Chuyện bên lề của bên lề Hội Ngộ.

Thứ bảy - 04/06/2011 12:48

-

-
Có những chuyện có thể gọi là chuyện bên lề của bên lề, miễn sao tất cả mọi chuyện đều hướng về HN.Với lại được anh em hưởng ứng nên chi kẻ hèn này chỉ cần tranh thủ một thoáng là lai láng ngay, có chi thì cũng anh em cả, thông cảm cho, xin cám ơn.
Chuyện bên lề của bên lề Hội Ngộ.
 
 
Có những chuyện có thể gọi là chuyện bên lề của bên lề, miễn sao tất cả mọi chuyện đều hướng về HN.Với lại được anh em hưởng ứng nên chi kẻ hèn này chỉ cần tranh thủ một thoáng là lai láng ngay, có chi thì cũng anh em cả, thông cảm cho, xin cám ơn.
 
1/ Chuyện thầy Nguyễn Văn Bổn (thi sĩ Tần Hoài Dạ Vũ)
 
Niên khóa năm 72-73, 73-74 chúng tôi và các lớp khác được may mắn học Việt văn với thầy Bổn, một giáo sư người Điện Bàn, Quảng Nam. Thầy có giọng nói sang sảng, nhất là mỗi khi bình văn hoặc bình thơ thì thật lôi cuốn, quyến rũ, cứ đến gần cuối giờ nghỉ, thầy lại bật mí các phong trào sinh viên, học sinh xuống đường tranh đấu... thầy là con rể của thượng nghị sĩ Trần Điền và là một trong cây viết của tạp chí ''đối diện-đứng dậy-đồng dao''. Sau 1975, thầy làm hiệu trưởng Quốc Học hai năm, sau đó thầy xin nghỉ hẳn, chấm dứt mọi công tác, chỉ đơn thuần làm công việc nghiên cứu văn học dân tộc. Mãi 30 năm sau:
 
- Allô ...Thưa có phải thầy Bổn đó không?
 
- Tôi, Bổn đây, xin nghe!
 
- Em chào thầy, em là...học sinh cũ của thầy xuất thân từ TCV Hoan Thiện đây!
 
- Ô ! tôi mừng quá, chào em.
 
- Thầy có khỏe không?
 
- Tôi khỏe lắm, nhưng mẹ tôi vừa mất nên cũng khá mệt...
 
Sau đó, thầy đã cùng đồng hành với lớp 71 chúng tôi trong các kỳ họp hè như tại Cam Ranh, Đà Lạt và sắp tới sẽ là tham dự viên của HN. Thầy từng tâm sự với chúng tôi: ''Ngày xưa, tôi hãy còn trẻ, bầu nhiệt huyết sôi sục muốn làm gì đó cho quê hương, đất nước; vì vậy sau giải phóng, tôi được đề bạt làm hiệu trưởng trường Quốc Học, nhưng chỉ sau hai năm trời, tôi đã vỡ lẽ biết bao điều không phù hợp với bản thân tôi, tôi xin nghỉ việc ngay''. Đúng như lời anh Trương Minh nói, thầy đã theo đạo, làm một tín hữu bình thường. Thầy mong chờ ngày HN để gặp lại cha bề trên Têphanô, các cha giáo và học trò thân thương.
 
Ngoài ra, thầy còn là một nhà thơ khá nổi tiếng, thầy đã từng thuyết trình thi ca Hàn Mặc Tử tại TCV Hoan Thiện. Hẹn gặp lại thầy trong ngày HN. Xin được giới thiệu một bài thơ về Huế của Tần hoài Dạ Vũ, sáng tác vào năm 18 tuổi:
 
Hẹn về quê Huế 
 
Em có sầu thương không hở em
Xa nhau rồi mắt có buồn thêm
Tên anh có viết đầy trang vở
Có gọi thầm nhau trong những đêm?
 
Trời chắc còn sương trong tóc em
Nắng vàng hanh đẫm nét môi mềm
Hương cau còn thoảng trong vườn vắng
Áo lụa em còn phơi trước hiên?
 
Và những chiều mưa em có trông?
Khi hoàng hôn rụng kín con đường
Bàn tay lạnh những ngày xa cách
Còn biết tay nào tay nhớ thương?
 
Anh sẽ về một sáng mùa thu
Sông Hương còn trắng những sương mù
Áo em trắng nhịp cầu thương nhớ
Bóng ngả lòng anh câu hát ru
 
Anh sẽ giong thuyền trên nước xanh
Chở trăng Gia Hội vào Nội thành
Soi nghiêng mái tóc thề Tôn nữ
Thiếp giữa một vùng hương mỏng manh
 
Anh sẽ hôn lên vầng trán em
Tuổi ngây thơ ngủ đó êm đềm
Môi em anh gọi là hoa đỏ
Sẽ nở trong lòng sau mỗi đêm
 
Chờ anh về thăm nhé, Huế ơi!
Đường xa nhưng không thể sai lời
Chiều nay nắng trở trong lòng mắt
Con nước linh hồn không muốn trôi.
 
Tần Hoài Dạ Vũ (1964)
 
2/ Chuyện LM. Giacôbê Mai Phát Đạt (quản xứ Thủ Đức)
 
Vị cha sở này là người nam rặt, xuất thân từ xứ Tân Định, nhưng lại rất có duyên với Huế và được Đức cố TGM.Philipphê Nguyễn Kim Điền chọn là ứng sinh đầu tiên của Hội Thừa Sai VN. Ngài cũng là con bảo trợ của Đức cố Philipphê. Sau khi Hội Thừa Sai mai một, ngài vào ĐCV Thánh Giuse Sàigòn và chịu chức LM năm 2000. Thời bao cấp, anh em CCS Huế thường lui tới nhà ngài ở Tân Định. Dịp lễ giỗ Tôma Thiện, ngài cho phép tổ chức tại nhà thờ Thủ Đức, rộng rãi và khang trang, tiện lợi mọi bề. Mỗi dịp hội họp CCSHuế Sàigòn-Xuân Lộc, ngài đều có mặt dù bận rộn với công việc mục vụ của giáo xứ. Ngài đã nhận lời về tham dự HN bằng xe car với anh em. Chúng ta sẽ gặp một khuôn mặt tuy xa lạ nhưng sẽ rất gần gũi với mọi người vì HN đâu chỉ toàn là người quen mà còn cho muôn dân xem thấy mà... Hẹn gặp lại cha sở họ đạo Thủ Đức.
 
3/ Chuyện ông Trần Văn Hồ
 
Ông là ông già của Trần Văn Qúy lớp 71 và là nhạc gia của CCSHuế Nguyễn Văn Gioang, cháu gọi cha Đẩu là cậu ruột. Anh Gioang cũng đã mặc áo rồi mới xuất, cùng lớp với cha Chánh, cha Qúy (Trí Bưu). Chúng tôi gọi ông bằng ôn cho thân mật. Ngày xưa ôn có đại bài gạo nổi tiếng ở Huế, chuyên cung cấp gạo cho TCV từ thời cha bề trên Lê Văn Đẩu cho đến 75. Ngày đó, mỗi lần vào TCV ôn lái chiếc xe jeep cáu cạnh gây tò mò cho chúng tôi nỏ biết là ai? Sau này, ôn và gia đình vào Sàigòn sinh sống, các cha Huế, đặc biệt Đức Tổng Têphanô cũng khá thân quen với ôn và gia đình. Ôn đạo đức lắm, ngày nào cũng rong ruổi trên từng con hẻm để cho kẻ liệt rước lễ. Tuổi già con cái lại ở nước ngoài nên mỗi lần chúng tôi tới thăm, ôn rất mừng. Người già không có nhu cầu nhiều về chuyện ăn, mặc... nhưng lại rất cần có người để tâm sự, nhất là mỗi lần kể chuyện về chủng viện là ôn thao thao, bất tuyệt. Dù đã qua ngưỡng 80 và bị tiểu đường nhưng ôn vẫn khỏe, vui vẻ lạc quan. Ôn thường tham gia cùng chúng tôi trong mọi buổi hội họp... của lớp, chuyến HN này, ôn sẽ tham gia và mong chờ ngày về để gặp các cha và các chú ...
 
Cầu xin cho mọi người được mạnh khỏe để ngày về HN được đầy đủ.
 
Nguyễn Hùng Dũng HT71

Tác giả: Nguyễn Hùng Dũng HT71

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập776
  • Hôm nay106,300
  • Tháng hiện tại1,018,564
  • Tổng lượt truy cập57,120,201
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây