Đại cử tri có phải là những tên trùm tư bản toàn quyền sinh sát?

Thứ bảy - 05/11/2016 06:59

-

-
Đại cử tri đoàn (Electoral College) là cơ chế bầu cử Tổng Thống gián tiếp đặc trưng và duy nhất trên thế giới. Vừa là niềm tự hào, nhưng cũng vừa là tâm điểm tranh cãi và chỉ trích trong nền chính trị Hoa Kỳ.
Đại cử tri có phải là những tên trùm tư bản toàn quyền sinh sát?
 
Nếu bạn đã từng tham gia những buổi học chính trị của các chính trị viên quân đội tại Việt Nam; có thể bạn đã từng được nghe lời chê bai nền dân chủ Hoa Kỳ là nền dân chủ phân biệt đối xử, giả hiệu. Cụ thể, họ thường hay nhắc đến chế độ “Đại cử tri” và khẳng định rằng các Đại cử tri là những người có quyền bỏ phiếu vượt trội so với những  “cử tri phổ thông”, rằng 1 phiếu Đại cử tri bằng hàng trăm ngàn phiếu cử tri phổ thông (?!). Không dừng lại ở đó, nhiều vị còn đưa ra dẫn chứng về kỳ bầu cử của Gore và Bush, Jr.; khi mà Bush chiến thắng với số phiếu Đại cử tri, nhưng lại thua sụt so với Gore nếu xét theo số phiếu phổ thông.
 
Vậy thật sự chế định đại cử tri là gì? Liệu nền dân chủ Hoa Kỳ có phải là một nền dân chủ “lừa dối”, “giả hiệu”?
 
Hệ thống Đại cử tri đoàn là gì?
 
Đại cử tri đoàn (Electoral College) là cơ chế bầu cử Tổng Thống gián tiếp đặc trưng và duy nhất trên thế giới. Vừa là niềm tự hào, nhưng cũng vừa là tâm điểm tranh cãi và chỉ trích trong nền chính trị Hoa Kỳ.
 
Đại cử tri không phải là các cử tri đi bầu trong quá trình bầu cử thông thường. Đại cử tri đoàn được hình thành từ 538 đại cử tri tham gia bỏ phiếu để bầu cử Tổng thống và Phó tổng thống Hoa Kỳ.
 
Số lượng Đại cử tri hình thành từ đâu?
 
Việc hình thành số lượng Đại cử tri có một lịch sử tương đối phức tạp vì đấu tranh quyền lợi của các tiểu bang. Ngày nay, số lượng này được tính dựa trên số thượng nghị sĩ, số lượng hạ nghị sĩ của các tiểu bang, với tổng cộng 538 phiếu Đại cử tri. Trong đó, có 535 phiếu bằng với tổng số 100 thượng nghị sĩ và 435 hạ nghị sĩ. 3 phiếu Đại cử tri còn lại dành cho 3 đại diện của Thủ đô Washington, D.C..
 
Quy trình chọn lựa Đại cử tri khác nhau ở các tiểu bang. Thông thường, các đảng chính trị đề cử đại cử tri tại hội nghị tiểu bang của mình. Đôi khi quá trình này xảy ra bằng một cuộc bỏ phiếu của ủy ban trung ương đảng. Các đại cử tri thường là các công chức được bầu ở bang, những nhà lãnh đạo đảng, hoặc những người có mối liên kết mạnh mẽ với các ứng viên Tổng thống.
 
Cũng cần lưu ý rằng, Đại cử tri sẽ không thể là thành viên của hai Viện hoặc một thành viên cấp cao của Chính phủ Hoa Kỳ.
 
Cơ chế bầu cử đại cử tri đoàn hoạt động như thế nào?
 
Các Đại cử tri sẽ đại diện cho ứng cử viên mà mình ủng hộ (mà thường là cùng Đảng phái với họ). Trong cuộc bầu cử phổ thông, cử tri thực tế không bầu trực tiếp cho ứng cử viên Tổng Thống, mà bầu cho những Đại cử tri ủng hộ ứng cử viên đó. Sau đó, các Đại cử tri sẽ bỏ phiếu thay mặt cử tri phổ thông. Tại một số bang, tên của các Đại cử tri sẽ được ghi ngay trên phiếu bầu, dưới tên ứng cử viên Tổng Thống mà họ ủng hộ. Tại một số bang khác, danh sách này sẽ được dán ở một địa điểm nhất định hay ngay trong nơi bỏ phiếu.
 

Các nhân viên liên bang đang đếm số phiếu Đại cử tri. Ảnh: WashingtonPost
 
Cách quyết định phiếu bầu là yếu tố quan trọng để nhận thấy thực quyền của các Đại cử tri. Tại 48/50 tiểu bang, cơ chế bầu được xác định theo hệ thống “được ăn cả, ngã về không” (winner – takes – all system, hay cũng được gọi là plurality system). Nghĩa là, tại mỗi bang, nếu ứng cử viên tổng thống nào nhận được đa số số phiếu phổ thông, toàn bộ phiếu Đại cử tri của tiểu bang sẽ thuộc về nhóm đại cử tri của ứng viên đó.
 
Cụ thể, nếu ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa giành đa số phiếu phổ thông tại Texas, bất kể tỷ lệ chiến thắng có sít sao đến mức nào (như theo tỷ lệ 51 – 49), toàn bộ 38 phiếu Đại cử tri của Texas sẽ thuộc về 38 Đại cử tri của Đảng Cộng Hòa. Tiếp đến, 38 Đại cử tri của Đảng Cộng Hòa sẽ đại diện Texas tại kỳ bầu cử của các Đại cử tri chính thức vào tháng 12 cùng năm để quyết định vị trí Tổng Thống. Điều này gần như chắc chắn rằng ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa sẽ nhận được 38 phiếu Đại cử tri của Texas.
 
Riêng tại bang Nebraska và Maine, người chiến thắng số đầu phiếu phổ thông sẽ được 2 phiếu Đại cử tri (đại diện cho số lượng 2 Thượng nghị sĩ). Số phiếu đại cử tri còn lại chia theo tỷ lệ phiếu bầu phổ thông thực tế.
 
Về mặt lý thuyết, phương pháp trên đồng nghĩa với việc khi được công nhận thắng cuộc tại một bang, một ứng cử viên tổng thống sẽ gần như chắc chắn có toàn bộ phiếu Đại cử tri của tiểu bang đó; và đồng nghĩa rằng, người đó, trên căn bản, là người chiến thắng trong kết quả đầu phiếu phổ thông của tiểu bang.
 
Bush – Gore: Ứng viên có thể không giành chiến thắng về phiếu phổ thông mà giành chiến thắng về số phiếu đại Cử tri hay không?
 
Điều đó là có thể nhưng cũng rất hiếm khi xảy ra.
 
Một ứng viên có thể không giành được đa số phiếu phổ thông trên cả nước nhưng lại giành chiến thắng về số phiếu đại Cử tri. Điều này xảy ra với George W. Bush vào năm 2000. Ông đã thua số phiếu phổ thông so với Al Gore là 0,51%. Nhưng ông đã giành chiến thắng về số phiếu đại Cử tri là 271, so với Al Gore chỉ được 266 phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, điều này không xảy ra bởi vì Đại cử tri là những “kẻ đại tư bản cường hào ác bá” có quyền lực cao hơn công dân bình như thường được mô tả bởi nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
 

Sự kiện chênh lệch phiếu bầu phổ thông và phiếu bầu đại cử tri giữa Bush và Gore vừa là tiêu điểm của chỉ trích tại Hoa Kỳ, vừa là chủ đề của sự thêu dệt và tuyên truyền tại nhiều quốc gia – trong đó có Việt Nam. Ảnh: Wikipedia
Để hiểu rõ hơn, đặt giả định là các Đại cử tri sẽ luôn luôn bỏ phiếu cho ứng cử viên mà họ đại diện. Ví dụ ứng cử viên A chiến thắng áp đảo tại tiểu bang X (80% >< 20%); nhưng số phiếu Đại cử tri của bang này chỉ là 5. Trong khi đó, ứng cử viên B chiến thắng sít sao tại tiểu bang Y (51% >< 49%); nhưng số phiếu Đại cử tri B có được lại đến 15. Như vậy, nếu xét theo đầu phiếu phổ thông toàn quốc, A sẽ giành chiến thắng. Song nếu xét theo đầu phiếu đại cử tri, thì B mới là Tổng thống hợp pháp sau cuộc bầu cử.

Tại sao lại cần bầu cử theo chế định Đại cử tri đoàn?
 
Quy trình “bầu cử gián tiếp” này đã trở thành chủ đề của cả chỉ trích lẫn những nỗ lực cải cách. Tại nhiều quốc gia khác, Đại cử tri lại trở thành tiêu đề của những thêu dệt và tuyên truyền.
 
Tuy nhiên, chế định này cũng có rất nhiều ưu điểm giúp nó đứng vững hơn 200 năm qua và được xem là một phần quan trọng của nền dân chủ liên bang Hoa Kỳ.
 
Thứ nhất có thể nhắc đến, là sự chắc chắn và ổn định của kết quả. Cơ chế đại cử tri đoàn với hệ thống “được ăn cả ngã về không” đảm bảo rằng sự bất định thường gặp trong chính trường Châu Âu sẽ không xảy ra, khi mà số phiếu bầu cho một đảng phái không đủ để kiểm soát chính phủ. Hoặc ngược lại, tỷ lệ bầu quá ngang bằng và có thể tạo ra những tranh chấp chính trị không đáng có.
 
Ví dụ, nhờ vào hệ thống này, ông Obama đã nhận được 61,7% số phiếu đại cử tri – một chiến thắng rõ ràng. Nhưng thực tế, nếu so đầu phiếu phổ thông, ông chỉ chiếm được 51,3% tổng số phiếu bầu cho ông và Romney.
 
Thêm vào đó, bầu cử thông qua Đại cử tri bảo đảm cho ra kết quả là một Tổng thống của mọi người.
 
Cụ thể hơn, hệ thống Đại cử tri đoàn đòi hỏi một ứng viên tổng thống có sự vận động liên vùng. Không có khu vực nào (Nam, Đông Bắc, v.v.) có đủ số phiếu đại cử tri để bầu lên một tổng thống. Vì vậy, ứng viên được dự đoán chắc chắn thắng tại một số bang, như Romney là ở miền Nam, sẽ không có động lực để vận động tranh cử mạnh mẽ tại các bang này. Điều này bởi vì ứng viên đó cũng sẽ không nhận được thêm số phiếu đại cử tri bằng cách tăng số phiếu bầu phổ thông cho họ, ở những bang mà họ biết họ sẽ giành chiến thắng.
 
Đây là kết quả mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ mong đợi, vì một ứng viên với sự vận động chỉ trong một khu vực địa lý, hoặc các bang đông dân, thì không nên có khả năng trúng cử tổng thống. Những cư dân của các khu vực khác có thể sẽ cảm thấy bị tước quyền bầu cử – cảm thấy rằng lá phiếu của họ không được tính, rằng tổng thống mới sẽ không quan tâm đến lợi ích của họ, rằng ông ta thực sự không phải là tổng thống của họ./.
 
Nguồn tham khảo:
 
What Is The Electoral College? How It Works And Why It Matters; HuffingtonPost
 
In Defense of the Electoral College; Richard A. Posner; Slate
 

Tác giả: Hồng Tâm (TH)

Nguồn tin: luatkhoa.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập625
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm624
  • Hôm nay129,785
  • Tháng hiện tại988,654
  • Tổng lượt truy cập58,274,523
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây