Phong cách của người thi hành sứ vụ.

Thứ sáu - 10/12/2010 22:37

Gặp gỡ.

Gặp gỡ.
Những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc luôn được hoàn thiện bởi những hành động tưởng chừng đơn giản như cách cư xử thân thiện, dễ gần và với nụ cười. Bài Góp ý của Lê Thanh Liêm HT66, cho Đại Hội Dân Chúa.

PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI THI HÀNH SỨ VỤ

MANG TÌNH YÊU THIÊN CHÚA ĐẾN VỚI THA NHÂN

1. Định hướng

Khi có vị luật sĩ hỏi Chúa Giê-su, trong các điều răn, điều nào trọng nhất, Chúa đáp: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và là điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy." (Matthêu 22, 37-40). Tuyên ngôn yêu thương nầy đã được Chúa Giê-su nâng lên một tầm cao hơn khi Người phán: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Gioan 13, 34)

Sứ vụ yêu thương đó phải được thực hiện như thế nào để tha nhân cảm nhận được lòng yêu thương của mình. Lòng bác ái yêu thương chan chứa trong lòng nhưng không dám thể hiện vì nhút nhát, thiếu tự tin, không quen bày tỏ sự yêu thương bằng lời nói, cử chỉ và hành đông; hoặc do thói quen quan liêu, thói quen được người khác quan tâm kính trọng; hay đơn giản chỉ do thiếu kỹ năng giao tiếp. Đó là những điểm yếu của người Việt chúng ta, một phần do văn hóa và một phần do nền giáo dục hiện tại tạo ra. Những hạn chế đó đã tạo ra những khoảng cách không nên có giữa người thi hành sứ vụ với tha nhân.

Phong cách và thái độ của người thi hành sứ vụ góp phần rất lớn cho sự thành công của sứ vụ. Những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc luôn được hoàn thiện bởi những hành động tưởng chừng đơn giản như cách cư xử thân thiện, dễ gần và với nụ cười. Có nhiều cách thể hiện lòng yêu thương: những lời nói ngọt ngào chân thực, cử chỉ phục vụ do sự quan tâm, nụ cười thân thiên… Trong Đường Hy Vọng, Người Tôi Tớ Chúa ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận có viết: “Thánh thiện đâu phải là nhăn nhó, cực khổ, đau thương ! Thánh thiện là vui tươi liên lỉ vì được Chúa, được đất trên trời là của mình vậy” (Vui tươi, 532), và “Vui tươi và làm cho mọi người đến với con cũng cảm thấy bầu khí vui tươi, mặc dù lòng con tan nát. Ðó là thánh thiện hơn mọi sự ăn chay hãm mình.” (Vui tươi, 539).

Lòng yêu thương chân thành nên được thể hiện bằng thái độ thân thiện, vui tươi, niềm nở nhằm gây được sự tin tưởng và cởi mở nơi tha nhân. Phong cách thân thiện vui vẻ của người thi hành sứ vụ giúp họ dễ đến với tha nhân và gần gủi với họ hầu giúp họ dễ cảm nhận được lòng vị tha và nhận thức được tình yêu thương của Thiên Chúa trong sứ vụ mà ta mang đến.

2. Ưu tiên mục vụ

a) Gây ý thức cho người thi hành sứ vụ quan tâm đến phong cách và thái độ của mình khi làm việc. Đó là sự thân thiện, vui vẻ và cởi mở tự trong lòng để họ có thể đạt hiệu quả cao trong khi thi hành sứ vụ chứ không phải hoàn thành sứ vụ một cách máy móc.

b) Xây dựng một nền văn hóa thân thiện và vui tươi trong cộng đồng qua các sinh họat của Giáo hội Việt nam, các giáo phận cho đến những cộng đồng nhỏ nhất trong các giáo xứ, để rồi văn hóa đó sẽ thấm nhập vào mọi lãnh vực trong đời sống Giáo Hội. Việc này có thể nói là tương tự như việc thực hiện linh đạo vui tươi của dòng Don Bosco; tuy nhiên, những tu sĩ của dòng Don Bosco sống linh đạo này qua thời gian dài từ khi chuẩn bị vào dòng, còn trong trường hợp chung thì có thể xem là “Khóa huấn luyện cấp tốc nhằm thay đổi hành vi”.

3. Kế hoạch thực hiện

a) Thực hiện tài liệu về phong cách của người thi hành sứ vụ loan báo tin mừng với ý chính là: lòng yêu thương chân thành được thể hiện bằng kỹ năng giao tiếp.

b) Các giáo phận tổ chức các khóa huấn luyện về phong cách của người thi hành sứ vụ, chú trọng sự thể hiện tình yêu thương chân thành bằng kỹ năng giao tiếp. Có thể tổ chức chung cho các thành phần trong cộng đồng, hoặc có thể tổ chức riêng các khóa huấn luyện chuyên biệt cho từng thành phần như giáo sĩ, tu sĩ, hội đồng mục vụ, giáo lý viên, người làm công tác bác ái xã hội. Khi có đủ điều kiện sẽ phát triển đến các giáo xứ và đoàn thể để họ có thể tổ chức các khóa huấn luyện riêng cho cộng đồng.

c) Thực hiện cụ thể các buổi sinh họat để thể hiện phong cách thân thiện và vui tươi trong các tất cả cuộc họp mặt của cộng đồng.

******

Ngày 13/11/2010

Người góp ý: Giuse Lê Thanh Liêm,
Giáo dân đang sinh họat tại Ban Điều Hành Giới Doanh Nhân Công Giáo TGP TPHCM và Văn Phòng Caritas TGP TPHCM

Nguồn: Website Đại Hội Dân Chúa

Tác giả: Lê Thanh Liêm HT66.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập638
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại915,018
  • Tổng lượt truy cập57,016,655
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây