Vì sao lại gọi là "tháng Chạp" và những cột mốc cần nhớ trong tháng 12 âm lịch

Thứ ba - 10/01/2017 03:44
Có bao giờ bạn tự hỏi nguồn gốc của từ "Chạp" này là ở đâu ra? Tại sao tháng 12 âm lịch lại được gọi là tháng Chạp? Người Trung Quốc xưa gọi tháng 12 âm lịch là tháng Quý đông (tháng cuối mùa đông), nhưng còn một cái tên khác là "Lạp nguyệt".
Vì sao lại gọi là "tháng Chạp" và những cột mốc cần nhớ trong tháng 12 âm lịch
 
Ngày 29/12/2016, nếu như không nghĩ đến vấn đề sắp qua năm mới, thì rõ ràng chẳng có gì đặc biệt cả. Nhưng không! Điều đặc biệt ở đây là theo âm lịch, đây chính là ngày 1/12 năm Bính Thân, hay mồng 1 tháng Chạp.
 
Tuy nhiên có bao giờ bạn tự hỏi nguồn gốc của từ "Chạp" này là ở đâu ra? Tại sao tháng 12 âm lịch lại được gọi là tháng Chạp?
 
Nguồn gốc của "Tháng Chạp"
 
Đây thực ra là một cái tên bắt nguồn từ tiếng Hán. Việt Nam chúng ta từng có giai đoạn chịu đô hộ của người Trung Quốc tới 1.000 năm nên văn hóa cũng mang ảnh hưởng không nhỏ.

 
 
Người Trung Quốc xưa gọi tháng 12 âm lịch là tháng Quý đông (tháng cuối mùa đông), nhưng còn một cái tên khác là "Lạp nguyệt".
 
Chữ "lạp" có xuất xứ từ thịt, vì từ thời xưa người Trung Quốc đã thích ướp thịt khô vào dịp mùa đông để dành ăn quanh năm. Việc ướp thịt rộ lên vào tháng 12, và đó là lý do vì sao người Trung Quốc gọi đây là Lạp nguyệt.
 

Thời xưa người Trung Quốc đã thích ướp thịt khô vào dịp mùa đông để dành ăn quanh năm
 
Lạp cũng là lễ tế cuối năm của người Trung Quốc. Từ thời nhà Chu, tháng 12 là dịp nhà vua nghỉ ngơi săn bắn, còn đặt lệ: lễ tế tất niên gọi là "đại lạp".
 
Trong Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt do Nguyễn Tài Cẩn biên soạn, chính từ 2 chữ "Lạp nguyệt" này, người Việt đã đọc chệch từ Lạp thành Chạp. Tương tự là tháng Giêng, bắt nguồn từ hai chữ "Chinh nguyệt".
 
Tại sao tháng Chạp cũng là tháng củ mật?
 
Một cái tên khác chúng ta vẫn thường nghe về tháng 12 âm lịch, đó là từ "củ mật". Thực ra, chẳng có củ nào tên là mật cả. Nguồn gốc của cái tên này thực chất là từ Hán Việt.
 
Trong đó, "Củ" có nghĩa là đốc trách, xem xét. Người xưa thường nói "củ sát" - tức là kiểm soát theo cách nói ngày nay. Còn "mật" được dùng trong "cẩn mật", ý chỉ sự kín đáo, không để lộ.

 
 
Vậy, "củ mật" ở đây mang nghĩa "củ sát cẩn mật" - kiểm soát cẩn thận. Tháng cuối năm là thời điểm dễ xảy ra trộm cắp nhất, vì ai cũng bận túi bụi, thường xuyên mệt mỏi và trở nên mất cảnh giác, dễ trở thành mục tiêu "nhập nha" cho kẻ trộm.
 
Vậy nên vào thời xưa, quan lại các cấp cứ đến tháng Chạp là nhắc nhở người dân phải cẩn thận đề phòng, tăng cường "củ mật" để ngăn ngừa trộm cắp.
 
Những cột mốc cần nhớ trong tháng Chạp
 
Tháng cuối năm âm lịch, người Việt có 2 truyền thống, diễn ra vào 2 ngày khác nhau.
 
Đầu tiên là lễ cúng, tiễn ông Công - ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày ông Táo về Thiên đình thông báo sự việc trong gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng.

 
 
Việc thờ cúng ông Táo nhằm thể hiện sự mong muốn, Táo Quân giúp giữ bếp lửa gia đình để luôn hạnh phúc và ấm áp.
 

Mâm cỗ truyền thống cho Tết Táo quân.





 
Và tiếp theo chính là mâm cúng lễ Tất niên vào chiều 30 Tết. Với người Việt Nam, bữa cơm tất niên là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình, là bữa cơm đoàn viên, gắn kết các thế hệ.
 

Dù là người miền Bắc...
 

...hay người miền Nam thì bữa cơm tất niên luôn có ý nghĩa.
 
Theo quan niệm xưa, gia đình nào càng đông đủ các thế hệ cùng dự bữa tất niên chứng tỏ gia đình đó "phúc lộc đề đa", càng có nhiều may mắn.

Tác giả: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Wikipedia

Nguồn tin: ttvn.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập550
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại941,456
  • Tổng lượt truy cập57,043,093
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây