Án phong Chân phước cho Hồng Y Thuận đã tiến tới đâu?

Thứ sáu - 20/07/2012 20:34

-

-
Mười năm sau khi Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận qua đời, Tiến sĩ Waldery Hilgeman, cáo thỉnh viên của án phong Chân phước, cho hãng tin Zenit biết về giai đoạn giáo phận của án phong, được thúc đẩy bởi Hội đồng Tòa thánh "Công lý và Hòa bình", và mở án từ ngày 22-10-2010.
Án phong Chân phước cho Hồng Y Thuận đã tiến tới đâu?
Cáo thỉnh viên cho biết diễn tiến.


 
Mười năm sau khi Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận qua đời, Tiến sĩ Waldery Hilgeman, cáo thỉnh viên của án phong Chân phước, cho hãng tin Zenit biết về giai đoạn giáo phận của án phong, được thúc đẩy bởi Hội đồng Tòa thánh "Công lý và Hòa bình", và mở án từ ngày 22-10-2010.
 
Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, qua đời tại Rôma năm 2002, thọ 74 tuổi, đã là Phó Chủ tịch của Hội đồng Tòa thánh "Công lý và Hòa bình" từ năm 1994 đến năm 1998, và Chủ tịch Hội đồng này từ năm 1998 đến năm 2002.

Trước khi được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đưa về Roma làm việc vào năm 1991, Đức Hồng Y là Tổng Giám mục phó của Tổng Giáo phận Sài Gòn, nơi ngài đã bị chính quyền bắt giữ, và ở tù trong 13 năm, từ năm 1975 đến năm 1988, mà không bị tuyên án tù nào.
 
Tiến trình phong Chân phước đã được mở ra tại giáo phận Rôma, và diễn ra tại tòa án của hạt Rôma. Do Đức Hồng Y “đã di chuyển nhiều” trên mọi châu lục, công việc của tiến trình là "bao la" theo lời khẳng định của Hilgeman Waldery, khi cáo thỉnh viên này nhắc đến nhiểu địa điểm điều tra cho hồ sơ: Úc, Mỹ, Đức, Pháp.

Khoảng 130 nhân chứng đã được phỏng vấn, - cáo thỉnh viên nói, và tiến trình “đang trong một giai đoạn tiến triển mạnh”.
 
Nhiều phép lạ đang được nghiên cứu với sự giúp đỡ của các chuyên viên y tế.
 
Sau khi Đức Hồng Y được tuyên bố "Đấng Đáng Kính", việc công nhận một phép lạ có thể mở đường cho việc phong Chân phước.
 
Đối với Waldery Hilgeman, Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận có thể trở thành "vị thánh của hy vọng": trong các bài viết và cuốn sách của ngài, từ ngữ "hy vọng" được lặp đi lặp lại, và lời mời gọi "đừng mất hy vọng vào Thiên Chúa”.
 
Cáo thỉnh viên cho biết đã tìm thấy trong các nghiên cứu của mình một "nhân vật cực kỳ phức tạp". Cáo thỉnh viên khẳng định, toàn cuộc đời của Hồng Y là "các giọt liên tục của Tin mừng, một cơn mưa không ngừng của sự thánh thiện."
 
Cáo thỉnh viên nói thêm, ngay từ khoảnh khắc đầu tiên ở nhà tù, Hồng Y đã cảm nhận lời gọi của Thiên Chúa là “hãy cho tất cả mọi thứ, để lại tất cả mọi thứ và chỉ sống cho Thiên Chúa". Khi ngài còn là Tổng Giám mục phó, “Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã sống cho công việc của Thiên Chúa ", nhưng khi vào tù, “ngài cảm thấy rằng Thiên Chúa đòi hỏi ngài rời bỏ công việc của mình, và chỉ sống cho Chúa mà thôi", - cáo thỉnh viên giải thích.
 
Đối với Waldery Hilgeman, khía cạnh nổi bật nhất của Đức Hồng Y là "tình thương kiên định đối với tha nhân". Ngay cả trong nhà tù, - cáo thỉnh viên nhấn mạnh "ngài không bao giờ ngừng yêu thương những kẻ bách hại ngài, từ các quan chức cao cấp nhất đến người lính canh tù".
 
Qua "tình thương trọn vẹn" của ngài đối với họ, Đức Hồng y cho thấy "tình yêu Chúa Kitô là gì, kể cả tình yêu đối kẻ thù", và ngài làm việc này "khi không thể rao giảng, không thể nói trực tiếp về Chúa”, - cáo thỉnh viên nhận định. Nhiều lính canh phụ trách việc giám sát ngài đã được hoán cải bởi "mẫu gương của ngài về Chúa Kitô nhập thể”.
 
Nếu "bối cảnh chính trị tạo khó khăn cho việc tiếp xúc với các người lính bảo vệ đã hoán cải”, tuy nhiên “một cách đặc biệt", một số chứng tá sẽ được ghi trong các văn bản pháp lý của án phong, để “dựng lại cuộc đời và các nhân đức anh hùng" của Đức Hồng Y, - cáo thỉnh viên nói thêm.
 
Ngay từ đầu sứ vụ của mình, Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã được chuẩn bị sẵn sàng cho công tác ngài sẽ làm sau này trong Giáo Triều Rôma, nhất là cho Hội đồng Tòa thánh về Giáo Dân, nơi ngài làm cố vấn, - Waldery Hilgeman nhận định. Quả thế, là một Giám mục trẻ, ngài chú ý nhiều đến vai trò của giáo dân trong giáo phận của mình và trong xã hội, xem giáo dân là "các nhân chứng trực tiếp của Chúa Kitô trong chính trị, trong đời sống xã hội, trong lao động".

Bên cạnh đó, “chỉ trong vài năm, ngài đã thành công trong việc tăng gấp đôi số lượng ơn gọi", - cáo thỉnh viên nói rõ, không phải bởi việc mục vụ đặc biệt cho các linh mục, nhưng là việc chăm sóc giáo dân, “những người có thể được Chúa Kitô kêu gọi".
 
Cáo thỉnh viên nhấn mạnh, không phải ngẫu nhiên mà Đức Hồng Y là "một trong những người đầu tiên được mời vào Hội Đồng Tòa thánh về Giáo Dân, trong khi Hội đồng này đang giai đoạn thành lập”: từ đầu kia của thế giới, “Tòa Thánh đã nhìn thấy các tiềm năng của con người này", - cáo thỉnh viên nhận xét.
 
Hơn nữa, chính nhờ ngài, Hội đồng Tòa thánh “Công Lý và Hòa Bình” đã phát triển, - Waldery Hilgeman giải thích: quả vậy, một vị Chủ tịch Hội đồng, người "đã sống trong thân xác mình nỗi bất công trên thế giới chỉ vì là người Kitô giáo", đã tạo một chiều kích đặc biệt cho Hội đồng này “về sự nhạy cảm tột cùng", vốn "tích hợp tất cả học thuyết xã hội của Giáo Hội".
 
Nguyễn Trọng Đa dịch


(Où en est le procès de béatification du card. Van Thuân? - Élairage du postulateur de la cause - ZENIT.org 19-7-2012)
 
ROME, jeudi 19 juillet 2012
 
(ZENIT.org) – Dix ans après le décès du cardinal Van Thuân, M. Waldery Hilgeman, postulateur de sa cause de béatification, fait le point pour Zenit sur la phase diocésaine du procès, promue par le Conseil pontifical «Justice et paix» et ouverte depuis le 22 octobre 2010 (cf. Zenit du 24 octobre 2010). Des propos recueillis par José Antonio Varela Vidal.
 
Le cardinal vietnamien François-Xavier Nguyên Van Thuân, décédé à Rome à l'âge de 74 ans, en 2002, a été vice-président du Conseil pontifical «Justice et Paix» de 1994 à 1998, puis président de 1998 à 2002.
 
Avant d’être accueilli à Rome en 1991 par Jean-Paul II, le cardinal a été évêque auxiliaire à Ho Chi Minh Ville (Saigon), où il a été arrêté par le régime communiste et a passé 13 ans en prison, de 1975 à 1988, sans aucun procès.
 
Le procès de béatification ayant été ouvert dans le diocèse de Rome, il se déroule au tribunal du vicariat de Rome.
 
Étant donné que le cardinal a «beaucoup voyagé»  sur tous les continents, le travail est «immense», affirme Waldery Hilgeman en évoquant les nombreux déplacements de l’enquête: en Australie, aux États-Unis, en Allemagne, en France.
 
Quelque 130 témoins ont déjà été auditionnés, indique-t-il, et le procès est «dans une phase très avancée». Déjà plusieurs miracles sont à l’étude avec l’assistance d’experts médecins.
 
Une fois le cardinal déclaré «vénérable», la reconnaissance d’un miracle pourrait ouvrir la voie à une béatification.
 
Pour Waldery Hilgeman, le cardinal Van Thuân pourrait devenir le “saint de l’espérance”: dans ses écrits et ses livres, constate-t-il, le terme récurrent est «l’espérance», et l’invitation à «ne pas perdre l’espérance en Dieu».
 
Le postulateur confie trouver dans ses recherches un «personnage extrêmement complexe». Toute sa vie, affirme-t-il, a été «des gouttes d’évangile continuelles, une pluie incessante de sainteté».
Dès les premiers instants de sa prison, poursuit-il, il a senti l’appel de Dieu à «tout donner, tout laisser et vivre pour Dieu». Lorsqu’il était archevêque coadjuteur, «le cardinal Van Thuân vivait pour l’œuvre de Dieu» mais en prison, « il a senti que Dieu lui demandait de laisser son œuvre et de vivre seulement pour Lui», explique le postulateur.
 
Pour Waldery Hilgeman, l’aspect le plus frappant du cardinal est «la constance de son amour pour le prochain». Même en prison, souligne-t-il, «il n’a jamais cessé d’aimer ceux qui étaient ses persécuteurs, des fonctionnaires du plus haut niveau jusqu’aux gardiens de prison».Par son «amour total» envers ces personnes, le cardinal a montré «ce qu’est l’amour du Christ, y compris envers son ennemi» et ce même «sans pouvoir prêcher, ni parler directement du Christ», estime le postulateur. Plusieurs gardiens chargés de le surveiller se sont convertis par «son exemple du Christ incarné».  Si «le contexte politique rend très difficile le contact avec les gardiens convertis», cependant «de manière exceptionnelle», certains témoignages seront dans les documents juridiques de l'enquête, afin de «reconstruire la vie et les vertus héroïques» du cardinal, indique le postulateur.
 
Dès le début son ministère, le cardinal Van Thuân a été préparé pour le service qu’il rendrait plus tard dans la Curie romaine, notamment pour le Conseil pontifical pour les laïcs où il a été consulteur, estime Waldery Hilgeman. Dès jeune évêque en effet, il était très attentif au rôle des laïcs dans son diocèse et dans la société, les considérant comme «témoins directs du Christ dans la politique, dans la vie sociale, dans le travail».D’ailleurs, «il a réussi en peu d’années à doubler le nombre des vocations», rapporte le postulateur, non pas par une pastorale spéciale pour les prêtres, mais en prenant soin des laïcs, «qui pouvaient être appelés par le Christ». Ce n’est pas un hasard, souligne-t-il, si le cardinal a été «l’un des premiers à être appelé au Conseil pontifical pour les laïcs, alors qu’il était encore en phase de création»: même à l’autre bout du monde, «le Saint-Siège avait à l’œil les potentialités de cet homme», fait-il remarquer. Par ailleurs, grâce à lui, le Conseil pontifical Justice et paix a évolué, explique Waldery Hilgeman: en effet, un président qui a «vécu dans sa chair l’injustice du monde pour le simple fait d’être chrétien» donne une dimension particulière à un dicastère «d’extrême sensibilité », qui «intègre toute la doctrine sociale de l’Eglise».
 
Anne Kurian
(zenit - 19.7.2012)

Tác giả: Nguyễn Trọng Đa dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập754
  • Hôm nay161,238
  • Tháng hiện tại1,073,502
  • Tổng lượt truy cập57,175,139
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây