Tiền không thể mua hạnh phúc.

Thứ bảy - 20/08/2011 11:05

-

-
Sau khi bỏ ra 5 năm để xem xét mối liên quan giữa thu nhập với mức độ hạnh phúc tại 37 quốc gia cả giàu lẫn nghèo, Giáo sư Richard Easterlin từ trường Đại học Sounthern California, Mỹ, khẳng định về lâu dài, người ta không thấy hạnh phúc hơn khi giàu lên.
Tiền không thể mua hạnh phúc
 
"Tiền không mua được hạnh phúc" là châm ngôn mà hầu như ai cũng biết nhưng thực tế ít người tin vào nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đã khám phá ra rằng câu này nói đúng.
 
Sau khi bỏ ra 5 năm để xem xét mối liên quan giữa thu nhập với mức độ hạnh phúc tại 37 quốc gia cả giàu lẫn nghèo, Giáo sư Richard Easterlin từ trường Đại học Sounthern California, Mỹ, khẳng định về lâu dài, người ta không thấy hạnh phúc hơn khi giàu lên.
 
Khi xem xét những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi trong vòng 20 năm vừa rồi như Trung Quốc, Hàn Quốc và Chile, nhà nghiên cứu nhận thấy không có sự gia tăng đặc biệt nào về mức độ hạnh phúc.
 
Thậm chí một số nơi khác, nơi thế hệ hiện đại thịnh vượng hơn nhiều so với cha mẹ họ như tại Hàn Quốc, mức độ hạnh phúc không những không tăng mà còn giảm nhẹ.
 
Giáo sư Richard Easterlin đã có nhiều năm nghiên cứu về mối liên hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc. Ảnh: futurity.org
Những nghiên cứu của Giáo sư Easterlin vấp phải nhiều phản đối của các nhà kinh tế học khác, những người khẳng định tiền bạc và hạnh phúc liên quan chặt chẽ với nhau.
 
Tuy nhiên, Giáo sư Easterlin cho rằng các nhà khoa học đó chỉ xem xét hai khái niệm trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ trong giai đoạn khủng hoảng hay phục hồi kinh tế, người ta có thể cảm thấy vui lên hay buồn đi khi thấy túi tiền vơi hoặc đầy. Còn nếu xét về dài hạn, tiền bạc không làm nên hạnh phúc.
 
Điều này phù hợp với một kết quả nghiên cứu trước đây của Giáo sư. Năm 1974, ông từng công bố nghiên cứu "Tăng trưởng kinh tế có nâng cao hạnh phúc con người". Trong nghiên cứu này ông trình bày về một nghịch lý, được đặt tên là Nghịch lý Easterlin. Ông giải thích: "Nghịch lý ở chỗ, khi xem xét trong một thời điểm, tiền bạc và sự hạnh phúc có sự liên hệ với nhau. Tuy nhiên, qua khoảng thời gian dài, hạnh phúc không tăng lên khi thu nhập được cải thiện".
 
Những nghiên cứu mới của Giáo sư Easterlin được đưa ra khi các Chính phủ đang ngày càng quan tâm đến khái niệm "hạnh phúc quốc gia" thay vì "tổng sản phẩm quốc dân" như trước. Tháng vừa rồi, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố ông muốn một cuộc "tranh luận quốc gia" về mức độ hạnh phúc của người dân, và muốn Văn phòng Thống kê Anh bắt đầu mở cuộc điều tra về vấn đề này, Forbes cho biết.
 

Tác giả: Thanh Bình

Nguồn tin: VnExpress.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập186
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm184
  • Hôm nay58,187
  • Tháng hiện tại755,614
  • Tổng lượt truy cập58,041,483
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây