Alyce Hồng giữa hoa và bánh mì...

Thứ sáu - 12/08/2011 06:08

-

-
Alyce Hong Van, giám đốc chương trình CET tại Việt Nam, là con gái của anh Văn Công Quang HT72 thuộc Gia đình CCS Huế. Alyce Hong đã có những chia sẻ với Báo Sài Gòn Tiếp Thị về công việc yêu thích và những cảm nghiệm của mình…
Alyce Hồng giữa hoa và bánh mì...
 
Lời BBT: Alyce Hong Van, giám đốc chương trình CET tại Việt Nam, là con gái của anh Văn Công Quang HT72 thuộc Gia đình CCS Huế. Alyce Hong Van đã có những chia sẻ với Báo Sài Gòn Tiếp Thị về công việc yêu thích và những cảm nghiệm của mình…
 
Alyce Hồng gây nhiều sự chú ý khi cô thuyết trình về cách chuẩn bị hồ sơ xin học bổng tại một hội thảo Du học Hoa Kỳ hồi tháng sáu. Hồng trắng trẻo, thân thiện, năng động, giọng Mỹ đặc sệt. Hồng hiện là giám đốc chương trình CET ở Việt Nam, chuyên đưa các bạn sinh viên Mỹ đến trải nghiệm văn hoá và học tiếng Việt tại TP.HCM, Hà Nội và đặc biệt tại những vùng quê xa vào mùa hè.
 
Hoàn cảnh “gai góc” tạo con người
 
Một phần trong công việc ở chương trình CET làm Hồng rất thích thú là dẫn dắt đoàn sinh viên Mỹ đến những vùng quê hẻo lánh ở Việt Nam: không có điện, không internet, không tivi. Họ sống ở đây, dạy tiếng Anh cho các bạn trẻ, góp phần xây những ngôi nhà tình thương cho người già neo đơn... Cô nghĩ, đây là một cách rất tốt để các bạn sinh viên Mỹ có “open mind” – cái đầu cởi mở hơn. Các bạn ấy sẽ làm việc, hoà nhập, và đặc biệt là “phục vụ”. Một cơ hội để “chuyển hoá” nhận thức và từ đó chuyển hoá con người. Tại sao ư? Hồng chia sẻ, vì các bạn được sinh ra tại nước Mỹ giàu có, nên trong suy nghĩ tự thân của họ, cảm giác mình ở một “vị trí cao” đôi lúc không tránh khỏi. Nhưng, khi họ được đặt vào một hoàn cảnh sống khác hẳn, thiếu thốn vất vả hơn nhiều, họ sẽ ra sao? Vì, “không ai chọn được nơi mình sinh ra”. Hồng rất tâm đắc điều này vì cô thích nhất nước Mỹ ở tính “equal opportunities” tức “tạo cơ hội bình đẳng” cho mọi người. Khi tất cả có “cơ hội bình đẳng” thì những ai thực sự nỗ lực vươn lên sẽ luôn được tưởng thưởng xứng đáng!
 
Nhiều sinh viên Mỹ đến từ hàng chục đoàn sinh viên mỗi năm CET tiếp đón đã nhận ra những điều hoàn toàn mới mẻ. Họ thấy mình quá may mắn khi sinh ra trong gia đình khá giả, ở một đất nước hiện đại. Họ trở nên khiêm tốn hơn, có tính “phục vụ” nhiều hơn. Ngược lại, nhiều bạn trẻ Việt Nam qua gặp gỡ với đoàn có cơ hội học tiếng Anh với người bản xứ miễn phí, học nhiều “kỹ năng mềm” qua giao tiếp, thấy được những nhu cầu khác nhau của những con người có xuất xứ khác nhau. Họ giỏi giang hơn, năng động và trưởng thành hơn! Với Hồng, chương trình CET mang đến “cửa sổ mở ra một thế giới mới”! Nó đòi hỏi người ta phải có cái đầu cởi mở, muốn hoà nhập và mong ước được “phục vụ” người khác nhiều hơn.
 
Học tiếng Hoa để giúp người Việt
 
Cách đây khoảng năm năm Hồng đang còn ở Đài Loan làm khoá luận chương trình cao học quan hệ quốc tế – đại học Johns Hopkins. Cô đến nhiều “shelter” – mái ấm cho lao động Vịêt nhập cư và cô dâu Việt ở Đài Loan, làm người phiên dịch tại toà, mở các lớp dạy tiếng Hoa, dạy khiêu vũ… cho nhiều người Việt và cô dâu Việt nhập cư.
 
Trước đó, khi 18 tuổi, cô đã rất xúc động khi biết hoàn cảnh thương tâm của nhiều cô dâu Việt ở Đài Loan trong một buổi nói chuyện về người Việt ở nước ngoài. Cô đề xuất được gặp họ, giúp đỡ họ với diễn giả Nguyễn Văn Hùng, một linh mục người Úc gốc Việt từng thành lập nhiều mái ấm cho các lao động Việt Nam nhập cư vào Đài Loan và cô dâu Việt ở đó. Anh rất cảm kích nhưng cho cô hay, phải giỏi tiếng Hoa thì mới làm được điều đó! Cô hứa với anh là sẽ học nó. Thế rồi, không để ước mơ trôi vào quên lãng, Hồng bắt tay vào học tiếng Hoa khi đang học ngành nhân học tại trường đại học Yale danh tiếng. Tốt nghiệp, Hồng tiếp tục học lên cao học ngành Quan hệ Quốc tế tại đại học Johns Hopkins, chi nhánh Nam Kinh. Cô tin rằng vốn tiếng Hoa bốn năm của mình sẽ được “nhân lên” nhiều bậc nếu học ở đây. Quả vậy, tiếng Hoa của cô đã tiến bộ vượt bậc và cô đã tạo ra được cơ hội thực hiện ước mơ thuở nào của mình! Cô đang tìm cách tạo ra “cơ hội công bằng” cho cô dâu Việt, người Việt nhập cư vào Đài Loan, bằng cách giúp họ nói được tiếng bản xứ, hiểu biết về văn hoá và giao tiếp với người bản xứ tốt hơn.


Alyce Hồng Văn trên trang bìa Báo Sài Gòn Tiếp Thị, số tháng 7-2011.
 
Chọn bánh mì hay hoa hồng?
 
Hồng thích đọc sách, từ văn học, thơ tình đến khoa học, triết học. Cô thích truyện Hoàng tử bé, thích bài hát Lòng mẹ. Cô biết chơi nhiều loại đàn: nhị hồ réo rắt, cello to đùng đoàng, guitar, đàn tranh, keyboard... Cô cũng sử dụng được nhiều thứ tiếng: Anh, Việt, Pháp, Hoa, Hàn Quốc, Tây Ban Nha... Hồng dễ thích nghi, không câu nệ món ăn “tây” hay “ta”, thậm chí “cơm bụi” vẫn ổn. Cô không chú trọng bề ngoài nhiều nên ăn mặc giản đơn. Cả trong tình yêu, cô cũng không đòi hỏi nhiều. Người yêu Hồng đang ở Hoa Kỳ nên họ không thường xuyên bên nhau, nhưng sự hiểu biết, thông cảm và ủng hộ lẫn nhau đã giúp tình cảm bền chặt suốt bảy năm trời.
 
Hồng có nhiều cơ hội lựa chọn công việc với thu nhập cao, từ profile (hồ sơ) tốt nghiệp những trường đại học hàng đầu nước Mỹ. Nhưng, đó không phải là cái đích cô nhắm tới, dù gia đình cô ở California không mấy khá giả. Tôi tò mò, vậy Hồng có phải lo lắng cho gia đình không? Hay ở đó mọi người sống độc lập với nhau? Hồng tâm sự, “Ở Việt Nam, chương trình CET đã lo cho tôi chỗ ăn, ở, đi lại… mà tôi không có nhiều nhu cầu gì khác, nên ít khi phải dùng đến lương. Tôi để mở tài khoản lương để cha mẹ có quyền “truy cập” vào, lấy tiền lo cho các em. Tôi là con thứ hai trong gia đình có bảy anh chị em nên cũng tự thấy trách nhiệm mà”.
 
Hoá ra, cô vừa chọn “hoa hồng” đi theo những ước mơ bay bổng mang “cơ hội công bằng” đến các bạn trẻ ở quê hương, vừa không quên nhiệm vụ cung cấp “bánh mì” cho gia đình mình đỡ vất vả. Ở Việt Nam, Hồng không có thời gian để buồn, cô cảm thấy mình quá may mắn. Cô hạnh phúc với công việc hiện nay vì nó giúp cô thực hiện được một phần mơ ước của mình!
 
Chúc cuộc sống của Alyce luôn trọn vẹn bánh mì và hoa hồng!
 
Theo Song Hà, Sài Gòn Tiếp Thị.

Hong Alyce Van, Vietnam Program Director

Vietnam Resident Director Hong Alyce VanAlyce is a 2007 graduate of Yale University, where she majored in Anthropology and served as the Undergraduate Moderator of the Vietnamese Studies Group. In 2009, she completed an MA at the Hopkins-Nanjing Center in Nanjing, China where she conducted research about Vietnamese migrant workers and brides in Taiwan. She is fluent in Vietnamese and Mandarin (and proficient in Cantonese, French and Korean!), and brings to her position a wealth of travel and academic experiences.

BBT. Nguồn: http://cetacademicprograms.com/

Tác giả: Song Hà

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Cả
    Xin chia vui với anh chị Văn công Quang HT72. Cầu chúc cháu Alyce Hồng luôn thành đạt trong mọi lãnh vực.
      Nguyễn Cả   12/08/2011 08:21
Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập748
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm747
  • Hôm nay139,443
  • Tháng hiện tại1,436,913
  • Tổng lượt truy cập58,722,782
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây