV Y tế (thực hiện)
 

Tác giả: Nhóm PV Y tế

Nguồn tin: bee.net.vn

 Tags: nước mắm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập600
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại937,513
  • Tổng lượt truy cập57,039,150
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây