Học 10 năm, chỉ nói được "Yes", "No"

Thứ năm - 30/07/2015 06:56

-

-
Tiếng Anh là môn có kết quả thi thấp nhất trong số tám môn thi của kỳ thi THPT quốc gia 2015, với phổ điểm tập trung ở mức 2-3,5 điểm. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận kết quả này phản ánh một phần những bất cập...
Học 10 năm, chỉ nói được "Yes", "No"
 
Nặng ngữ pháp, thiếu thực hành, không tạo được hứng khởi tìm hiểu ngôn ngữ mới… cho học sinh là nhận định của nhiều người về chương trình tiếng Anh hiện nay ở trường phổ thông.
 

Bạn có thể nói tiếng Anh với bạn bè, thầy cô hoặc tìm những người bạn trên mạng để giao tiếp
 
Tiếng Anh là môn có kết quả thi thấp nhất trong số tám môn thi của kỳ thi THPT quốc gia 2015, với phổ điểm tập trung ở mức 2-3,5 điểm.
 
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận kết quả này phản ánh một phần những bất cập trong chất lượng dạy học tiếng Anh ở bậc phổ thông nói chung. So với các môn khác, môn tiếng Anh có chất lượng dạy học rất khác nhau giữa các địa phương.
 
Nặng ngữ pháp, thiếu thực hành
 
Rất nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự băn khoăn về cách dạy tiếng Anh hiện nay trong trường phổ thông. Nhiều thế hệ học sinh cho biết sau nhiều năm học tiếng Anh ở trường phổ thông, các em có thể viết được tuy nhiên gần như không thể nói được một câu tiếng Anh cho tròn trĩnh.
 
Bạn đọc Thanh Thúy (Bình Định) nói: "Thế hệ 7X chúng tôi tốt nghiệp phổ thông, không ai nói được tiếng Anh cho ra hồn. Người nước ngoài hỏi, đôi khi hiểu nhưng trả lời không được vì... cứng miệng. Đúng là học sinh tỉnh lẻ chúng tôi, điều kiện học thêm tiếng Anh có hạn chế. Tuy nhiên, chương trình học ở trường phổ thông là chương trình chung của cả nước. Học suốt bao năm chỉ nhìn và viết chữ?
 
Tưởng rằng sau bao năm cách giảng dạy tiếng Anh sẽ thay đổi nhưng con tôi đến nay đã học xong lớp 11 vẫn chưa giao tiếp được bằng tiếng Anh".
 
Tại sao các em học sinh viết tiếng Anh thì hiểu được, lại nói không được?
 
Bạn đọc Phan Văn Chính nhận định cách dạy ngoại ngữ của Việt Nam lâu nay hàn lâm và quá chú trọng ngữ pháp làm thui chột khả năng phát triển khẩu ngữ của học sinh.
 
“Học ngoại ngữ cũng vậy, là học nói giống như trẻ con học tiếng mẹ đẻ. Hãy cho trẻ mạnh dạn nói thật nhiều và phát âm đúng. Hãy vứt bỏ suy nghĩ cũ kỹ phải nói đúng ngữ pháp đang áp dụng hiện nay”, bạn đọc viết.
 
Em Nguyễn Lộc, học sinh lớp 11 Trường THPT Trần Cao Vân (Khánh Hòa), cho biết mỗi giờ học tiếng Anh đều khá nặng nề vì chủ yếu là học ngữ pháp, từ mới, thiếu những giờ thực hành, giao tiếp bằng tiếng Anh để học sinh nắm bắt và vận dụng điều mình học vào cuộc sống.
 
“Bản thân em giờ ra đường có gặp người nước ngoài cũng không giao tiếp với họ được, dù chỉ là mấy câu đơn giản, xã giao”, Lộc kể.
 

Kỳ thi THPT năm 2015
 
Chia sẻ suy nghĩ này, một bạn đọc khác nhận định rằng thời lượng dành cho môn tiếng Anh vài tiết một tuần thì làm sao cô giáo có thể tự tin tập cho các em kỹ năng nghe, nói, trong khi phải dạy cho hết giáo trình theo quy định cứng nhắc.
 
Chị Mai Vũ (Q.Bình Tân, TP.HCM), cựu sinh viên ngành ngoại ngữ tiếng Anh, cho biết chị làm gia sư cho một học sinh lớp 11 và nhận thấy chương trình học rất chú trọng ngữ pháp, các kỹ năng nghe - nói bị xem nhẹ. “Có những cấu trúc câu hay điểm ngữ pháp không mang tính ứng dụng cao, mình rất hiếm khi dùng trong giao tiếp nhưng học sinh vẫn bắt buộc phải thuộc làu”, chị Mai Vũ kể.
 
Lỗ hổng cơ bản của phương pháp dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay là sách giáo khoa chỉ tập trung vào ngữ pháp và viết, thầy cô cũng lười nói chuyện bằng tiếng Anh với học sinh. Chương trình thì tập trung chủ yếu ngữ pháp và viết. Thế nên mới có chuyện các em thi tiếng Anh điểm cao chót vót nhưng ra đường không giao tiếp được.
 
Chương trình học nặng nhưng thiếu tính thực tế
 
Trao đổi về vấn đề này, cô Đào Thị Hồng Thanh, giảng viên tiếng Anh Trường ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết cô đã gặp khá nhiều bạn rất giỏi ngữ pháp nhưng lại không nói được.
 
“Mình bảo là em nói cho cô nghe một câu đơn giản thôi nhưng có em vẫn không nói được, dù nếu yêu cầu viết thì chắc chắn các em viết được, thậm chí viết được cả câu khó hơn”, cô Thanh kể.
 
“Nếu muốn học trò nghe nói tốt thì phải thay đổi cách dạy và cách đánh giá. Bài thi toàn ngữ pháp mà ép học sinh giỏi nghe nói thì sao được, học sinh cần điểm để ra trường”, cô Vương Hoan, một giáo viên dạy tiếng Anh ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), trao đổi.
 
Theo cô Hồng Thanh, mặc dù sách giáo khoa cũng khuyến khích các em giao tiếp nhưng thời lượng học trên lớp quá ngắn, giáo viên vừa phải dạy các điểm ngữ pháp mới, hướng dẫn những dạng bài tập mà các em sẽ phải thi, vừa giúp các em trong vấn đề nghe - nói thì “cũng rất khó cho giáo viên”, cô Thanh bày tỏ.
 
“Sau khi ra trường, học trò ứng dụng được khoảng 50% ngữ pháp đã học là tốt lắm rồi. Trong khi đó chương trình học lại quá nặng cho các em và cho cả giáo viên”, cô Hoan chia sẻ.
 

Sĩ số đông, giờ học ngắn cũng là trở lại trong việc giảng dạy của giáo viên
 
Tại sao các em luôn hứng thú khi được học bên ngoài?
 
Nhiều học sinh kể: "Chúng em đi học tiếng Anh bên ngoài thấy thật sinh động, có sự giao tiếp chéo, nói tiếng Anh với nhau vòng quanh giữa các bạn trong lớp học. Chương trình học tiếng Anh bên ngoài cũng dễ nhớ, thú vị".
 
Anh Nguyễn Vũ Anh Phong, giảng viên một trung tâm ngoại ngữ, cho rằng việc học ngoại ngữ phải có sự kết hợp giữa người dạy và người học. Người dạy thay đổi cách dạy và người học chủ động với kiến thức mình muốn tiếp nhận.
 
“Trong lớp cố gắng nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt, tốt nhất là chỉ sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau. Không nên đưa cho học sinh một loạt từ mới rồi bắt các em chép và học thuộc lòng, thay vào đó nên sử dụng phương pháp là đưa ra một từ chủ đề và suy luận sang các từ có liên quan”, anh Phong chia sẻ.
 
Cô Đào Thị Hồng Thanh cũng đồng tình với quan điểm cả người dạy và người học đều phải hợp tác để việc học đạt được hiệu quả. “Có thể yêu cầu các em chuẩn bị sẵn về một chủ đề nào đó để lên lớp thảo luận với cô. Có thể ban đầu các em sẽ nói sai, nói không hay nhưng dần dần sẽ có phản xạ nói và diễn đạt ý bằng tiếng Anh”, cô Thanh nói về kinh nghiệm của mình.
 
Theo cô Thanh, việc học bằng những video clip, hình ảnh sinh động sẽ giúp các em hứng thú hơn với việc tìm hiểu từ mới và vận dụng từ mới. “Tôi phát cho các em một bức tranh và khuyến khích các em tìm những đồ vật trong đó rồi nói lên bằng tiếng Anh. Đây cũng là cách để các em cảm thấy việc học thú vị hơn” - cô Thanh chia sẻ.
 
“Cố gắng dùng kênh đối thoại để học, đừng chỉ giao tiếp qua các kênh như bài tập hay ghi chép. Giáo viên trò chuyện với học sinh, học sinh thảo luận với nhau hoặc có thể đóng vai một nhân vật nào đó, trong một ngữ cảnh cụ thể để hình thành dần khả năng nghe nói một cách tự nhiên”, anh Phong bày tỏ kinh nghiệm của mình.
 
Ca sĩ Thanh Duy, từng là giảng viên tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ lớn, chia sẻ: "Các bạn có thể nói tiếng Anh với bạn bè, thầy cô hoặc tìm những người bạn trên mạng để giao tiếp. Bên cạnh đó, hãy học bằng cách giải trí như nghe nhạc, xem phim, xem các chương trình bằng tiếng Anh".

Tác giả: Võ Hương – Trà My

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập562
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm561
  • Hôm nay33,454
  • Tháng hiện tại854,113
  • Tổng lượt truy cập56,955,750
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây